Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 114: Bàn chuyện đóng tàu




Đại học sĩ Võ Xuân Hoài cũng đứng ra tâu:
''Bẩm trại chủ, việc quản lý ở các phủ huyện muốn hoàn thiện dần thì chúng ta cần phải giải quyết hai vấn đề chính, đó là người quản lý và tài chính. Hiện nay, nhân tài của chúng ta không đủ để đáp ứng nhu cầu, do đó ta phải nhanh chóng lập ra nơi chiêu hiền, kêu gọi người tài giỏi ra giúp sức. Thứ hai là vấn đề tài chính, chúng ta dựa vào chính sách thuế khóa của triều đình để thực hiện, nhưng các loại phí phụ thu thì phải dẹp bỏ.

Dưới thời triều đình nhà Nguyễn, nhân dân phải nộp thứ thuế gọi là Tiền điệu tức là tiền nạp thuế cho việc sưu dịch. Chúng ta sẽ bãi bỏ thứ thuế ấy. Những lúc trong nước hay địa phương cần dùng nhân công thì mọi người đều phải góp phần, giàu cũng như nghèo, trừ những bậc lão nhiêu, lão hạng, không ai được miễn. Những người nào không tự mình thi hành nhiệm vụ được thì bỏ tiền ra thuê người thay thế chớ không được đem nạp cho các nhà chức trách.

Thuế ruộng đất công tư đều phải xét lại rồi mới phân hạng theo mức sản xuất hàng năm, và chia làm ba hạng. Thuế nạp bằng lúa. Cũng có thể nạp bằng tiền tính theo thời giá. Ngoài số lúa là Thập vật tiền là tiền công trả cho người đứng thâu thuế, và Khoán khố tiền tức là tiền tồn kho. Mức thuế đã quy định rõ ràng. Thu lên bị tội tham nhũng''.

Đợi cho Hoài nói xong, Nhạc mới lên tiếng: ''Việc chiêu hiền ta đã có có kế hoạch, trong nay mai liền tiến hành. Còn về thuế khóa thì sau buổi nghị sự, Võ học sĩ gửi cho ta bản tâu trình chi tiết về các khoản thuế''

''Hạ thần tuân mệnh''

Nhạc nói tiếp: ''Còn về vấn đề văn hóa, việc học cũng phải làm ngay. Đây là vấn đề gốc rễ cho nên cần phải chú trọng, ưu tiên hàng đầu''

La Xuân Kiều đứng ra chắp tay:
''Tạm thời chúng ta cứ thực hiện theo chính sách cũ của triều đình, về sau thì dần bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Việc học được tổ chức khắp mọi nơi, từ xã đến phủ huyện. Ban Giảng dụ ở xã giao cho những người học hạnh kiêm toàn ở địa phương hoặc mời ở các địa phương khác

Xã học do chính quyền địa phương tổ chức. Tư nhân vẫn có quyền rước thầy về dạy con em trong nhà trong làng, vô điều kiện. Học sinh ở các trường tư vẫn được coi như học sinh trường công. Các trường phủ trường huyện thì có Ðốc học, Huấn đạo điều khiển. Những vị thầy trung ương bổ nhiệm và lựa trong làng khoa bảng triều Lê, lương hướng và phẩm trật ngang với tri phủ, tri huyện''.

Tiếp đến là các vấn đề về an sinh, trật tự, kinh tế, đối ngoại được Nguyễn Thung trình bài. Chủ trương mở cửa thông thương của Nguyễn Nhạc đã thu hút rất nhiều thương nhân nước ngoài đến làm ăn, các thương điếm được xây dựng ngày càng nhiều, hàng hóa theo đó mà được lưu thông dễ dàng. Khoản thuế thu được từ các tàu của thương nhân cũng rất lớn. Dịch trạm đang dần được xây dựng ở các nơi.

Tiếp đến là bẩm báo của Bùi Thị Xuân về quản lý trường trầu, lợi nhuận thu được và sản lượng lương thực từ cánh đồng của phu nhân trại chủ. Buổi nghị sự diễn ra từ sáng sớm cho đến gần chiều thì xong. Một số chính sách được phê duyệt sẽ bắt đầu triển khai, còn những những chính sách còn gây tranh cãi thì tạm thời không thực hiện, chờ khi hoàn thiện lại mới tiếp tục xét duyệt.

Mấy ngày sau, chính sách chiêu hiền của Nguyễn Nhạc được thực hiện, các phủ huyện đều có chiêu hiền quán, kêu gọi người tài ra giúp nước. Những kẻ sĩ tự mình đến tham kiến hoặc người có uy danh đề cử, nếu xét quả có tài đức, đều được trọng dụng.

Mấy ngày này Lân dùng bồ câu đưa thư cho Tú ở Mỹ Thị để chuyển gấp về Quy Nhơn những bộ y phục do phường may vá của Thanh Tâm làm ra. Đoạn thời gian trước hắn ta có hỗ trợ kinh phí cho việc này nhưng vì đánh trận liên miên nên cũng chưa có hỏi tới. Nay nhìn thấy Huệ sử dụng phốt pho trắng mới sực nhớ ra chuyện này. Trong thời gian chờ đợi y phục đến thì Lân tiến hành việc điều chế than hoạt tính.

Lân đi đến doanh trại của Điểm để giao phó việc chuẩn bị nguyên liệu. Khi tới nơi thì thấy Điểm đang cho quân luyện tập võ nghệ. Nhìn thấy Lân, Điểm liền chạy đến hỏi:
''Đại ca, có việc gì cần đệ làm hay sao''

Lân mỉm cười: ''Đúng là huynh đệ của ta, chưa nói gì mà đã hiểu ý''

Điểm cười gượng: ''Chắc do thói quen, đại ca tự mình tìm đến thì ắt là có chuyện cần phân phó cho bọn đệ làm''

Lân gật đầu: ''uhm, quả thật ta đang cần đệ làm chút việc đây. Đệ chuẩn bị cho ta một lượng lớn vỏ dừa khô và khoảng một nghìn cân chanh. Vài chục cái nồi lớn, nắp đậy có một cái lỗ bằng đầu ngón tay để thoát khí''

''Đại ca dùng những thứ này để làm gì'' Điểm hỏi

''Ta cần chế tạo ra một lượng lớn bột than để khử độc, những binh lính, thợ chế tạo thuốc súng, thuốc nổ…thường xuyên tiếp xúc với những chất độc hại, nếu như không có đồ phòng hộ thì rất nguy hiểm''

''Đệ sẽ đi làm ngay''

Điểm đang định rời đi thì Lân gọi lại: ''Hãy khoan, cách điều chế này nếu như chỉ nói thì dễ quên, đệ cho người tìm một ít vỏ dừa khô, chanh và nồi mang lại đây, ta sẽ hướng dẫn cho đệ cách làm, sau này khi thu gom nguyên liệu xong thì đệ có thể tự mình điều chế''

''Vâng, đại ca''

Trong lúc chờ đợi Điểm thì Lân đến bên chỗ bàn trà ngồi nhâm nhi. Từ xa có tiếng nói lớn vang vọng:
''Lân đô đốc thật nhàn nhã, bọn ta bận rộn tối tăm mặt mũi, còn ngươi lại trốn ở đây an nhàn thưởng trà''

Nghe tiếng Lân muốn chửi thề [đậu xanh rau muống nhà nó, mới ngồi uống được có chén trà mà đã có người muốn gây sự]

Nhìn lại thì thấy người đến là Võ Văn Dũng, phía sau còn có vài người đi theo. Bước tới chỗ bàn đá, Dũng không khách khí mà tự tay cầm lấy bình trà rót một chén uống một hơi cạn sạch

''Trà dỡ tệ, chẳng có chút mùi vị gì''

Lân cười lớn nói: ''Ha ha ngươi cũng biết thưởng trà hay sao, kiểu ngươi uống như trâu uống nước thì biết gì mùi vị''

[Định khích bác à tên nhãi, chú còn non và xanh lắm]

''Muốn trêu chọc ngươi một chút lại bị ví thành trâu luôn rồi. À mà bỏ qua chuyện đó đi, hôm nay ta tới tìm ngươi là muốn thỉnh giáo về việc đóng tàu, sẵn đây có mấy người thợ lành nghề đang là đội trưởng của các đội, ta dắt theo để cùng nghe ý kiến của ngươi''

Lân trợn mắt: ''Ta có biết gì về đóng tàu đâu mà hỏi, ta biết là ta đẹp trai tài giỏi nhưng đâu phải cái gì cũng biết''

Dũng bật cười: ''Bộ xương khô của ngươi mà dám tự xưng là đẹp thì ta đây chắc được liệt vào hàng ngọc thụ lâm phong. Ta không biết ngươi có hiểu biết gì về đóng tàu hay không nhưng thường thì ngươi có cái nhìn sáng tạo, hay đề ra cách làm mới lạ, chỉ cần như vậy là được''

Lân trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi nói: ''Nếu như nói cách làm thì ta đề xuất cho ngươi về phương pháp dây chuyền sản xuất. Phương pháp này sẽ chia ra từng công đoạn, mỗi đội chỉ chuyên làm một việc. Ví dụ như đội xẻ gỗ thì chỉ làm duy nhất một việc xẻ gỗ, đội uốn ván, làm buồm, ghép ván… cũng như vậy. Nhân công sẽ dựa vào tay nghề, thể lực, năng khiếu mà lựa chọn đưa vào mỗi đội, có như vậy thì công việc sẽ trôi chảy và nhanh gấp mấy lần so với một đội phải làm tất cả các việc''

''uhm, cũng rất hợp lý, cách này ta sẽ thử. Còn về hình dáng, kích thước, bố trí các vật dụng thì ngươi có đề xuất gì không''

Lân nhíu mày, sắc mặt trở nên khó coi: ''Cái này…phải đi đến nơi đóng tàu xem qua một lượt thì ta mới có thể đề xuất được ý kiến của mình chứ, một người không am hiểu nhiều về kỹ thuật đóng tàu như ta thì làm sao bày vẽ được, vả lại ở đây có mấy vị thợ giỏi ta nào dám nói càn''

Nghe qua câu này thì Dũng khẽ mỉm cười: '' ha ha, cái chính là ta muốn ngươi đến nơi đóng tàu, cứ như vậy đi, ngươi nhanh chóng thu xếp cùng ta tới xưởng. À còn có chuyện này, kỹ thuật đóng tàu của người Chăm chắc ngươi có nghe nói tới, ở tại trấn Thuận Thành có Kế Pù Tá đứng đầu ủng hộ và tham gia nghĩa quân của của chúng ta, Huệ tướng quân có liên lạc với họ để cử những người thợ có kinh nghiệm đến giúp chúng ta đóng tàu.

Kế Pù Tá có nói đến một vị đại phú hào, người này xuất thân từ gia đình có truyền thống đóng tàu thuyền từ xa xưa, trong nhà có cả một đội thợ lành nghề, nhưng ông ấy không chịu đứng ra giúp, tướng quân cho người mang lễ vật đến để lôi kéo nhưng bất thành''.

Lân trầm ngâm nói: ''Về kỹ thuật đóng tàu của người Chăm thì ta có nghe qua, các tài liệu sử sách vẫn có ghi chép rất kỹ. Từ xa xưa thủy quân Chăm Pa là các đối thủ khó chịu nhất trên biển cả ở vùng biển Đông. Họ là những chiến binh dày dạn kinh nghiệm và có những chiến tích kiêu hùng cả nghìn năm lịch sử. Thêm vào đó là công nghệ đóng thuyền thật sự đạt đến đỉnh cao vừa đáp ứng cho chiến trận cũng như cho giao thương kinh tế.

Ta còn đọc được một tài liệu nói về sức mạnh thủy quân Chăm Pa. Vào năm Trinh Phù thứ 2, đời vua Lý Cao Tông (1177), hạm đội Champa đã chuyên chở nguyên đoàn quân của mình để đánh phá kinh đô của Xiêm và vào năm Quý Hợi niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu thứ 2 (1203), có hơn hai trăm chiếc tàu buồm đã tháp tùng vị vua Champa đóng đô ở Vijaya để vượt biên lánh nạn. Lực lượng hàng hải này cấu thành những đơn vị hải quân đã giúp vương quốc Champa gia tăng mạnh mẽ ngành trao đổi thương mại của mình với nhà Tống, vương triều Hồi giáo Đêli (Ấn Độ) và các nước Ba Tư - Thổ Nhĩ Kỳ chuyên về nghề buôn bán các sản phẩm''

Đang bàn luận thì Điểm về tới, phía sau có người kéo một chiếc xe, trên xe là những thứ Lân cần
''Đại ca, những vật liệu mà đại ca cần đã chuẩn bị đủ''


Truyện bạn đọc đã hết rồi, nhưng đừng bỏ qua bộ truyện về bóng đá Việt Nam hot nhất hiện nay, với những cung bậc cảm xúc khác nhau, những sự kiện lịch sử, những con người huyền thoại, và hơn hết, là tình yêu bóng đá mãnh liệt được hun đúc thông qua những bước tiến của nhân vật chính. Xin mời các bạn cùng đến với
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.