Chương 67: Trần quân bất mãn vạn, mãn vạn không thể địch
Thời phong kiến, đường xá và phương tiện đi lại rất kém.
Đối với những đội quân bình thường khác, chỉ riêng việc hành quân từ Phú Yên tới Sài Gòn trong mười ngày đã là việc khó có thể làm được.
Vậy mà Trần Tí có thể sáng tạo ra kỳ tích quân sự tiến quân thần tốc liên chiến mười ngày càn quét từ Phú Yên ra tới Sài Gòn, gây r·úng đ·ộng trong tất cả các nước lân cận và quý tộc hiểu biết.
Dân chúng kiến thức có hạn, không hiểu nhiều nhưng quý tộc, địa chủ, sĩ phu biết rất rõ q·uân đ·ội nhà trần hiện tại hùng mạnh đến mức nào.
Và Trần Tí đã đánh giá cao về hiểu biết quân sự của Hồ Mị Ly cùng triều đình nhà Hồ.
Lúc này, trong triều đình nhà Hồ chia làm hai phe, có thủ trong thành hoặc bỏ chạy, không có bất kì người nào nghĩ đến việc chống lại “quân Trần bất mãn vạn, mãn vạn không thể địch.”
- Bệ hạ, quân Trần cực kỳ dũng mãnh, cao to vạm vỡ, cơ bắp cuồn cuộn, có thể lấy một đánh mười.
- Các vị châu trưởng và tướng quân dù đã anh dũng chống địch nhưng thế giặc quá lớn, không thể kháng cự.
- Nay tụ tập lại thành bốn vạn đại quân, chúng ta khó lòng mà chống lại được, chỉ có thể dựa vào tường thành hiểm trở để phòng thủ.
Một viên quan bỏ chạy từ Ninh Thuận về khuyên nhủ Hồ Mị Ly nên dựa theo tường thành để phòng thủ nhưng nhanh chóng bị người khác phản bác:
- Bệ hạ, quân Trần rất giỏi xài chiêu đoạn cầu, cắt lương.
- Thành Đại Lãnh hùng vĩ thế nào cũng phải sụp đổ, pháo đài Diên Khánh đang bị cô lập trong lòng địch, hậu quả nhãn tiền ở ngay trước mắt, chúng ta phải tìm cách rút lui trước khi bị bao vây.
- Đúng vậy, đế quốc Dưa Lạc có gửi sứ giả qua nói chuyện, chỉ cần chúng ta đồng ý cắt nhường mười châu thì sẽ xuất binh hỗ trợ.
- Bệ hạ chỉ cần rút về phía nam, vận động nhân dân dùng kế “vườn không nhà trống” kéo dài thời gian.
- Chờ cho đế chế Dưa Lạc gửi viện binh tới là có thể phản công.
Trên triều đình, bá quan văn võ của nhà hồ nhao nhao bàn tán đòi trốn chạy.
Một vài người da mặt mỏng hơn chút thì quyết định tử thủ đến cùng với Sài Gòn.
Còn cái danh “trần quân bất mãn vạn, mãn vạn không thể địch” là do các quan viên s·ợ c·hết bỏ chạy chém gió để bao biện cho sự yếu kém của mình.
Họ bắt chước câu “nữ chân bất mãn vạn, mãn vạn không thể địch” của Hậu Kim khi dùng vài ngàn người đánh bại Thiên Long Quốc hùng mạnh để miêu tả sức mạnh vô biên của q·uân đ·ội nhà Trần.
Không phải họ cuồng tín, yêu mến gì Trần Tí mà chỉ đơn thuần bào chữa cho sự thất bại của bản thân.
Còn Hồ Mị Ly, lúc này đã không còn cảm giác ưu việt của bậc quân vương ngày nào, chỉ biết ngồi im một chỗ chờ có ai đó đưa ra cớ để bỏ chạy.
Còn vụ bốc phét “binh hùng tướng mạnh, không sợ đối phương” chỉ nói cho oai vậy thôi.
Trên thực tế, mười vạn đại quân đã được tập kết tại Sài Gòn được một thời gian, nhưng bản thân Hồ Mị Ly nghe tin q·uân đ·ội nhà Trần tiến quân thần tốc như hùm như hổ liền sợ sun vòi lại, kiếm cớ ngã bệnh, không dám xuất quân.
Hiện tại, Hồ Mị Ly chỉ muốn bỏ chạy khỏi Sài Gòn nhưng lại sợ mang tiếng tham sống s·ợ c·hết.
Nghĩ đi nghĩ lại, hắn ta bỗng nhớ tới Võ Văn Tây, người từng trực tiếp đối mặt với quân Trần và có thể chạy về Sài Gòn.
- Võ Văn Tây!
- Trong những người ở đây, khanh là tướng lĩnh phải chiến đấu với quân Trần nhiều nhất, hãy nói thử ý kiến của khanh xem.
Hồ Mị Ly đặt ra một câu hỏi khiến Võ Văn Tây thầm chửi “xui như chó” ở trong lòng.
Với tiền bạc đút lót và tài chém gió hơn người, Võ Văn Tây đã bịa ra câu chuyện rằng bản thân một mình nhảy xuống biển, chỉ huy q·uân đ·ội phản công, giao chiến với nhà Trần, b·ắn h·ạ vô số chiến thuyền.
Nhưng bị một vài kẻ phản bội lén đâm thủng thuyền chiến nên mới bất đắc dĩ rút lui.
Ngay cả lời đồn “trần quân bất mãn vạn, mãn vạn không thể địch” cũng từ miệng Võ Văn Tây mà ra.
Cụ thể có bao nhiêu người tin thì khó mà nói được nhưng bề ngoài thì Võ Văn Tây đã được khen thưởng nhờ sự tích “anh dũng” còn một số người ở lại chiến đấu bị Võ Văn Tây vu oan thành phản tặc thì chịu phạt tịch thu tài sản, vợ con làm nô.
Đây chính là lý do gốc rễ khiến binh lính nhà Hồ không có tinh thần chiến đấu.
Những thằng ngu đứng dậy cầm v·ũ k·hí sẽ hại cả nhà làm nô lệ, còn người thông minh trốn chạy, bốc phét thì được tung hô, thăng quan, khen thưởng.
Dần dà toàn bộ q·uân đ·ội nhà Hồ đều chỉ lo luyện kỹ năng bưng bô, bợ đỡ chứ chẳng ai thèm quan tâm đến chiến đấu, bảo sao không phế cho được.
“Không sao, mình bịa nhiều quen rồi, giờ lại bịa tiếp thôi, miễn sao bảo vệ bản thân.”
Nghĩ như thế, Võ Văn Tây bước ra chắp tay nói:
- Khởi bẩm bệ hạ, thần đã trực tiếp cầm kiếm giao chiến với binh sĩ của nhà Trần khi chiến thuyền va vào nhau.
- Các binh sĩ của nhà trần đều có võ nghệ cao cường, hơn nữa lại cực kỳ hung hãn.
- Thần đã cố gắng chống cự, g·iết được hàng chục kẻ địch, nhưng một mình không thể chống lại tất cả nên phải rút lui.
- Thần cho rằng tuyệt đối không thể đánh cận chiến với quân Trần mà phải dùng đại pháo phòng thủ.
- Nếu muốn đánh trực diện, phải có binh lực gấp mười, hai mươi lần.
Lời này nói ra, toàn bộ bá quan văn võ của nhà Hồ xôn xao:
- Gấp mười lần là bốn mươi vạn quân, chúng ta kiếm đâu ra ngần ấy binh sĩ?
- Không lẽ chỉ có thể phòng thủ trên tường thành sao?
Nhưng Hồ Mị Ly không dễ lừa như thế.
Ông ta nheo mắt lại nhìn chằm chằm vào Võ Văn Tây khiến đối phương sợ đến toát mồ hôi lạnh.
Trên thực tế, Hồ Mị Ly thừa biết Võ Văn Tây chém gió, bốc phét.
Dù sao bản thân ông ta cũng dựa vào cái mồm lươn lẹo để nắm quyền.
Chỉ là ông ta nhìn thấy “tài năng” lươn lẹo của Võ Văn Tây nên dung túng ông ta nói xằng nói bậy.
Nhưng lần này, Hồ Mị Ly cần nhiều hơn thế:
- Những gì ái khanh nói, trẫm đều hiểu.
- Nhưng thứ trẫm cần là một biện pháp giải quyết cụ thể.
- Thủ trên tường thành có thể an toàn nhất thời nhưng sau đó thì sao?
- Làm rùa rụt đầu cả đời?
Võ Văn Tây lập tức hiểu được ám chỉ.
“Mịa nó, s·ợ c·hết bỏ bu ra còn bày đặt giả vờ giả vịt.”
“lại muốn chơi bài, quần thần ép ta đây mà.”
“Thôi, tạm thời theo ý lão, có cơ hội bắt nộp cho nhà Trần giữ mạng cũng được.”
Nghĩ vậy, Võ Văn Tây vội vàng quỳ xuống, khuôn mặt nghiêm nghị, đóng vai trung thần liều c·hết:
- Bệ hạ!
- Thần ở đây dùng tính mạng của mình khuyên người hãy bỏ thành Sài Gòn để rút lui.
- Đại trượng phu phải biết nằm gai nếm mật, nhẫn nhịn chờ thời.
- Bệ hạ, xin người hãy vì đại nghiệp mà lùi một bước!
- Nếu bệ hạ không rời đi, thần xin nguyện c·hết ở đây.
- Thần một lòng vì giang sơn xã tắc, vì bệ hạ, vì muôn dân trăm họ.
Võ Văn Tây quỳ dập đầu xuống đất, biểu diễn vai trung thần, đôi mắt rưng rưng ngấn nước, trán chảy máu cứ như thể yêu nước thương dân lắm.
Các diễn viên đoạt giải oscar nếu có mặt ở đây chắc cũng phải xấu hổ bỏ cúp vì tự nhận không thể bằng được.
Triều thần của Hồ Mị Ly tuy năng lực có hạn nhưng khả năng hùa theo ý lãnh đạo là max le vồ.
Ngay lập tức, chín mươi phần trăm quan lại quỳ xuống khẩn cầu:
- Khẩn cầu bệ hạ rút lui khỏi kinh đô, vì đại nghiệp mà nhẫn nhịn nhất thời.
Thậm chí trong số những người khẩn cầu có kẻ vừa mới kêu gào quyết tử thủ đến cùng.
Đây chính là điểm mà Hồ Mị Ly thích ở triều đình toàn “việt gian” này, ai ai cũng biết nói chuyện lươn lẹo, dễ nghe, hùa theo ý vua, không cần phải sợ đột nhiên có mấy thằng ngu nhảy ra can gián.