Mặc dù mang tiếng thái hậu nhưng bên cạnh bà ấy chỉ có một cung nữ thân cận dìu dắt đi tới khu vực đài tế thiên.
Đầu tiên là bách quan hành lễ:
- Thần tham kiến thái hậu.
Tuy rằng bề ngoài cung kính như thường nhưng thực tế có thể nhận ra không mấy người thành tâm.
Đơn giản vì thái hậu không có một tí quyền lực nào với triều đình hiện tại.
Con người là như vậy, chỉ xu nịnh những kẻ có quyền lực trong tay.
Tiếp đó là Huyền An Hoàng Hậu tới chào:
- Nữ nhi xin thỉnh an mẫu hậu!
Trần Tí cũng xuống tới, bởi vì là hoàng đế nên không hành lễ mà chỉ đỡ một bên tay của thái hậu:
- Nhi thần thỉnh an mẫu hậu!
Hành động này đối với Tuyên Hoa Thái Hậu là thể hiện ân sủng rất lớn.
Bà ấy cảm động nắm lấy tay Trần Tí:
- Cảm ơn hoàng thượng!
Trần Tí cười nói:
- Người một nhà, mẫu hậu không cần khách khí.
Vừa nói, Trần Tí vừa dìu Tuyên Hoa Thái hậu vào vị trí thượng tọa (khách quý).
Điều này khiến bá quan văn võ và kẻ hầu người hạ biến sắc, họ cho rằng Trần Tí đang tỏ thái độ bất mãn với việc mọi người ghẻ lạnh thái hậu.
Đặc biệt là người hầu trong cung, bao nhiêu kẻ lén lút cắt xén, ức h·iếp thái hậu giờ run như cầy sấy vì sợ bị thanh trừng.
Tất cả những việc đó đều không nằm trong tính toán của Trần Tí.
Anh chỉ đơn thuần mang tư tưởng hiếu đạo của người Việt và muốn tìm lý do câu giờ thôi.
Và trải qua bao nhiêu khúc chiết, thời gian cũng đi tới tám giờ năm mươi.
Trần Tí không câu kéo nữa, đứng trên đài cao, bắt đầu nói to:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Vốn họ Hồ thừa cơ tác loạn
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân gian tà bán nước Nguyễn Vương
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Độc ác thay, lá Trường Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Biển Đông không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha;
Ta lại thường tới bữa quên ăn
Nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Hận không thể quét tan giặc thù, diệt kẻ bán nước
Đánh cho chúng chích luân bất phản
Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn
Đánh cho xiềng xích nô lệ tan thành mây khói
Nên tại đây, Ta Trần Tí vâng theo mệnh trời lấy hiệu Thiên An.
Thề với muôn dân bách tính
Ánh mặt trời chiếu tới đâu, lúa mọc xanh tốt tới đó
Gió Định Long bay tới đâu, nụ cười muôn dân rạng ngời tới đó
Tiếng trống trận vang xa tới đâu, quân giặc thù tan tác tới đó.
Lấy Thiên địa làm xác thân
Lấy nhân dân làm phủ tạng
Vì bách tính no ấm
Vì vạn thế thái bình."
Đáng lẽ sẽ có quan văn chuẩn bị sẵn bài đọc cho Trần Tí nhưng không biết lý do gì mà chẳng thấy.
Bản thân Trần Tí cũng không có nhiều tài văn chương nên chỉ có thể chắp nối vài câu của danh nhân đất Việt ở thế giới cũ lại với nhau để bù đắp, tùy cơ ứng biến cho qua chuyện.
Không thể yêu cầu một cậu bé mười hai tuổi tự nghĩ ra bài văn kinh thiên động địa gì được.
Nhưng Trần Tí đã đánh giá thấp tài văn chương của các bậc vĩ nhân đất Việt.
Trần Tí không biết, toàn bộ bá quan văn võ trong triều Trần đều phải chấn động trước những lời lẽ đang thép, giàu cảm xúc nhưng không kém phần chí lý này.
Không phải ngẫu nhiên mà chúng được lưu truyền hàng ngàn năm ở thế giới cũ.
Rất nhiều quan lại trong lòng còn mang nhân nghĩa, dân chúng đều đã cảm động bật khóc tại chỗ, bí mật thề với lòng sẽ trung thành với Trần Tí, vì bách tính mà sáng tạo thái bình thịnh thế.
Họ tin tưởng Trần Tí có thể nói ra những lời này, ắt hẳn cũng là bậc quân tử nhân nghĩa, vì nước vì dân.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, Trần Tí không có quên mình còn phải tận dụng trời mưa để tô đậm truyền kỳ thiên mệnh.
Thời gian cũng đã đến sát nút chín giờ.
Trần Tí cũng n·hạy c·ảm ngửi thấy mùi hơi nước thoang thoảng hòa vào trong gió.
Vậy nên anh chưa dừng lại ngay mà tiếp tục nói:
- Trẫm, người mang thiên mệnh, lo chí lớn, an vạn dân.
- Nay thấy cảnh h·ạn h·án khô cằn, dân sinh đói khổ, kính xin trời cao giáng xuống cam lâm rưới mát mọi nhà.
- Kính xin trời cao rũ lòng thương.
Khi nói câu này, Trần Tí quỳ xuống, hướng mặt lên trời để cầu xin.
Toàn thể bá quan văn võ cùng quyền quý, tôn thất cũng quỳ theo.
Mặc dù có tình nguyện hay không, tối thiểu nhất mặt ngoài cũng phải quỳ xuống, thể hiện sự ích trọng với thượng thiên.
Bỗng từ trong người của Trần Tí xuất hiện hình ảnh một con rồng bay ra ngoài.
Tuy không to lớn che khuất bầu trời nhưng cũng sống động, mạnh mẽ, bay lượn quanh quẩn.
Nó dừng lại ở trên đỉnh đầu Trần Tí, rống lên một tiếng khiến tất cả những người xung quanh sợ hãi quỳ sát mặt xuống đất, dập đầu.
Lần này, họ thật sự thành tâm quỳ xuống chứ không chỉ đơn thuần làm lễ cho người khác xem.
Và cũng đúng lúc này, biến cố xuất hiện.
Tí tách!
Tí tách!
Tí tách!
Từng hạt mưa lấm chấm rơi xuống từ bầu trời và nặng dần thành một cơn mưa to trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
Đám người hầu vội vàng chạy tới cầm dù che cho quan lớn nhưng họ không rảnh bận tâm đến điều đó mà chỉ lẩm bẩm thì thào:
- Thiên mệnh!
- Thật sự là thiên mệnh.
- Long thần ban mưa
- Ý trời đã thế!
Cho dù là những đại thần nắm quyền lực khổng lồ trong triều cũng không thoát khỏi sự kinh ngạc tận đáy lòng, đưa tay ra ngoài hứng nước mưa với khuôn mặt không thể tin được.
Bởi vì Khâm Thiên Giám, cơ quan luôn phụ trách dò xét “ý trời” của Thiên Long Quốc từng tuyên bố rằng đại hạn sẽ diễn ra trong nhiều năm, đặc biệt là ở vương triều nhà Trần đại nghịch bất đạo dám chống lại thiên triều thượng quốc.
Ở thế giới này, Khâm Thiên Giám có quyền uy rất lớn và tự cho mình là có thể dò xét ý trời, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý.
Thậm chí hoàng đế của Thiên Long Quốc cũng phải nể nang ba phần.
Ấy vậy mà Trần Tí lại có thể sửa đổi “ý trời” chuyện mà người bình thường không bao giờ làm được.
Trên thực tế, quan lại triều Trần chủ yếu muốn dùng Trần Tí để an lòng dân chứ không ngờ rằng anh sẽ thực sự cầu được mưa.
Nhưng Trần Tí đã khiến cho họ chứng kiến thần tích xảy ra.
Rồng thần xuất hiện, hô mưa gọi gió, nghịch chuyển càn khôn, ngay lúc này, Trần Tí bảo mình là thiên đế chuyển sinh cũng sẽ có không thiếu người tin.
Không biết là ai dẫn đầu.
Ngay sau đó, tất cả bá quan văn võ, người hầu kẻ hạ, cung nữ thái giám đều quỳ xuống nền đất ướt đẫm nước mưa mà hô to:
- Chúc mừng bệ hạ, chân mệnh thiên tử.
- Bệ hạ vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế!
Tiếng hô liên tục, lặp đi lặp lại kéo dài rung chuyển đất trời khiến Trần Tí muốn ra lệnh họ dừng lại cũng không làm được.
Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó.
Bên ngoài đường phố Định Long, vô số người dân chạy ra tắm mưa, tung tăng nhảy múa đón mừng những giọt mưa quý hiếm sau những ngày khô hạn đến cùng cực.
Chỉ có những cô gái trẻ sợ mất thể diện mới núp trong nhà nhưng cũng nhìn ra bên ngoài với đôi mắt sung sướng, hạnh phúc.
- Trời mưa rồi, bệ hạ vạn tuế!
- Hạn hán kết thúc, chúng ta sống rồi.
Từ nông dân cho tới địa chủ, từ binh sĩ cho tới thợ thuyền đều đắm chìm trong niềm hạnh phúc tới một cách đột nhiên.
Trên những cánh đồng, lão nông dân thậm chị tự động quỳ xuống dập đầu cảm ơn ông trời.
Hai hàng nước mắt lăn dài trên làn da khô quắt, nhăn nheo bởi cháy nắng.