Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 466: Lý Từ Huy xử lý Thăng Long





Chắc hắn rất nhiều người thắc mắc sao lại tách ra thi tới ba bộ luật. Kinh tế. Dân Sụ, Hình Luật.

Cái này làm khó cho Lý Từ Huy lắm, sáu năm nàng một tay xây dựng lên hệ thống chính trị pháp luật ở Bố Chính đã tiếp cận hoàn hảo.

Nó không còn là thứ lủng cà lủng củng của Ngô Khảo Ký vứt nhà trước khi bỏ đi đánh nhau.

Nó giống như một thằng đàn ông bừa bộn ngủ dậy cắm đầu đi làm ở nhà là một đống hỗn độn quần áo giầy dép, rác bẩn , đồ đạc cá nhân lung tung. Người phụ nữ lại phải dậy sớm hơn thu dọn tất cả gọn gàng trước khi- đi làm việc coe quan rồi để muộn giờ sếp mắng.

Chính thế Lý Từ Huy vừa đảm nhận công việc của một Ngô Khảo Ký ( quân sự- khoa học phát triển- công nghệ phát triển- thương nghiệp phát triển) vừa phải dọn dẹp nhà ( cơ cấu lại tổ chức hành chính Bố Chính). Nói lại bảo nói nhiều nhưng nói để thấy nàng có bao khổ. Nếu để nàng chuyên tâm luyện binh đánh trận, hẳn gì thua ai?

Về pháp luật Lý Từ Huy đã thấy sự lủng củng của bộ máy này. Ví như ở cấp cao nhất ở Tâm Bình Lộ có các cơ quan thuộc Vương Phủ ( Vương của Ký là tự lập phủ nha – tách biệt hệ thống ThăngLong). Tại Vương Phủ Phủ Nha có Hình Ty chuyên về xét sử các án lớn. Nó tương tự Hình Bộ ở Đại Việt Thăng Long. Tức là ban đầu tại Tân Bình Lộ xây dựng phủ nha Vương Phủ dập khuôn theo Thăng Long mà làm chỉ là thu nhỏ lại thôi.

Nhưng Lý Từ Huy rất nhanh nhận ra bất cập. Xuống đến cấp địa phương. Ngay cả cấp lớn như Châu Bố Chính, Châu Ma Linh, Châu Địa Lý, Châu Chính Hoà. Thì Hình Ty không có vươn tới. Các nơi này không có cơ quân tư pháp độc lập. Án Kiện là do tay quan phụ mẫu xét xử. Tức là Phủ Doãn, Huyện Lệnh, xét xử.

Đâu có cá kiểu này được.

Đây đối với Lý Từ Huy là lẫn lộn cơ quan quản lý hành chính, tư pháp – hành pháp.

Cho nên từ lâu Lý Từ Huy riêng về pháp luật ở Bố Chính đã thực thi tam quyền phân lập. Lập Pháp- Tư Pháp- Hành Pháp.

Các toà án tư pháp được thành lập đứng đầu là Ty Hình coi như Toà Án nhân dân tối cao ( không đổi tên) . Dưới Ty hình là hệ thống toà án các cấp. Thực hiện xét xử tranh cãi phạm tội. Từ đó tước đi quyền lực một phần của quan địa phương và cũng làm cho họ tập trung hơn vào dân chính.

Làm sao có thể yêu cầu một Phủ Doãn- Huyện Lệnh vừa giỏi luật đến mức làm quan xử án lại bắt họ giỏi các chuyên môn như tổ chức quản lý nhân sự. nông nghiệp thuỷ lợi. Thậm chí là thương nghiệp quản lý? Cái kiểu nhồi nhét nhiệm vụ vào một người tuy quyền lớn sướng thật nhưng mấy ai làm cho tốt được công việc quan địa phương?


Nó giống cái kiểu một nghề chín còn hơn chín nghề, cả ngày quan địa phương cắm đầu xử án thì đó là quan tòa. Làm sao có thời gian lo dân chính? lo dân chính một thời gian thì án kiện lại đầy ắp phủ nha ứ lại.

Do đó tư pháp của Bố Chính đã tách biệt từ lâu.

Nhưng nếu làm vậy thì Ty Hình quyền lực quá lớn bao trùm tất cả sinh biến, cho nên họ bị cắt đi quyền Hành Pháp ( thi hành pháp luật) và bị giám sát bởi cơ quan gọi là Kiểm Sát Ty có chức năng giám sát cả thi hành lẫn xét sử pháp luật và chịu trách nhiệm trực tiếp với Lý Từ Huy.

Chỉ nói riêng về mặt pháp luật thì Lý Từ Huy đã xây dựng cơ cấu hoàn chỉnh cho Tân Bình Lộ và nó chạy trơn chu mấy năm nay rồi.

Nhưng muốn thay đổi Đại Việt lại khó, phải dần dần.

Luật Bố Chính đã không còn là luận Đại Việt trong thời gian Tân Bình Lộ thoát ly 6 năm đã mấy lần Lập Pháp, tham gia có đại diện của các cơ quan cả dân chính và Tư Pháp- Hành Pháp- Kiểm Sát tiến hành họp bàn bổ xung sửa đổi luật cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Tân Bình Lộ.

Ở đây đã có được những bộ luật chuyên biệt như : Đứng đầu là hiến pháp của Bố Chính hay còn nói là luật gốc là nguồng cơn của mọi loại luật pháp chuyên biệt sau đó. Đây dựa chính vào Luật của Đại Việt nhưng có sửa đổi, bớt và bổ xung rất nhiều. Luật Hành Chính, Tài Chính, Đất Đai, Dân Sự, Lao Động, Hôn Nhân, Hình Luật, Kinh tế, và luật tố tụng.

Tất nhiên trong 6 năm chưa thể các loại luật chi tiết chuyên biệt được hoàn chình mọi mặt nhưng đã thành hình cơ sở.

Ví như ở Bố Chính Luật Kinh Tế, Tài Chính là khá chi tiết vì nó phục vụ cho thương nghiệp, thương mại dịch vụ quá khủng bố ở Tân Bình Lộ.

Những luật như Dân Sự, Hôn Nhân, Đất Đai sẽ được in số lượng lớn những điều cơ bản nhất để phổ biến cho dân, đây là trách nhiệm của cả Hình Ty các cấp và Kiểm Sát. Nếu các ông phổ biến luật không tốt, người ta không biết mà phạm ông có cớ gì bắt người ta. Cho nên các loại luật, sử đổi phải được phổ biến toàn dân.

Cũng may những loại luật cơ sở không quá phức tạp, dân lại biết đọc cả nên phổ biến không có khó.

Còn về thương nhân, thằng nào chẳng có quyển luật kinh tế, tài chính trong túi.

Đây là điểm thương nhân thích làm ăn ở Bố Chính , luật rõ ràng, đọc hiểu làm theo thì không ai bắt nạt được họ cả dù họ là người ngoại quốc.

Nên nói thẳng một chuyện Thương Nhân ngoại quốc đến Bố Chính toàn là chuyên gia ngôn Ngữ Việt và là một tay luật sư kinh tế siêu hạng cả.

Nhưng Lý Từ Huy đến Thăng Long thì trong mắt nàng đó là một mớ hỗn độn, chồng chéo chức năng nhiệm vụ các cơ cấu triều đình. Hệ thống cồng kềnh nhưng hoạt động không được, tuy quyền lực tập chung hết về tay Huy nhưng thực tế không làm được cái gì ra hồn. Muốn cải cách thì chưa đủ điều kiện.

Dân chưa biết chữ sao phổ biến luật, Lập Pháp chưa thành lập sao có thể phổ biến luật Bố Chính? cho nên trong trung cấp chương trình chỉ có ba cái môn luật được đưa vào đó là luật Kinh Tế, Luật Dân Sự và Hình Luật.

Hình luât này không phải là Luật hình sự của Bố Chính mà vẫn là Hình Luật của Thăng Long cũ. Chấp nhận, vì nàng chưa tổ chức hệ thống Lập Pháp muốn sửa đổi luật là không được. Và cũng chưa nên làm lúc này vì các điều kiện chưa đủ. Dân phải đủ học đã mới có thể bắt tay vào sửa đổi.

Luật Kinh Tế quá mới, nó không có trong bộ luật cũ của triều Lý cho nên không gây xung đột, được đưa vào giảng dạy, đưa phổ biến toàn dân coi như mặc định chấp nhận, đây là Lý Từ Huy dùng quyền lực Nhiếp Chính Vương bá đạo mà nhét vào hệ thống Thăng Long.

Luật dân sự cũng không quá đá luật gốc của Thăng Long nên cho vào được không ai phản đối.

Nhưng mấy thứ như luật hôn nhân gia đình mà cho vào Thăng Long là nhảy dựng cả lên ngay, nàng chưa cho vào được. Ví dụ như hệ thống một vợ một chồng là không hiện thực, thời này chiến tranh liên miên đàn ông giảm mạnh, phụ nữ đông. Nếu ban luật kiểu này thì đến một nửa phụ nữ đến tuổi sẽ không có chồng.

Cho nên Lý Từ Huy sửa đổi có thể lấy nhiều hơn hai vợ nhưng muốn cưới được vợ mới thì tất cả các vợ cũ phải tự nguyện đồng ý mới được. Đọc lại cái luật này Lý Từ Huy lại nghĩ về bản thân mà đầu đầy mây đen. Mình viết ra chẳng nhẽ mình không làm theo.

Trong luật hôn nhân gia đình còn có quá nhiều cái mới mà xã hội Bố Chính có thể chấp nhận xã hội Đại Việt không chấp nhận cho nên những thứ tranh cãi này chưa nên đem tới Thăng Long.

Vụ cãi nhau giữa Tân Học Sinh và lũ sinh viên Quốc Tử Giám hẹn nhau tranh biện ngày 15 tháng Giêng bỏ. Vì sao?

Học sinh nói chúng ta bận đi thi làm quan… chúng mày cứ ở đó ngâm thi ca thơ phú đi, các ca không rảnh cãi nhau với ..”Nhà văn” các ca là người làm đại sự.

Toang.

Sinh Viên quốc tử giám điên cuồng làm thơ vè chửi rủa nhưng chịu. Họ đã là hệ thống cũ, đã không còn được dùng, lần này thi viên chức đó là Lý Từ Huy tuyên bố rõ. Quốc Tử Giám một là thay đổi hai là tự biến mất trong dòng lịch sử và trở thành di tích. Hủ Nho nhóm đại diện cho Quốc tử Giám vẫn loay hoay chưa tìm ra cách gì thì làm sao đám sinh viên này tìm ra cách gì.?

Quỳ ở Đoan Môn dọa từ chức, dọa thôi học.

Được thôi … chị chấp thuận. Sẽ có vài ngàn nhân tài Bố Chính ùa đến tạm thời công tác thay vị trí để ổn định tình hình, chờ thư viên chức lần 2-3.

Có trời mới biết được Bố Chính có bao nhân tài làm quan.

Ví như một mình Vũ Tường Yên về Kinh Sư, hắn xử lý việc bằng 8 người còn lại trong Tam Tỉnh cộng dồn. Cái gì cũng làm được, từ dân chính, tổ chức, Luật, Thủy lợi, Nông vụ.

Cái này là rõ, Vũ Tường Yên không phải dạng vừa, hắn không phải chuyên gia các ngành trên, hắn giỏi nhất là luật nhưng các ngành trên hắn biết về cơ sở, chỉ cần biết về cơ sở và biết tổ chức quản lý nhân tài thì hắn sẽ gấp mười lần các vị râu trắng tóc bạc ngồi đây, toàn đọc sách nói phét.

Các vị leo lẻo Thủy Lợi, đã trực tiếp ra tới đê quan sát địa thế chỉ huy đắp đập chưa? Đã thực sự cầm sách Thủy Lợi của Bố Chính đọc kỹ về các kỹ thuật xây đê xây mương chưa? Biết thế nào là lưu lượng dòng chảy, bên bở bên bồi nguyên nhân, biết thế nào là sói mòn độ dốc, lưu lượng đỉnh , lưu lượng lũ? Không biết thì làm sao làm thủy lợi được? Đọc sách thánh hiền làm thủy lợi? Ha ha ha ha cười chết Vũ Tường Yên ta rồi.

Đây chỉ là một cái Vũ Tường Yên đã làm cho Hủ Nho Tam Tỉnh sợ té đái, các nhân Viên Bố Chính đến bổ xung càng làm cho Hủ Nho nhóm cảm thấy bị uy hiếp. Kẻ làm Nông Nghiệp hiểu cực sâu về Nông Nghiệp không quan tâm nhiều ngành khác, giống lúa , cách gieo cấy, sâu bệnh , lúc nào nên thoát nước thêm nước vanh vách còn hơn cả kinh nghiệm lão nông dân 1 vạn lần. Nơi nào nên trồng cây gì nuôi con gì. Đều là chi tiết đến cùng cực. Đây chính là chuyên gia về một ngành xác định.

Cãi nhau với họ hủ nho lôi hồ dã chi dã thánh hiền ra? Họ lôi ngươi đến ngay hiện trường. Đây là cây lúa gì? Bao lâu nên làm cỏ bón phân gì thời điểm nào. Tiếp tục Hồ Hồ Dã Dã bố mày xem?

Cho nên Hủ Nho không dám thử , nhỡ may thực sự Bố Chính đủ nhân tài thay hết bọn hắn thì sao? Vì vậy ở Thăng Long chưa thấy hiện tượng tụ năm tụ bảy doạ từ quan. Vì Minh Huy Thánh Đế đang lom lom mắt chờ ai mở miệng từ quan để có lý do phế.

Lý Từ Huy là đang doạ thôi, nhân tài làm quan của Lý Từ Huy ở Bố Chính không quá nhiều đến vậy, vả lại đi làm quan sứ người nhiều lực cản lắm, nếu thật từ quan đồng loạt có khi Triều Đình không tê liệt nhưng chệch choạc 2-3 năm mới khô phục là chuyện có thể đấy.

Từ Huy là đang hoa chiêu doạ dẫm, dựa vào Bố Chính cường lực quá lố để ép Thăng Long vào quy củ.

Trong lúc vợ yêu ở nhà đang vật lộn “dọn đồ” Ký Ca đến công ty làm sếp quát nhân viên:

“ Con mẹ mày làm ăn thế à, biết bố mày là ai không”

“ Dạ em biết bố anh là Ngô Thường Hiến cơ mà ông Hiến bị người ta thịt rồi ạ”

“ Ơ … chó này láo”

Đùa thôi, Ngô Khảo Ký quát thật nhưng là quát Cẩm Y Vệ làm ăn bố láo.

Ngô Khảo Ký đến đây rồi mới biết Vĩnh Thành là thuộc quyền quản lý của Lưu Kỷ và đóng quân ở đây là tướng của Lưu Kỷ chưa biết tin Lưu Vương của hắn bị làm phản chém rồi.

Ngô Khảo Ký không đánh mà vây, cho người khoái thuyền chèo về gọi lũ Hoàng Thừa Trí, Lục Vinh Đình ,Vi Phùng Thanh lên đây nói chuyện, nếu chiêu hàng được thì tốt hơn.

Lần này bài học, là Ưng Vệ chưa phát triển quá thâm về phương bắc, chỉ có một số Ưng Vệ, Cẩm Y Vệ đang phát triển ở Hứa Xương thủ đô Đại Tống là không đủ.

Thông tin bế tắc rất dễ dẫn đến sai lầm.

Cho nên Ngô Khảo Ký cho Cẩm Y Vệ tỏa đi khắp nơi thám thính tình hình, nhất là tập chung vào Trường Sa. Ngô Khảo Ký quết án binh bất động ở Vĩnh Thành xây xông sự chắc chắn, không vội loạn động trước khi có đủ thông tin.





















Tông môn có đệ tử tấu hàì không hạn cuối, vô sỉ vô cực đọc cười bung chỉ, cười văng cái nết ra ngoài.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.