Xuân nghe Tá nói vậy thì sắc mặt có chút hoang mang:
''Tiên sinh làm như vậy có đặng không, quân trấn giữ ở phủ Thăng Bình ít nhất cũng hơn 4 nghìn người, mà chỉ một đòn tấn công của quân Tây Sơn đã phải thua tan tác, nay ta cắt cử quân chặn đánh thì quân số đưa đi cao nhất cũng chỉ là 2 nghìn quân, chỉ bằng một phần ba quân Tây Sơn, như vậy chẳng khác nào đưa dê vào miệng cọp''
Trương Phúc Tá chậm rãi nói:
''Người giỏi dùng binh cần phải lượng thế ở vào một góc, mà thiên hạ lung lay, không ai ở yên được, là vì nắm được chỗ tay trên. Lấy ít chọi nhiều mà bền sắc phải tránh phải vỡ, không ai dám tranh, là vì chọt được nơi trọng yếu. Phá một dinh mà mọi dinh đều tan, được một xứ mà các xứ đều theo, là vì triệt được chỗ họ nhờ vậy.
Trận chẳng đợi phải giao hợp, ngựa chưa phải dùng roi cương, địch trông bóng cờ mà đã vội vàng thua chạy, là vì làm nhụt khí nó. Biết xem thế đất, biết lập thế quân, khéo dùng kỹ thuật, đánh không đâu là không lợi.
Chế người ta ở lúc nguy nan, chẹt người ta ở chỗ sâu hãm, nhử người ta vào chỗ phục binh, trương máy đặt cạm, tất tính là địch không thể thoát thì mới phát, vì phát sớm thì địch trốn, mà phát chậm thì lỗi thời.
Cái đạo hành binh, quí nhất là biết địa lợi, địa lợi không rõ thì rất khó ra quân kỳ đặt quân phục. Đến chỗ nào thì tướng và quân coi dinh trước hết phải đem hình thế hiểm dễ của sông núi vẽ thành đồ bản, non non, nước nước, không thể lẫn lộn, mà không cần tô điểm trang hoàng cho đẹp mắt, nhưng phải chú thích rõ ràng quân ta nên đi đường nào mà tiến, nơi nào nên giữ, nơi nào nên đặt phục, nơi có hay không dấu chia đường, nơi nào có thể hợp quân, nơi nào có thể quyết chiến.
Quân giặc tất do nơi nào mà đến, nơi nào nó có thể mai phục, nơi nào nó có thể chặn sau lưng ta, bằng đối địch thì quân ta nên đóng nơi nào để có địa lợi, nơi nào núi hiểm hang sâu, có rừng rú hay không, trong ấy rộng hay hẹp, nơi nào có thể phục binh được bao nhiêu tên, nhất thiết ghi rõ, lại thêm ý kiến của mình châm chước kỹ càng.
Tá mỗ là người ở vùng đất này, nơi nào rừng cây, nơi nào núi hiểm há chẳng nắm trong lòng bàn tay, dựa địa thế mà phục thì không có gì là khó''
Xuân nghe qua thì vui mừng: ''Như vậy chúng ta chỉ cần mai phục chặn đánh chúng trên đường là có thể tiêu diệt được chúng''
Tá lắc đầu: ''Không, không, quận công hiểu lầm ý Tá mỗ rồi. Chúng ta chặn đánh chỉ có thể tiêu hao sinh lực bọn giặc, làm nhuệ khí của chúng giảm đi mà thôi. Binh lính của chúng ta hiện tại, thực lòng mà nói thì không thể so được với binh lính thiện chiến của bọn giặc Tây Sơn''
Tôn Thất Xuân lại ỉu xìu, nét mặt căng thẳng hỏi:
''Nếu như chỉ có thể tiêu hao lực lượng giặc thì sớm muộn gì chúng cũng sẽ tấn công đến đây, khi đó ta đối phó thế nào?''
Trong lòng Tá lúc này có chút chán nản [Quận công là người thuộc hoàng thất thì chuyện học hành ắt phải giỏi, thầy dạy toàn bậc danh gia, sao việc gì cũng chỉ hỏi mà không chịu suy nghĩ, haizz… không biết ta có đi lầm đường không đây…]
Tuy trong lòng nghĩ vậy nhưng ngoài miệng Tá vẫn trả lời:
''Quân lính chịu hãm thì không sợ, không có chỗ đi thì phải bền, vào sâu thì giữ, bất đắc dĩ thì đấu. Thế cho nên binh khôn sửa soạn mà có răn phòng, không cầu mà được, không ước mà thân, không hiệu lệnh mà tin. Phải rõ ràng điều cấm và bỏ sự ngờ vực, đến chết cũng không bỏ di đâu.
Cách giữ thành chẳng những mở các cửa to, mà ở khoảng giữa hai cửa lại mở 2, 3 cửa nữa, cả quanh thành có vài mươi cửa, mỗi cửa đều cho chở thổ mộc tự trong thành ra ngoài, lấp hào làm đường cho quân ta ra vào không trở ngại.
Ta ở trên thành, trông thấy quân giặc đi tuần, thừa chỗ tiện lợi cho quân ra đánh giết, hoặc đêm cho quân ra, khiến giặc ở ngoài phải phòng bị, ngày đêm không lúc nào được nghỉ, thế thì giặc không thể nào đánh lâu được, vả lại ta ở trong thành mở cổng thành ra lấp hào không phải là coi thường giặc, mà vì tự ta phải đặt hiểm cho đủ để nếu giặc vào thành thì phải chết.
Đài địch không thể làm theo lối cũ. Nên ở trên tường mặt ngựa đắp tường cao dày, dưới để lỗ hình chữ phẩm rộng một thước để trông dòm và đâm thương. Gần dưới chân tường lấy gỗ nhỏ làm cái giá lợp ngói cho người chống giữ tránh nắng lạnh mưa gió. Nóc nhà ở trong tường phải thấp, thì ở ngoài dù bắn nhiều cũng không đụng.
Lại trên hào làm cầu, trong cầu lại có cầu treo, tạm thời ngăn địch cũng được. Lúc xuất quân thì không thể không trở ngại, nên làm cầu máy thì quân ta ra vào đều tiện.
Cửa thành nên làm quanh co khúc chiết, phía sau vào thành phải cách hơn 100 bước, không những súng đạn giặc không bắn tới, mà nếu giặc do chỗ cửa thành cũ mà vào, hễ di một bước vào trong thì giặc phải sa bẫy, vì là trong trăm bước, trên dưới hai vách thành đều có thể đặt những đồ mà người đánh giặc cần để giết giặc.
Trước cửa cũ thì đắp ngang một cái tường hộ môn cao hơn 1 trượng, hai đầu che quá cửa 2, 3 thước, để khi mở cửa đóng cửa cho người ngựa ra vào thì người ngoài hào đều không trông thấy, thế thì ai còn dám rình ngó! Dưới chân thành ngoài, cách thành 2 trượng thì đến hào, trên bờ hào đắp tường dê ngựa cao dày, cao 1 trượng dày 6 thước, dưới chân trong tường cũng đắp cái tước đài cao 2, 3 trượng, rộng 4 thước, tước đài và tường dê ngựa cũng đều chừa lỗ hình chữ phẩm (品) để dòm ngó và đâm thương.
Trên tước đài thì chôn gỗ, để phòng giặc lấp hào và phá thành dê ngựa. Nếu giặc đến dưới chân thành, thì giặc hai mặt bị đánh, trên tước đài và dưới thành lớn cùng bắn ra. Thế là giặc chỉ đánh một mặt mà quân ta ba mặt chống lại, Trong tường dê ngựa thì quân ta nhờ tường ấy ngăn đỡ súng đạn ngoài hào, thế là tường dê ngựa cùng với thành lớn, hai thành đều dùng, khiến giặc có phá được tường dê ngựa cũng không dám vào.
Cho nên tường dê ngựa so với thành lớn, dù rất thấp mỏng, nhưng cái công chống giữ bền chắc thì cũng chẳng kém gì thành lớn. Lại lính đóng trong tường dê ngựa đó chính là mở thành đặt trại để lưu quân phục, chẳng biết quân giặc có thể dùng cách gì mà giải! Như thế đã có tường dê ngựa thì có thể không phải dùng chàng nạng gạc nai nữa.
Lại nên đặt nhiều cửa ngầm ở mình thành lớn để cho quân mình ra vào ở tường dê ngựa. Tường dê ngựa chỉ cách chân thành lớn 2 trượng, không nên xa quá sợ ở trên thành lớn ném gạch đá xuống khó qua, rơi vào trong tường mà hại người mình, và cũng không nên gần quá, sợ chật hẹp khó quay thương''.
Xuân chăm chú nghe không để sót một lời nào, trong lòng thầm thán phục cái tài dụng binh của Tá [Tiên sinh quả nhiên là người tài cao, một nhân tài thế này tại sao trước kia ta lại không nghe ai nói tới, haizz triều đình sa sút chỉ biết tin dùng bọn quan lại tham lam, bòn rút của công, hút máu dân đen, còn người tài thì bị vùi dập, không ai biết đến]
Vòng tay váy một lạy thật sâu, Xuân cất giọng thâm trầm: ''Tiên sinh đã có sự tính toán chu toàn, mấy ngày trước ta thấy tiên sinh cho người đắp tường thấp ngoài thành, tới nay mới hiểu hết được sự lợi hại trong đó, có tiên sinh ở đây ta thì ta còn sợ gì bọn giặc cỏ''
Tá nhẹ mỉm cười: ''Chỉ là một kế nhỏ mà thôi, Tá mỗ nghe quân thám mã báo lại, lần này tướng cầm quân của bọn giặc là một người trẻ tuổi, kinh nghiệm chiến trường chưa nhiều, mỗ sẽ cho chúng thấy cái gì gọi là dụng binh chân chính''
Dừng lại một chút, Tá nhìn Xuân rồi nhẹ giọng nói: ''Ngày mai, Tá mỗ phải gấp rút lên đường bố trí mai phục cánh quân của bọn chúng, mọi sự ở đây đành trông cậy vào quận công''
Xuân nghiêm sắc mặt: ''Tiên sinh cứ an tâm, mọi sự an bài của tiên sinh ta đã nắm rõ, dù chúng có đến ta cũng không ngại. Tiên sinh lên đường cẩn thận, nếu như có nguy biến gì thì lập tức quay về đây ngay. Sự việc không nên chậm trễ, ta không quấy rầy tiên sinh nữa''
Về phía Đặng Xuân Phong, sau khi cho tướng sĩ nghỉ ngơi lấy lại sức, chấn chỉnh lại đội hình thì xuất quân tiến lên phủ Điện Bàn. Từ phủ Thăng Bình đi đến phủ Điện Bàn ước chừng hơn 120 dặm, nếu như hành quân gấp rút thì mất 2 ngày, còn nếu như hành quân bình thường thì mất đến 3 ngày. Phong cho quân đi thong thả, cử ra 10 tiêu dò đường trước để phòng có địch mai phục.
Chiều ngày thứ hai, đoàn quân đi gần đến phía bắc của huyện Duy Xuyên, đội quân tiên phong vừa vượt qua núi Lô Phi thì…
Từ trong núi có tiếng chiêng vang, một trận mưa tên bắn xuống, theo sát sau là tiếng hò hét, trong bụi cây, gò đất có rất nhiều binh lính cầm đao thương, rít gào đánh tới.
Truyện bạn đọc đã hết rồi, nhưng đừng bỏ qua bộ truyện về bóng đá Việt Nam hot nhất hiện nay, với những cung bậc cảm xúc khác nhau, những sự kiện lịch sử, những con người huyền thoại, và hơn hết, là tình yêu bóng đá mãnh liệt được hun đúc thông qua những bước tiến của nhân vật chính. Xin mời các bạn cùng đến với
''Tiên sinh làm như vậy có đặng không, quân trấn giữ ở phủ Thăng Bình ít nhất cũng hơn 4 nghìn người, mà chỉ một đòn tấn công của quân Tây Sơn đã phải thua tan tác, nay ta cắt cử quân chặn đánh thì quân số đưa đi cao nhất cũng chỉ là 2 nghìn quân, chỉ bằng một phần ba quân Tây Sơn, như vậy chẳng khác nào đưa dê vào miệng cọp''
Trương Phúc Tá chậm rãi nói:
''Người giỏi dùng binh cần phải lượng thế ở vào một góc, mà thiên hạ lung lay, không ai ở yên được, là vì nắm được chỗ tay trên. Lấy ít chọi nhiều mà bền sắc phải tránh phải vỡ, không ai dám tranh, là vì chọt được nơi trọng yếu. Phá một dinh mà mọi dinh đều tan, được một xứ mà các xứ đều theo, là vì triệt được chỗ họ nhờ vậy.
Trận chẳng đợi phải giao hợp, ngựa chưa phải dùng roi cương, địch trông bóng cờ mà đã vội vàng thua chạy, là vì làm nhụt khí nó. Biết xem thế đất, biết lập thế quân, khéo dùng kỹ thuật, đánh không đâu là không lợi.
Chế người ta ở lúc nguy nan, chẹt người ta ở chỗ sâu hãm, nhử người ta vào chỗ phục binh, trương máy đặt cạm, tất tính là địch không thể thoát thì mới phát, vì phát sớm thì địch trốn, mà phát chậm thì lỗi thời.
Cái đạo hành binh, quí nhất là biết địa lợi, địa lợi không rõ thì rất khó ra quân kỳ đặt quân phục. Đến chỗ nào thì tướng và quân coi dinh trước hết phải đem hình thế hiểm dễ của sông núi vẽ thành đồ bản, non non, nước nước, không thể lẫn lộn, mà không cần tô điểm trang hoàng cho đẹp mắt, nhưng phải chú thích rõ ràng quân ta nên đi đường nào mà tiến, nơi nào nên giữ, nơi nào nên đặt phục, nơi có hay không dấu chia đường, nơi nào có thể hợp quân, nơi nào có thể quyết chiến.
Quân giặc tất do nơi nào mà đến, nơi nào nó có thể mai phục, nơi nào nó có thể chặn sau lưng ta, bằng đối địch thì quân ta nên đóng nơi nào để có địa lợi, nơi nào núi hiểm hang sâu, có rừng rú hay không, trong ấy rộng hay hẹp, nơi nào có thể phục binh được bao nhiêu tên, nhất thiết ghi rõ, lại thêm ý kiến của mình châm chước kỹ càng.
Tá mỗ là người ở vùng đất này, nơi nào rừng cây, nơi nào núi hiểm há chẳng nắm trong lòng bàn tay, dựa địa thế mà phục thì không có gì là khó''
Xuân nghe qua thì vui mừng: ''Như vậy chúng ta chỉ cần mai phục chặn đánh chúng trên đường là có thể tiêu diệt được chúng''
Tá lắc đầu: ''Không, không, quận công hiểu lầm ý Tá mỗ rồi. Chúng ta chặn đánh chỉ có thể tiêu hao sinh lực bọn giặc, làm nhuệ khí của chúng giảm đi mà thôi. Binh lính của chúng ta hiện tại, thực lòng mà nói thì không thể so được với binh lính thiện chiến của bọn giặc Tây Sơn''
Tôn Thất Xuân lại ỉu xìu, nét mặt căng thẳng hỏi:
''Nếu như chỉ có thể tiêu hao lực lượng giặc thì sớm muộn gì chúng cũng sẽ tấn công đến đây, khi đó ta đối phó thế nào?''
Trong lòng Tá lúc này có chút chán nản [Quận công là người thuộc hoàng thất thì chuyện học hành ắt phải giỏi, thầy dạy toàn bậc danh gia, sao việc gì cũng chỉ hỏi mà không chịu suy nghĩ, haizz… không biết ta có đi lầm đường không đây…]
Tuy trong lòng nghĩ vậy nhưng ngoài miệng Tá vẫn trả lời:
''Quân lính chịu hãm thì không sợ, không có chỗ đi thì phải bền, vào sâu thì giữ, bất đắc dĩ thì đấu. Thế cho nên binh khôn sửa soạn mà có răn phòng, không cầu mà được, không ước mà thân, không hiệu lệnh mà tin. Phải rõ ràng điều cấm và bỏ sự ngờ vực, đến chết cũng không bỏ di đâu.
Cách giữ thành chẳng những mở các cửa to, mà ở khoảng giữa hai cửa lại mở 2, 3 cửa nữa, cả quanh thành có vài mươi cửa, mỗi cửa đều cho chở thổ mộc tự trong thành ra ngoài, lấp hào làm đường cho quân ta ra vào không trở ngại.
Ta ở trên thành, trông thấy quân giặc đi tuần, thừa chỗ tiện lợi cho quân ra đánh giết, hoặc đêm cho quân ra, khiến giặc ở ngoài phải phòng bị, ngày đêm không lúc nào được nghỉ, thế thì giặc không thể nào đánh lâu được, vả lại ta ở trong thành mở cổng thành ra lấp hào không phải là coi thường giặc, mà vì tự ta phải đặt hiểm cho đủ để nếu giặc vào thành thì phải chết.
Đài địch không thể làm theo lối cũ. Nên ở trên tường mặt ngựa đắp tường cao dày, dưới để lỗ hình chữ phẩm rộng một thước để trông dòm và đâm thương. Gần dưới chân tường lấy gỗ nhỏ làm cái giá lợp ngói cho người chống giữ tránh nắng lạnh mưa gió. Nóc nhà ở trong tường phải thấp, thì ở ngoài dù bắn nhiều cũng không đụng.
Lại trên hào làm cầu, trong cầu lại có cầu treo, tạm thời ngăn địch cũng được. Lúc xuất quân thì không thể không trở ngại, nên làm cầu máy thì quân ta ra vào đều tiện.
Cửa thành nên làm quanh co khúc chiết, phía sau vào thành phải cách hơn 100 bước, không những súng đạn giặc không bắn tới, mà nếu giặc do chỗ cửa thành cũ mà vào, hễ di một bước vào trong thì giặc phải sa bẫy, vì là trong trăm bước, trên dưới hai vách thành đều có thể đặt những đồ mà người đánh giặc cần để giết giặc.
Trước cửa cũ thì đắp ngang một cái tường hộ môn cao hơn 1 trượng, hai đầu che quá cửa 2, 3 thước, để khi mở cửa đóng cửa cho người ngựa ra vào thì người ngoài hào đều không trông thấy, thế thì ai còn dám rình ngó! Dưới chân thành ngoài, cách thành 2 trượng thì đến hào, trên bờ hào đắp tường dê ngựa cao dày, cao 1 trượng dày 6 thước, dưới chân trong tường cũng đắp cái tước đài cao 2, 3 trượng, rộng 4 thước, tước đài và tường dê ngựa cũng đều chừa lỗ hình chữ phẩm (品) để dòm ngó và đâm thương.
Trên tước đài thì chôn gỗ, để phòng giặc lấp hào và phá thành dê ngựa. Nếu giặc đến dưới chân thành, thì giặc hai mặt bị đánh, trên tước đài và dưới thành lớn cùng bắn ra. Thế là giặc chỉ đánh một mặt mà quân ta ba mặt chống lại, Trong tường dê ngựa thì quân ta nhờ tường ấy ngăn đỡ súng đạn ngoài hào, thế là tường dê ngựa cùng với thành lớn, hai thành đều dùng, khiến giặc có phá được tường dê ngựa cũng không dám vào.
Cho nên tường dê ngựa so với thành lớn, dù rất thấp mỏng, nhưng cái công chống giữ bền chắc thì cũng chẳng kém gì thành lớn. Lại lính đóng trong tường dê ngựa đó chính là mở thành đặt trại để lưu quân phục, chẳng biết quân giặc có thể dùng cách gì mà giải! Như thế đã có tường dê ngựa thì có thể không phải dùng chàng nạng gạc nai nữa.
Lại nên đặt nhiều cửa ngầm ở mình thành lớn để cho quân mình ra vào ở tường dê ngựa. Tường dê ngựa chỉ cách chân thành lớn 2 trượng, không nên xa quá sợ ở trên thành lớn ném gạch đá xuống khó qua, rơi vào trong tường mà hại người mình, và cũng không nên gần quá, sợ chật hẹp khó quay thương''.
Xuân chăm chú nghe không để sót một lời nào, trong lòng thầm thán phục cái tài dụng binh của Tá [Tiên sinh quả nhiên là người tài cao, một nhân tài thế này tại sao trước kia ta lại không nghe ai nói tới, haizz triều đình sa sút chỉ biết tin dùng bọn quan lại tham lam, bòn rút của công, hút máu dân đen, còn người tài thì bị vùi dập, không ai biết đến]
Vòng tay váy một lạy thật sâu, Xuân cất giọng thâm trầm: ''Tiên sinh đã có sự tính toán chu toàn, mấy ngày trước ta thấy tiên sinh cho người đắp tường thấp ngoài thành, tới nay mới hiểu hết được sự lợi hại trong đó, có tiên sinh ở đây ta thì ta còn sợ gì bọn giặc cỏ''
Tá nhẹ mỉm cười: ''Chỉ là một kế nhỏ mà thôi, Tá mỗ nghe quân thám mã báo lại, lần này tướng cầm quân của bọn giặc là một người trẻ tuổi, kinh nghiệm chiến trường chưa nhiều, mỗ sẽ cho chúng thấy cái gì gọi là dụng binh chân chính''
Dừng lại một chút, Tá nhìn Xuân rồi nhẹ giọng nói: ''Ngày mai, Tá mỗ phải gấp rút lên đường bố trí mai phục cánh quân của bọn chúng, mọi sự ở đây đành trông cậy vào quận công''
Xuân nghiêm sắc mặt: ''Tiên sinh cứ an tâm, mọi sự an bài của tiên sinh ta đã nắm rõ, dù chúng có đến ta cũng không ngại. Tiên sinh lên đường cẩn thận, nếu như có nguy biến gì thì lập tức quay về đây ngay. Sự việc không nên chậm trễ, ta không quấy rầy tiên sinh nữa''
Về phía Đặng Xuân Phong, sau khi cho tướng sĩ nghỉ ngơi lấy lại sức, chấn chỉnh lại đội hình thì xuất quân tiến lên phủ Điện Bàn. Từ phủ Thăng Bình đi đến phủ Điện Bàn ước chừng hơn 120 dặm, nếu như hành quân gấp rút thì mất 2 ngày, còn nếu như hành quân bình thường thì mất đến 3 ngày. Phong cho quân đi thong thả, cử ra 10 tiêu dò đường trước để phòng có địch mai phục.
Chiều ngày thứ hai, đoàn quân đi gần đến phía bắc của huyện Duy Xuyên, đội quân tiên phong vừa vượt qua núi Lô Phi thì…
Từ trong núi có tiếng chiêng vang, một trận mưa tên bắn xuống, theo sát sau là tiếng hò hét, trong bụi cây, gò đất có rất nhiều binh lính cầm đao thương, rít gào đánh tới.
Truyện bạn đọc đã hết rồi, nhưng đừng bỏ qua bộ truyện về bóng đá Việt Nam hot nhất hiện nay, với những cung bậc cảm xúc khác nhau, những sự kiện lịch sử, những con người huyền thoại, và hơn hết, là tình yêu bóng đá mãnh liệt được hun đúc thông qua những bước tiến của nhân vật chính. Xin mời các bạn cùng đến với