Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 66: Cháy nhà mới ra mặt chuột



Chương 66: Cháy nhà mới ra mặt chuột

Trên tường thành Biên Hòa.

Một binh sĩ nhà Hồ thấy có người trèo lên tường thành, vội vàng chạy đi kiếm vạc dầu sôi để đổ xuống.

Nhưng khi hắn ta đứng dậy thì phát hiện vạc dầu cùng khúc gỗ chuẩn bị sẵn đã bị đạn pháo bắn nổ tan tành, rớt lung tung trên đất.

Vài dân phu không chú ý bị khúc gỗ lăn xuống đè c·hết dưới chân tường, cực kì thảm.

- Khốn thật!

Mắt thấy tình thế ngày càng nguy hiểm, tên lính vội vàng cầm theo đao chạy tới để chặt thang, ý đồ ngăn cản binh sĩ nhà Trần leo lên tường thành.

Có vài người hành động như anh ta nhưng phần lớn vẫn là một lũ c·hết nhát ôm đầu núp sau tường khóc nức nở sau những loạt đạn pháo kinh hoàng.

Chiến trường thực tế tồn tại những con người bằng xương bằng thịt chứ không phải máy móc như trên phim, cũng biết sợ hãi, bỏ chạy.

Kết quả trận chiến bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tinh thần chiến đấu, thứ mà q·uân đ·ội nhà Hồ không có.

Mới chỉ vừa lúc nãy, họ còn đang bàn tối nay đi chơi gái chỗ nào mà giờ đã phải đối mặt với “xe tăng” và “đạn pháo”.

Vậy nên bọn họ biểu hiện hèn nhát như vậy là rất bình thường, giống như người hiện đại đi ăn lẩu lại đột nhiên phải đối mặt với xe tăng bọc thép, không són ra quần đã là dũng sĩ can đảm.

Chỉ có những bậc anh hùng vĩ đại trải qua máu và lửa cùng tinh thần bất diệt mới có thể ôm bom ba càng đối mặt với xe tăng.

- Đoàng!

- Đoàng!

- Đoàng!



Nhận thấy có quân lính cản trở công thành, các tay súng hỏa mai đứng trên lưng voi chiến nhét đạn, nhắm chuẩn bắn rụng hàng loạt.

Đây chính là lợi thế của xe tăng “cổ đại” tạo điểm tựa ở trên cao giúp các tay súng t·ấn c·ông quân địch trên tường thành.

Thời cổ đại, xây tường thành rất tốn kém nên hầu hết đều không quá cao, đứng trên lưng voi là đủ để tạo ra sức uy h·iếp.

Ngay sau khi lính nhà Hồ đánh chặn bị g·iết c·hết hàng loạt, các chiến sĩ công thành hò reo vang dội nhảy lên tường, chiếm lĩnh cao điểm một cách nhanh chóng.

Chẳng mấy chốc, bọn họ sẽ t·ấn c·ông xuống phía dưới và mở cửa thành cho chủ lực tiến vào.

Tới đây, thành Biên Hòa trên cơ bản là thất thủ, tướng lĩnh chỉ huy cùng châu trưởng vội vàng gom góp vàng bạc, châu báu để bỏ chạy về Sài Gòn.

Trên thực tế, Sài Gòn ở ngay bên cạnh, nếu bọn họ quyết tâm chống cự, ráng kéo dài thời gian thì vẫn còn hi vọng viện quân tới kịp nhưng đáng tiếc chúng đều là bè lũ tiểu nhân nịnh bợ nên trong đầu chỉ nghĩ cách làm sao để mang theo vàng bạc, châu báu đi trốn.

Tướng lĩnh bỏ trốn, binh lính giặc Hồ hoảng loạn, q·uân đ·ội nhà Trần dễ dàng công chiếm được thành Biên Hòa mà chẳng tốn bao nhiêu công sức.

Trần Tí ở nơi xa, quan sát hết mọi thứ thông qua kính viễn vọng, ngẩng đầu cảm thán:

- Quan trọng nhất vẫn là con người!

- Cho dù sử dụng v·ũ k·hí hiện đại đến mấy mà không hề có tinh thần chiến đấu thì cũng chỉ như sắt vụn.

Ở phía sau Trần Tí, các tướng lĩnh cấp cao của nhà Trần cũng đồng ý:

- Đúng vậy, thật là trớ trêu khi v·ũ k·hí, binh sĩ chúng ta dùng để công thành hầu hết đều có sẵn ngay trong vùng đất mà Hồ tặc kiểm soát.

- Khi chiến đấu cho Hồ tặc, họ tham sống s·ợ c·hết như chuột nhắt nhưng một khi được sắp xếp vào biên chế q·uân đ·ội nhà trần thì bỗng dũng mãnh phi thường.

Người nói lời này là Trần Chân.



Trên thực tế, pháo, súng dùng để t·ấn c·ông hầu hết được tịch thu trên con đường nam tiến, binh sĩ công thành cũng chủ yếu từ nghĩa quân nông dân và hàng binh.

Thậm chí đến đạn pháo cũng được các quý tộc “yêu nước” tài trợ.

Những quý tộc này rất thông minh, thấy q·uân đ·ội nhà Trần thắng thế liền đem tiền bạc, vật tư đến ủng hộ để lập công.

Đội quân của Trần Tí đi sâu vào lòng địch nhưng vật tư không những không thiếu mà dồi dào hơn, tất đều nhờ vào hai chữ “lòng dân”.

Ngay cả binh lính cũng ra sức chiến đấu khi nghe Trần tí nói về việc cấp ruộng và miễn thuế cho những người lập công.

- Bệ hạ, chúng ta có tiếp tục hành quân thần tốc, đánh bất ngờ vào thẳng Sài Gòn không ạ?

- Suốt quãng đường, chúng ta cho quân lính sử dụng lương khô và thay ca mang võng hành quân, khiến kẻ địch bị bất ngờ, trở tay không kịp.

Trần Tí vì đảm bảo tốc độ hành quân thần tốc đã chỉ thị cho binh lính hành quân cả ngày lẫn đêm, không lãng phí nhiều thời gian dừng lại để ăn uống, nghỉ ngơi mà sẽ chia ra từng nhóm ba người và mang theo võng.

Cứ một người ngủ thì hai người thức hành quân, đảm bảo quân địch không thể kịp chuẩn bị hệ thống phòng ngự.

Đây cũng là lý do q·uân đ·ội nhà Trần có thể đánh hạ liên tục các châu dễ dàng như vậy, đôi lúc quân Trần đánh vào trong thành rồi, đối phương còn chưa biết có chuyện gì xảy ra.

Thậm chí còn tồn tại một tình huống dở khóc dở cười là những hàng binh liên tục đầu hàng cả chục lần.

Họ vừa được thả ra, chạy tới thành tiếp theo, chưa kịp nghỉ ngơi thì q·uân đ·ội nhà Trần lại đánh tới bắt được.

Lặp đi lặp lại nhiều lần đến nỗi quen mặt, xưng anh xưng em với các binh lính cai quản hàng binh, trở thành “cựu hàng binh” có tiếng nói trong nhà tù.

Tuy nhiên, tới đây thì Trần Tí lắc đầu:

- Không cần thiết!



- Binh lính đã liên tục hành quân gấp rút trong mười ngày, cũng là lúc cần nghỉ ngơi dưỡng sức.

- Hơn nữa nơi đây đã sát tới kinh đô của nhà Hồ.

- Dù quan viên của giặc Hồ có bị mù cũng phải thấy lờ mờ rồi.

- Càng gần Sài Gòn, giặc Hồ càng có sự chuẩn bị trong khâu phòng thủ.

- Truyền lệnh toàn quân, sau khi công chiếm thì cắm trại ở ngoài thành nghỉ ngơi, chỉ để một nhóm lính vào thành duy trì trật tự.

- Chúng ta là đội quân chính nghĩa, không cần thiết q·uấy r·ối người dân.

Thời cổ đại thường có câu “binh phỉ một nhà” để ám chỉ tình trạng q·uân đ·ội vào thành, nhiễu dân không khác gì giặc c·ướp.

Cho dù Trần Tí chủ trương trị quân nghiêm minh, thẳng tay xử phạt những kẻ vi phạm nhưng không thể đảm bảo chắc chắn tuyệt đối được vì số lượng binh lính quá đông và phức tạp.

Vậy nên việc đóng quân ngoài thành là biện pháp tốt nhất ngăn chặn tình trạng nhiễu dân.

Trên thực tế, ngay cả thời hiện đại giáo dục hoàn thiện, hệ thống, mạng lưới giá·m s·át chi chít nhưng các doanh trại vẫn huấn luyện khép kín chứ không cho phép binh lính tùy tiện đi ra ngoài làm xằng làm bậy, tất cả đều có nguyên nhân của nó hết.

- Hãy chờ xem vị gian thần lộng quyền nức tiếng một thời Hồ Mị Ly sẽ làm gì đây, khi nào mang quân ra giao chiến với chúng ta.

Trần Tí mỉm cười thầm nghĩ trong lòng.

Đã đến nước này, chỉ cần hiểu một chút về chiến trường thực tế thì đều biết con đường duy nhất dành cho Hồ Mị Ly là có thể tiến hành một trận quyết chiến đánh bại nhà Trần để xoay chuyển thế cuộc.

Cuộc chiến này khác hẳn với việc Mông Cổ xâm lược nhà trần nên Hồ Mị Ly không thể xài chiêu vườn không nhà trống.

Năm đó, Mông Cổ là ngoại bang ngang ngược, không được lòng dân, càng kì kèo lâu càng bất lợi.

Nhưng nhà Trần của Trần tí thì khác, được muôn dân ủng hộ và đã tạo thành thế thắng như chẻ tre, liên phá mười ngày, thẳng tiến kinh đô.

Không những người dân mà các quý tộc “cuốn theo chiều gió” cũng sẽ tập hợp lại ủng hộ nhà Trần.

Hồ Mị Ly mà dám bỏ thành chơi chiêu vườn không nhà trống thì có khi sẽ bị chính người dân bắt lại giao nộp cho triều đình nhà Trần.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.