Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 7: Đứng trên vạn người



Chương 7: Đứng trên vạn người

Trần Tí hít sâu một hơi, ánh mắt đảo qua từng người.

Tể tướng Trần Ngỗi, người dẫn đầu quan văn, có uy danh cực lớn trong giới nho sinh.

Nguyên lão Vương Ân, đại diện cho vương hầu, quý tộc đang nắm giữ tam tỉnh (thượng, trung, hạ, tam tỉnh, tam quyền phân lập) trong tay.

Đại tướng quân kiêm thái úy Trần Đức Độ, tổng quản quân sự quốc gia và cũng là người đưa Trần Tí về kinh đô, tác hợp (ép duyên) cho Trần Tí và Huyền An.

Ở trong mắt Trần Tí, bất cứ người nào cũng có khả năng hai lòng, kể cả Trần Đức Độ.

Nhìn mãi nhìn mãi, Trần Tí bắt đầu thấy được những gương mặt quen thuộc chốn hậu cung.

Tử Hiếu, Mẫu Đơn, Tường Vi.

Đây là ba vị phi tần góa chồng của các con trai Trần quang Đế.

Năm đó, đáng lẽ cả ba sẽ bị ban c·hết để bồi táng theo chồng nhưng vì Trần Tí yêu cầu nên được đưa vào lãnh cung, phong làm “nương nương” sống cô quả cả đời còn lại.

Tuy không vui vẻ gì cho lắm nhưng tốt hơn m·ất m·ạng.

Trần Tí cũng thấy được hoàng hậu của mình.

Cô ngồi ở một vị trí riêng biệt với những đối tượng khác, gần chỗ ba vị nương nương góa chồng, thể hiện rõ ranh giới giữa hậu cung và triều chính.

Đúng lúc này, một người mặc trang phục quan lại tiến đến nói nhỏ:

- Thưa bệ hạ, giờ lành đã đến.

Vị quan này đến từ Thiên Tinh Tháp, cơ quan chuyên tính toán ngày tháng, cát hung, xem thiên văn, dò địa lý.

Tất nhiên, độ nổi tiếng thì không sánh bằng Khâm Thiên Giám của Thiên Long Quốc.

Trần Tí hơi gật đầu xác nhận đã biết, sau đó liếc xuống dây chuyền.

Lúc này, thời gian đã tới tám giờ, nằm giữa giờ thìn.

- Như vậy xem ra giờ lành của Thiên Tinh Tháp định ra là giờ thìn (từ bảy giờ đến chín giờ ở hiện đại).

- Nhưng còn khoảng một tiếng nữa mới có mưa.

- Mình thì đâu có biết nói gì để câu kéo tận một tiếng.

Trần Tí dù sao cũng chỉ là một đứa bé, bắt cậu ta phải nghĩ ra bài diễn thuyết dài lê thê cả tiếng giống những ông già râu bạc là làm khó nhau rồi.



Thật ra, đáng lẽ phải có quan văn viết sẵn bài văn cho Trần tí đọc.

Nhưng vì có người cố ý chơi chiêu nên dẫn tới Trần Tí tay không bắt giặc, cậu chỉ mới mười hai tuổi nên không biết được âm mưu bẩn thỉu ở bên trong.

Tuy nhiên, Trần Tí lại có cách khác.

Anh ta gọi thái giám tổng quản Lý Trung Hiền lại và hỏi:

- Tại sao không thấy Tuyên Hoa Thái Hậu?

- Ngày trọng đại như thế này làm sao thiếu được?

Tuyên Hoa Thái Hậu tên thật là Nguyễn Dung, chị gái Nguyễn Vương, mẹ đẻ của Huyền An hoàng hậu.

Nguyên nhân bà ta bị cho ra rìa trong ngày trọng đại quốc gia là bởi Nguyễn Vương phản quốc, dẫn quân ngoại bang vào xâm lấn nước nhà.

Dựa theo luật lệ cổ đại, thái hậu phải bị tội liên đới, tru di cửu tộc.

Nếu như không phải là mẹ đẻ của Huyền An đã sớm phải t·ự v·ẫn chuộc tội.

Lý Trung Hiền lộ ra vẻ khó xử.

Chưa nói đến thân phận n·hạy c·ảm, chỉ riêng việc tốn thời gian đi về mời thái hậu tới tổ miếu cả đi cả về cũng phải mất non nửa canh giờ.

Dù sao Tuyên Hoa thái hậu quanh năm ở trong lãnh cung, thân thể yếu ớt, hoàng cung lại rộng lớn.

Nhưng lão ta cũng chỉ là thái giám, cãi lời thiên tử trên đài tế thiên khác nào tự tìm đường c·hết.

Cuối cùng, Lý Trung Hiền đành vâng dạ rồi vội vàng chạy xuống tìm Huyền An Hoàng Hậu.

- Nương nương, bệ hạ muốn mời Tuyên Hoa Thái Hậu tới.

Dựa theo suy nghĩ của ông ta, người thích hợp khuyên nhủ Trần Tí nhất là hoàng hậu.

Quả nhiên Huyền An Hoàng Hậu cũng cảm thấy không ổn, vội vàng tiến lại chỗ Trần Tí.

- Bệ hạ, thần th·iếp nghe nói bệ hạ muốn mời Tuyên Hoa Thái Hậu tới tham gia buổi lễ?

- Đúng vậy, dù sao cũng là mẹ đẻ của nàng, những lúc như thế này nên có mặt.

Huyền An Hoàng Hậu hơi ngẩng đầu, trong lòng cô bỗng có một chút cảm giác xúc động.

Cô nghĩ rằng Trần Tí làm vậy vì an ủi mình, dù sao trong trường hợp này thì đó là nguyên do hợp lý nhất.



- Bệ hạ, không cần phải lo nghĩ cho thần th·iếp đâu.

- Việc mời thái hậu tới sẽ tốn nhiều thời gian, khiến bách quan phải chờ đợi ngoài nắng.

- Không những thế còn làm trễ giờ lành nữa.

Trần Tí xua tay:

- Hoàng hậu không cần nói nữa, ý trẫm đã quyết.

- Trẫm không phải vì nàng mà là bởi lợi ích quốc gia.

Trần Tí rất ít khi xưng trẫm với Huyền An nhưng lần này làm vậy là muốn sử dụng quyền uy đế vương.

Quả nhiên, Huyền An lui lại về chỗ và không dám nói thêm gì nữa.

Nhưng ở sâu đôi mắt đẹp đẽ như sao trời lặng lẽ xuất hiện thêm một số thứ.

Lý Trung Hiền thấy hoàng hậu cũng không thuyết phục được đành phải gắng gượng tuyên chỉ:

- Bệ hạ có chỉ, mời Tuyên Hoa Thái Hậu tới dự lễ!

- Khi nào thái hậu tới thì buổi lễ mới được bắt đầu.

Lời này vừa được nói ra, bách quan liền xôn xao bàn tán.

Đi đầu là nguyên lão Vương Ân đứng ra chắp tay thưa bẩm:

- Khải bẩm bệ hạ, Tuyên Hoa Thái Hậu có thân phận đặc thù và n·hạy c·ảm, tham dự lễ không thích hợp.

- Thái hậu là mẹ của hoàng hậu, cũng là mẹ của trẫm.

- Bây giờ khanh lại muốn trẫm xa lánh mẫu thân, làm kẻ bất hiếu chăng?

- Thần không dám!

Thái sư Vương Ân lập tức quỳ xuống dập đầu, không dám nói thêm lời nào nữa.

Đến phiên tể tướng Trần Ngỗi bước ra, ông ấy không nói chuyện thái hậu mà chỉ quan tâm giờ lành:

- Thưa bệ hạ, việc mời thái hậu đã có thái giám đi làm.

- Nhưng giờ lành đã đến, thần e rằng sẽ để lỡ mất.



- Chi bằng bệ hạ cứ bắt đầu buổi lễ trước, chờ khi thái hậu tới thì thỉnh an sau.

Xét công bằng mà nói, Trần Ngỗi đưa ra ý kiến tương đối hợp lý.

Nhưng điều Trần Tí cần là câu giờ, tất nhiên không đồng ý với Trần Ngỗi:

- Không được, ý trẫm đã quyết, các khanh không cần bàn nữa.

- Trẫm chính là thiên tử, mang theo mệnh trời, lời trẫm nói đại biểu thiên ý, lúc trẫm muốn chính là giờ lành.

Trần Tí hít sâu một hơi, quay xuống bách quan, giang rộng hai tay và tuyên bố với tất cả mọi người:

- Trẫm tức thiên ý!

Văn võ bá quan hàng nghìn người lúc này giật mình ngẩng đầu với ánh mắt kinh ngạc.

Thân hình nhỏ bé ở trên đài tế thiên lúc này trông có vẻ cực kì khí phách.

Ở cổ đại, thiên ý không phải thứ có thể nói xằng nói bậy được.

Thậm chí nếu nói lời này là kẻ khác chứ không phải hoàng đế đã bị đ·ánh c·hết ngay tại chỗ vì tội đại nghịch bất đạo.

Bởi vậy, khi nghe thấy Trần tí tuyên bố bá đạo như thế, tất cả đều bị bất ngờ và câm nín hoàn toàn.

Nhưng cái giá phải trả cũng không nhẹ.

Nếu hôm nay cầu mưa không được, đây có thể sẽ là cái cớ cho người khác nổi dậy, diệt trừ hôn quân vô đạo.

Không phải tất cả mọi người đều tin tưởng vào cái gọi là "thiên mệnh" của Trần Tí.

Đặc biệt là khi Khâm Thiên Giám đã tuyên bố nhà Trần đại hạn không mưa thì làm vậy không khác gì thằng liều.

Thời gian thấm thoắt trôi qua.

Nhoáng cái đã gần hết giờ thìn.

Bá quan văn võ cũng phải đứng nắng chịu trận, trong lòng chắc chắn không vui.

Nhưng dù có đổ mồ hôi dầm dề cũng không ai dám nói câu nào vì đây là đài tế thiên, thiên tử có thể nói nhiều một hai câu chứ người thường bất kính sẽ phạm tội mất đầu.

Cuối cùng, họ cũng chờ được thái giám hô:

- Thái hậu giá đáo!

Từ trên xe ngựa, một người phụ nữ có vóc dáng tiều tụy bước xuống.

Tuy rằng khuôn mặt đã có dấu vết của thời gian nhưng không che giấu nổi vẻ đẹp mặn mà, khi còn trẻ ắt hẳn là một mỹ nhân.

Đó chính là thái hậu của nhà Trần, một nhân vật đã bị lãng quên từ rất lâu.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.