Chương 79: Thiết Quyền Nhân Dân, chiêu cuối, quốc hữu hóa
Sau khi mọi việc đã xong xuôi, một viên tướng tiến đến báo cáo:
- Bẩm hoàng thượng, đã bắt được thủ phạm!
- Đối phương là bang hội, Trần tướng quân vì hổ thẹn với bệ hạ nên đã xông pha bắt gọn cả hang ổ.
- Ở đó phát hiện nhiều cơ sở buôn bán t·huốc p·hiện, m·ại d·âm, b·ắt c·óc, b·uôn l·ậu b·ất h·ợp p·háp.
Trần Tí hừ lạnh:
- Vậy sao, dẫn đường đi.
Nói đoạn, Trần Tí mời những thương nhân ngoại quốc đi cùng, mục đích là để họ chứng kiến Trần tí thực sự chỉ tiêu diệt bang hội phạm pháp chứ không mảy may động đến dân thường.
Nhiều người sẽ không hiểu hành động này có ý nghĩa gì bởi vì nó liên quan đến vấn đề xa hơn trong tương lai là Thiên Long Quốc sẽ đổi trắng thay đen, tìm cách cô lập Đại Việt.
Mặc dù Trần Tí chỉ nhắm vào bang hội nhưng chắc chắn vua quan Thiên Long Quốc sẽ nói là Đại Việt g·iết thường dân vô tội.
Họ sẽ miêu tả những đại ca xăm trổ đầy mình, cầm dao tông đi c·hém n·gười khác là những cô gái yếu đuối, đáng thương.
Chúng sẽ lấp liếm t·huốc p·hiện, m·ại d·âm, b·ắt c·óc, t·ống t·iền là kinh doanh hợp pháp.
Những người không biết chuyện sẽ bị Thiên Long Quốc lừa gạt và hiểu lầm về Đại Việt, gây tâm lý e ngại cho sự phát triển sau này.
Đây là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra vì Thiên Long Quốc có địa vị bá chủ trong khu vực châu á, nắm giữ quyền phát ngôn và thao túng dư luận quốc tế.
Nhưng thương nhân tây dương và Nhật Bản thì khác, họ cũng có chỗ dựa từ quý tộc trong nước và không bị Thiên Long Quốc chi phối hoàn toàn nên sẽ gửi thông tin đúng sự thật về bản thổ.
Từ nguồn thông tin này, thế giới bên ngoài sẽ có cách nhìn chính xác hơn, thậm chí ở tương lai cũng đủ căn cứ chứng minh về tinh thần chính nghĩa trong hành động thanh trừ bang hội của Trần Tí.
Có thể nói vì tương lai của Đại Việt, Trần Tí đã tính toán đến mức từng chút một, suy xét mọi trường hợp, tất cả đều đến từ những bài học trong lịch sử Lạc Việt.
Quả nhiên, khi nhìn thấy hàng trăm n·ạn n·hân bị bang hội Thiên Long Nhân b·ắt c·óc cùng vô số bàn t·huốc p·hiện, các thương nhân ngoại quốc đều giật mình:
- Lạy chúa, chuyện gì thế này?
- Ở đây sao lại có nhiều trẻ em bị giam giữ và đ·ánh đ·ập đến vậy?
- Còn trại t·huốc p·hiện nữa, trong đời tôi chưa từng thấy nơi nào mà t·huốc p·hiện tràn lan thế này.
Ở bản thổ tây dương, t·huốc p·hiện là loại hàng hóa b·ất h·ợp p·háp và bị cấm nên hiển nhiên họ cũng lấy làm kinh ngạc với độ lộng hành của thương nhân Thiên Long Quốc.
Thời điểm này, Đại Việt chưa có vị “hiền vương” vì bưng bô ngoại bang mà tự làm suy yếu quốc gia mình nên các nước tây dương chưa có suy nghĩ thực dân Đại Việt ở trong đầu.
Nếu tìm hiểu thì sẽ biết, trước khi “hiền vương” nắm quyền, thương nhân tây dương đều đánh giá Đại Việt là một quốc gia trù phú, hùng mạnh và có phần e ngại.
Đối với họ, Đại Việt mang vị thế của một quốc gia ngang hàng, có luật lệ riêng cần phải được tôn trọng nên cấm t·huốc p·hiện là chuyện đương nhiên.
Trần Tí cũng lấy làm kinh ngạc khi thấy tận mắt, dù đã biết trước thông qua tin tức từ Mật Viện nhưng khi nhìn thấy cả ngàn bàn h·út t·huốc phiện đặt tràn lan trong lòng Sài Gòn cũng phải sợ hết cả hồn.
- Để cho bạn bè quốc tế nhìn thấy điểm tối mất rồi.
- Bởi vì mới tiếp quản Sài Gòn nên chúng tôi chưa kịp thanh lý hết lũ sâu mọt này, chúng đều là do triều đình cũ dung túng.
Một viên quan đứng ra thay Trần Tí giải thích cho các thương nhân nước ngoài, sau đó liền quỳ xuống báo:
- Bẩm bệ hạ, thần phát hiện có một bản ghi chép cho thấy những bang hội này cấu kết với thương nhân Thiên Long Quốc ăn chặn tiền.
- Ví dụ họ bán 5 tiền một phương gạo cho Thiên Long Nhân thì sẽ bán gấp đôi mười tiền một phương gạo cho thương nhân đến từ Pháp, Nhật Bản, Bồ Đào Nha để giữ lợi thế cạnh tranh.
Nghe nói tới vấn đề tiền bạc n·hạy c·ảm, tất cả thương nhân ở đây lập tức thể hiện sự quan tâm.
- Bệ hạ, ngài có thể cho chúng tôi xem qua được không, chúng tôi cũng làm ăn ở bến cảng Sài Gòn.
- Được thôi!
Trên thực tế, Trần tí cố ý sắp đặt việc này để các thương nhân tây dương biết mình bị đám thương lái Thiên Long Quốc lừa gạt thế nào.
Quả nhiên, các thương nhân người Pháp tức giận đến đỏ bừng mặt, mắt long sòng sọc:
- Lý nào lại như thế, cùng là mua hàng, vì sao bán cho chúng ta với giá gấp hai, gấp ba?
- Đúng vậy, hàng hóa chúng ta mang tới cũng bị đẩy giá lên hàng chục lần, bảo sao hàng ế không ai mua.
Đối với thương nhân mà nói, tội ác nào cũng không quan trọng bằng túi tiền của họ, đám thương nhân Thiên Long Quốc này dám ăn chặn tiền, c·hết là đáng đời.
Một thương nhân người Pháp đứng ra quỳ xuống chắp tay thưa:
- Bẩm bệ hạ, những thương nhân này dám cấu kết với bang hội hãm hại người dân, tội ác tày trời, mong bệ hạ nghiêm trị!
Những người khác cũng hùa theo cầu xin, còn mục đích là để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh hay vì công lý thì khó mà nói được.
Trần Tí cũng thể hiện khuôn mặt đầy tức giận, giống như kiểu những thương nhân này đã làm gì đó cùng hung cực ác, sau đó ra lệnh:
- Ra lệnh cho tướng quân Trần Chân, đóng băng tất cả tài sản, tịch thu tài sản những người có tham gia vào đường dây phạm tội của Thiên Long Nhân.
- Nhất định phải trả lại công bằng cho người dân và thương nhân đến với Đại Việt chúng ta.
Lúc này, Trần Tí mới tung ra tuyệt chiêu tối thượng chuyên trị tư bản độc tài là “quốc hữu hóa”.
Tất nhiên, nó được sử dụng một từ ngữ khác cho phù hợp với hoàn cảnh.
Những thương nhân ngoại quốc khác không hề hay biết gì về hành động của Trần Tí, vui vẻ tung hô:
- Bệ hạ anh minh!
Trên thực tế, đây là chiêu một lãnh đạo tài năng của đất Việt từng sử dụng để triệt tiêu tư sản lũng đoạn hoa kiều mà Trần Tí học được và áp dụng với Thiên Long Nhân.
Bất kể là tiêu diệt, vây bắt hay làm thế nào đi chăng nữa cũng chỉ mang lại hiệu quả nhất thời mà không thay đổi được bản chất lũng đoạn.
[Như thời hiện đại, theo một số nguồn tin chưa thể kiểm chứng, hoa kiều chiếm tới 80% nền kinh tế của Indonesia, 90% của Malaysia, 90% vốn doanh nghiệp thái lan, kiểm soát mọi mặt của Singapore, chiếm 35% kim ngạch thương mại của Philippines, Campuchia thì không cần phải nhắc cũng tự hiểu.
Hầu hết các nước Đông Nam Á về bản chất chỉ là con nợ của hoa kiều và bị thao túng hoàn toàn bằng lũng đoạn tư sản.
Sự thao túng đó thậm chí khiến nhiều nơi xuất hiện làn sóng b·ạo đ·ộng, thanh trừ hoa kiều của dân bản xứ như b·ạo l·oạn Indonesia 1998 ( cảnh báo: mọi người đừng tra xem nha, dã man lắm, ám ảnh tâm lý luôn) nhưng không thay đổi được bản chất vấn đề, con nợ thì vẫn mãi là con nợ.
Nhưng chính nhà lãnh đạo tài ba của đất Việt ấy, chỉ đơn giản sử dụng chiêu quốc hữu hóa tài sản, vừa ngăn chặn sự lũng đoạn của hoa kiều có liên hệ với nước ngoài mà không gây tổn thương sâu sắc đến phần lớn người hoa thông thường hiền lành.
Đất Việt thành một trong số ít những quốc gia có thể tự hào về sự độc lập, tự cường mà không bị thao túng bởi tư sản hoa kiều ở khu vực châu á.]
Tất nhiên, quốc hữu hóa cũng có nhiều mặt trái của nó, bản thân vị lãnh đạo mà Trần Tí học hỏi cũng đã suy tính trả lại cho miền nam nền kinh tế thị trường bằng bài phát biểu:
“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức. Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy... Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã.”
Đáng tiếc, những người khác đã không đồng thuận với cái nhìn của ông, dẫn đến một giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Nhưng Trần Tí và Đại Việt thì khác, anh hiện tại là hoàng đế, mang theo q·uân đ·ội trung thành với mình sau nửa năm chiến đấu, đang ở xa thủ đô, có thể nói muốn làm gì thì làm.
Anh đã tính trước sẽ xử lý số tài sản quốc hữu hóa như thế nào để duy trì nền kinh tế thị trường, sôi động mà vẫn đảm bảo công bằng, an sinh xã hội.