Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 94: Trở về Quy Nhơn




Huy lấy công làm thủ, vung trảo tấn công. Dũng nghiêng người né tránh, đánh trả một chưởng. Trong giây lát hai người trảo qua đá lại, giao đấu cực kỳ hăng hái. Hai người cùng chăm chú, không dám sơ sảy chút nào.

Đứng xem bên ngoài có không ít tướng lĩnh thấy Huy dần dà dùng phương pháp nhu khắc cương, không còn mãnh công như trước, quyền cước tung ra cực nhanh, còn Dũng mở lớn đóng lớn, chiêu số lấy cương làm chính, song cũng không chậm hơn chút nào. Hai người kiến chiêu chiết chiêu, khi thủ khi công, đấu nhau rất ác liệt.

Bỗng thấy Huy thay đổi chiêu số, song quyền bay lượn lững lờ mềm mại, không một chút khí lực, đó chính là Miên quyền. Dũng quát một tiếng, đánh ra một quyền, hai người một bên cực nhu, một bên cực cương, cùng thi triển tuyệt kỹ.

Dũng thầm kinh ngạc [tên nhóc này cũng biết miên quyền, sư phụ có truyền lại bộ quyền pháp này cho Nguyễn Lữ, rất ảo diệu, trước nay ta chỉ nghe qua chứ chưa từng thử tiếp chiêu, quyền pháp này quả nhiên tinh diệu]

Quang Huy tả chưởng đánh ra, hữu chưởng đánh sau mà tới trước, tiếp đó tả chưởng lại từ sau đánh đến trước. Dũng thấy cả nửa người bên trên của mình bị chưởng thế của Huy bao trùm, liền hú lên một tiếng lớn, song quyền đánh ra. Song chưởng song quyền của hai bên trực tiếp lấy cứng đối cứng, dùng nội lực để phân thắng bại.
Quyền chưởng vừa chạm thì Huy bị chấn cho bay ngược về sau, ngã huỵch xuống đất, miệng rỉ ra một chút máu tươi

"Đa tạ tướng quân đã thủ hạ"

Trong lòng Huy thì cả kinh [người này nội lực quả nhiên ghê gớm, lúc chưởng ta vừa chạm liền cảm nhận được một cổ lực đạo như bài sơn đảo hải truyền đến, may mà huynh ấy kịp thời rút lại ngay, làm giảm đi kình lực, nếu không ta đã phải bị thương đến lục phủ ngũ tạng. Trước nay ta vẫn tự phụ là không có địch thủ, nay mới biết núi này cao còn có núi khác cao hơn, tầm nhìn ta đúng là như ếch ngồi đáy giếng]

Binh lính reo hò vang dậy: "Đô đốc uy vũ, đánh hay lắm"

Dũng chắp tay:"Đa tạ các huynh đệ đã cổ vũ"

Huệ cười lớn nói :"Hahaha quả nhiên không ngoài dự liệu của ta, đợi thêm vài năm nữa tên nhóc này trưởng thành, chắc chắc là một đại cao thủ chân chính. Người đâu, mang hình nộm bằng rơm tới đây"

Dũng không hiểu ý, liền hỏi: "Tướng quân muốn làm gì"

Huệ chỉ tay về phía Huy nói: "Nãy giờ chỉ dùng quyền pháp so chiêu, vẫn chưa xem qua tài dùng binh khí của ngươi, ta lấy hình nộm thay thế người để ngươi trình diễn tài dùng binh khí"

Huy chắp tay cúi người: "Thảo dân tuân mệnh"

Nói rồi Huy lấy ra một đôi song câu, bắt đầu biểu diễn đánh vào hình nộm bằng rơm. Song câu là vũ khí đôi gồm các phần câu, phần hộ thủ, phần lưỡi được đúc liền nhau. Phần câu cong như rựa quéo, để móc, hãm vũ khí hoặc một số vùng trên cơ thể địch. Phần thân giống như lưỡi kiếm. Chuôi cầm được bộc da, có một lưỡi liềm để bảo vệ tay, gọi là phần hộ thủ.

Mọi người quan sát thấy Huy dùng song câu rất linh hoạt, ra chiêu độc hiểm vào các vị trí yếu hại trên người rơm như cổ, vai, cổ tay, cổ chân, bắp đùi, hông. Các vị trí cổ tay, cổ chân, chỉ cần trúng đòn là địch thủ xem như bị phế. Lối đánh binh khí của Huy cũng giống như quyền pháp, có cả nhu lẫn cương, có thể mãnh công, cũng có thể thủ vững.

Biểu diễn xong, Huy chắp tay cúi người hành lễ với Huệ. Binh sĩ vỗ tay, reo hò khen hay. Huệ cũng vỗ tay tán dương:
"Quả nhiên tuyệt diệu, ngươi sau này theo ta xông pha giết địch"

Quang Huy nghe xong thì cả mừng, không ngờ chỉ mới đầu quân đã được tướng quân xem trọng, cho theo làm tỳ tướng kề cận, vội vàng quỳ xuống bái tạ:
"Đội ơn tướng quân đã ban ân"

Lúc này ở doanh trại của Hoàng Ngũ Phúc

Hoàng Phùng Cơ lên tiếng hỏi:
"Bẩm đại tướng quân, mấy ngày này quân ta ngã bệnh ngày càng nhiều, e là dịch bệnh chứ không phải do không quen với phong thổ, nguồn nước"

Hoàng Đình Thể cũng góp lời: "Nếu như có dịch bệnh hoàng hành thì nguy, nơi này cách Mỹ Thị không xa, tuy đã phong chức cho bọn Tây Sơn nhưng không thể không đề phòng bọn chúng nhân lúc chúng ta suy yếu mà quay đầu cắn trả"

Hoàng Ngũ Phúc nhíu mày trầm tư [dạo gần đây sức khỏe mình cũng bắt đầu suy giảm, tuổi mình cũng đã cao, nếu như ngã bệnh thì nguy mất, chẳng lẽ lời của tên nhãi kia nói là thật hay sao, ta tiến quân lần này là phạm vào thiên ý]

"Các ngươi nhanh chóng đi tìm thêm danh y quanh vùng này về chữa trị cho các binh lính, lập trại cách ly ra, cho những người bệnh ra ở riêng một khu. Chuyện này phải giữ kín, không được để lộ ra ngoài. Còn về bọn giặc cỏ thì ta đã có kế sách"

Nói tới đây, quận Việp quay sang nhìn Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh biết ý liền chắp tay cúi người thưa:
"Quận công có gì căn dặn, tiểu nhân sẽ hết lòng ra sức hoàn thành"

Phúc thầm nghĩ [tên học trò này quả nhiên nhanh nhạy, chỉ cần nhìn sắc mặt, cử chỉ là hiểu ngay được ý người khác, cháu ta sau này tất phải nhờ cả vào hắn]
"Ngươi nhanh chóng tới Mỹ Thị truyền ý của ta, mau đưa quân vào Quy Nhơn, hội quân với nơi đó, tiến hành nam chinh. Ngươi cũng đi một chuyến đến Quy Nhơn đi, xem tình hình nơi đó ra sao, đồng thời thúc giục bọn chúng gấp rút xuất binh"

Chỉnh liền đáp: "Tiểu nhân sẽ đi làm ngay"

Nói về Thế Tử Nguyễn Phúc Dương, tuy rằng bị quân Tây Sơn bắt về nhưng được đối đãi như thượng khách, cho ở một khu riêng, có người hầu hạ. Để tránh tai mắt, gián điệp trà trộn nên thái độ của Nhạc đối với Dương rất khiêm cung, không có nửa lời bất kính. Nhạc còn ra sức vỗ về, dụ hoặc cho Dương tin rằng Tây Sơn một mực muốn phò tá Dương lên ngôi báu.

Sau khi nhận được lệnh của Hoàng Ngũ Phúc thì Nhạc lập tức lên đường, cắt cử cánh quân do Lý Tài chỉ huy tiến vào Quy Nhơn, mang theo cả Thế Tử để tính kế với cánh quân Tống Phúc Hiệp. Lân và Tú ở lại trấn giữ thành Mỹ Thị

Sở dĩ Nhạc phải đích thân đi là có nguyên do. Thứ nhất, tạo được lòng tin với Hoàng Ngũ Phúc, thứ hai là muốn xem tình hình quân đội ở Quy Nhơn lúc này ra sao, thứ ba là Nhạc chưa thật an tâm về Huệ, dù sao thì Huệ vẫn còn quá trẻ, kinh nghiệm chiến trường vẫn còn non kém.

Lại nói về Tống Phúc Hiệp, Hiệp là người ở huyện Tống Sơn phủ Hà Trung, Thanh Hoa. Thủy tổ là Tống Phước Trị (từng làm Trấn thủ Thuận Hóa, tước Luân Quận công). Nội ông là Tống Phước Đạo (từng làm Nội tả Chưởng dinh, tước Quảng Tài hầu), và cha ông là Tống Phước An.

Không biết Tống Phuc Hiệp gia nhập quân đội của chúa Nguyễn khi nào, chỉ biết vào đời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1714–1765), ông được cử làm Lưu thủ Long Hồ Dinh (Vĩnh Long), và đã được tiếng là người tận tụy với chức vụ, mưu lợi cho dân chúng, việc trị an được tốt đẹp.

Lúc ấy, Tống Phước Hiệp đã ngoài 60 tuổi được chúa Định Vương phong làm Tiết chế Bình Tây Đại Tướng Quân, tước Kinh Quận Công thống lãnh 2 vạn dân quân cùng các con Tống Phước Khương, Tống Phước Lương, Tống Viết Phước và Tống Viết Nghĩa ào ạt xua quân ra Bình Thuận. Quân Nguyễn đi đến đâu, quân Tây Sơn chỉ tháo lui mà không đánh. Nên trong vòng 2 tháng Tống Phước Hiệp đã đánh lấy lại được ba phủ Bình Thuận, Diên Khánh và Bình Khang, rồi thừa thắng tiến binh ra đánh chiếm luôn đất Phú Yên.

Quân Nguyễn trải dài liên tiếp từ Bình Thuận đến Phú Yên. Tại Bình Thuận, Hiệp để Nguyễn Khoa Toàn trấn giữ, còn Bình Khang giao cho Bùi Công Kế và Diên Khánh giao cho Tống Văn Khôi.

Tống Phúc Hiệp cho đóng đại bản doanh chỉ huy ở thành cổ Phú Yên gần Hội Phú, bên bờ sông Cái, trên cửa biển Tiên Châu và hai cứ điểm phòng vệ bên ngoài cách thành Phú Yên khoảng 40 dặm. Cánh quân bộ đóng ở Xuân Đài do Nguyễn Văn Hiền chỉ huy, cánh quân thuỷ đóng ở Vũng Lấm do Nguyễn Khoa Kiên chỉ huy mỗi nơi độ một ngàn quân, dựa vào nhau tạo thế ỷ dốc với ý đồ vượt đèo Cù Mông tấn công Qui Nhơn khi tình thế cho phép. Một đồn nhỏ tiền tiêu đóng xa hơn tại La Hai, án ngữ con đường từ Qui Nhơn vào và kiểm soát đường thuỷ sông Cái đến Tiên Châu.

Khi đoàn quân của Nhạc tiến đến Quy Nhơn thì Huệ và Diệu ra tận cửa thành nghênh đón, các tướng sĩ xếp thành hai hàng vô cùng nghiêm chỉnh. Sau khi bố trí nơi ở lại cho các tướng lĩnh và binh sĩ, đêm đó Nhạc đến gặp riêng Huệ để bàn kế sách.

Sáng hôm sau, Huệ cho tổ chức yến tiệc linh đình để tiếp đãi sứ giả quân Trịnh là Nguyễn Hữu Chỉnh.
Chỉnh nhập tiệc rồi hỏi:
"Đã nhận sắc phong rồi, vậy Hiệu Trưởng định bao giờ xuất quân đánh Nguyễn?"

Nguyễn Huệ liền đứng lên đỡ lời Nhạc:
"Xin ngài về thưa cùng chúa, đại huynh tôi hẹn trong mười ngày sẽ đánh tan hai vạn quân của Tống Phúc Hiệp chiếm lấy Phú Yên".


Truyện bạn đọc đã hết rồi, nhưng đừng bỏ qua bộ truyện về bóng đá Việt Nam hot nhất hiện nay, với những cung bậc cảm xúc khác nhau, những sự kiện lịch sử, những con người huyền thoại, và hơn hết, là tình yêu bóng đá mãnh liệt được hun đúc thông qua những bước tiến của nhân vật chính. Xin mời các bạn cùng đến với
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.