- Các ngươi sao lại như thế, lấy tính mạng ép ta bỏ mặc người dân.
- Trẫm sao có thể rời đi được, trẫm muốn cùng tồn vong với kinh đô.
- Nhưng nếu không làm theo thì lại phụ lòng các vị ái khanh, thật là khó cho trẫm.
- Thôi thì trẫm đành…
Đang lúc Hồ Mị Ly chuẩn bị giả vờ chấp nhận lời khẩn cầu của quần thần thì một bức thư được mang đến.
- Bệ hạ, có thư gửi từ thừa tướng đại nhân.
Hồ Mị Ly không biết bên trong có tin tức quan trọng gì nên buộc phải tạm dừng để thái giám tuyên đọc.
Nhưng hóa ra đây lại là lời “dạy đời” đáng ghét của Hồ Thanh Trừng.
- Phụ hoàng, nhi thần đã nhắc người phải tập trung ngăn cản q·uân đ·ội nhà trần, đối phương sẽ tiến quân thần tốc.
- Người không nghe con, giờ đã để lỡ mất cơ hội tốt nhất.
- Hiện tại, tình thế đã vô cùng nguy ngập, chúng ta chỉ còn một cơ hội cuối cùng là tập hợp mười vạn đại quân ở Sài Gòn để quyết chiến một trận trước cửa Kinh Đô.
- Địa thế Sài Gòn và tình hình hiện tại không thích hợp để tử thủ bằng tường thành.
- Đám quan lại vô năng, hủ bại nhưng vẫn còn một số trung thần, nghĩa sĩ có khả năng cầm quân như Phan Đình Trụ, Hoàng Hoa Thắng.
Còn chưa đọc xong thư, Hồ Mị Lý đã ném thư vào thùng rác.
- Hừ, bị nhốt ở tại thành Đại Lãnh vẫn còn có thời gian dạy dỗ ta.
- Đến cùng ai mới là cha, ai mới là vua?
- Còn lôi tên của hai thằng ngu đần độn, đề cử làm tướng.
Ngay lúc này, thái tử Hồ Hán Thương im lặng từ nãy đến giờ nhảy ra:
- Bệ hạ, hoàng huynh bây giờ đang ở nơi xa giữa lòng quân địch, rất có thể đã ngầm giao lưu với đối phương.
- Xúi dục phụ hoàng tập hợp q·uân đ·ội ra ngoài thành quyết chiến khác gì t·ự s·át, ai không biết q·uân đ·ội nhà Trần mạnh mẽ phi thường.
- Phan Đình Trụ và Hoàng Hoa Thắng lại là tội nhân, trình độ kém cỏi, khó mà nói hoàng huynh có rắp tâm gì khi viết bức thư như vậy.
Đến tận giờ phút diệt vong, điều duy nhất mà Hồ Hán Thương để ý là phải làm sao ly gián Hồ Thanh Trừng, đảm bảo ngôi vị thái tử của mình.
Phan Đình Trụ và Hoàng Hoa Thắng là hai vị tướng tài năng nhưng tính tình thẳng thắn, từng nhiều lần can gián trái ý với Hồ Mị Ly nên bị cách chức.
Hồ Mị Ly đã trở nên cực kỳ kiêu căng, tự mãn nên sẽ không bao giờ thừa nhận mình sai nên, cũng ghét luôn Hồ Thanh Trừng.
- Hừ, muốn lừa ta đi chịu c·hết đâu có dễ vậy!
- Ra lệnh cho toàn quân, thực hiện kế vườn không nhà trống, tranh thủ mang theo mọi thứ và chỉ để lại cho ngụy Trần một tòa thành rỗng.
- Chúng ta sẽ rút lui tới mũi Cà Mau, sau đó sẽ ban bố lệnh cần vương, kháng chiến trường kỳ với địch.
Hồ Mị Ly dõng dạc tuyên bố mà không chú ý tới một số vị quan giữ im lặng đã thở dài cúi đầu.
Cho dù triều đình thối nát đến cỡ nào vẫn luôn còn tồn tại vài người có trình độ, nhưng bởi vì gian thần lộng quyền nên họ chỉ có thể bo bo giữ mình, tránh bị gian thần hãm hại.
Trừ khi Hồ Mị Ly thức tỉnh và muốn thanh trừ nịnh thần thì họ mới dám hỗ trợ.
Đáng tiếc, biểu hiện của Hồ Mị Ly cho thấy khí số nhà Hồ đã hết.
Mảnh đất hình chữ S sắp được trở về hoàn chỉnh trong tay chủ nhân chân chính của nó.
Chiều hôm đó, hai tin tức lớn được ban bố rộng rãi trong kinh đô Sài Gòn của nhà Hồ.
Tin tức thứ nhất là Hồ Mị Ly truyền ngôi cho thái tử Hồ Hán Thương, bản thân trở thành thái thượng hoàng.
Hành động này chủ yếu để phòng ngừa tiếng xấu diệt quốc vong quân cho bản thân Hồ Mị Ly khi q·uân đ·ội nhà trần đã tiến sát kinh thành.
Tin tức thứ hai là triều đình nhà Hồ kêu gọi người dân mang theo vật dụng rút lui về phương nam để thực hiện kế vườn không nhà trống.
Tin thứ nhất không mấy người quan tâm vì chẳng liên quan đến cuộc sống thường ngày.
Nhưng tin thứ hai thì khác, việc tổ chức chạy nạn một cách đột nhiên thế này không phải là chuyện đơn giản và dễ dàng.
Ở thời hiện đại, hòa bình đã lâu nên mọi người thường cảm thấy chạy nạn là chuyện gì đó rất đơn giản, giống kiểu xách vali đi phượt thôi.
Nhưng cứ nhìn vào t·hảm h·ọa nhân đạo tại dải Gaza là biết việc di tản người dân là chuyện khó khăn và kinh khủng như thế nào.
Đấy là còn chưa kể đến thời cổ đại thiếu thốn phương tiện vận chuyển, lấy gì mà di tản.
- Cha ơi, triều đình thông báo di tản về phương nam, vùng đông nam bộ!
- Di tản?
Một người đàn ông chạy vào báo với cha của mình về việc triều đình muốn người dân di tản.
Tuy nhiên, cả gia đình ông ấy ba đời bán hủ tiếu tại Sài Gòn rồi, quyết không chịu rút lui.
- Nhà cửa chúng ta toàn bộ đều ở Sài Gòn, đất đai tài sản ba đời để lại, làm sao mà di tản.
- Mày muốn đi thì đi, tao không đi đâu hết!
- Nhưng mà q·uân đ·ội nhà Trần sẽ đánh vào, quan phủ nói rằng q·uân đ·ội nhà Trần rất khát máu, chuyên đi c·ướp g·iết của dân thường.
- Quan phủ nói mà mày tin, đầu làm bằng bã đậu à?
- Nhà Trần là triều đình chính thống, người Việt cả, mắc gì s·át h·ại chúng ta.
- Với cả mày nghĩ muốn đi mà được à, thông báo đột ngột thế này, kiếm đâu ra xe ngựa, rồi gói ghém đồ đạc kiểu gì.
- Năm xưa nhà Trần tổ chức di tản khỏi Định Long phải chuẩn bị trước cả tháng trời, chỉ có lũ trời đánh này mới thích thì ban bố lệnh di tản như vậy.
Tình trạng như vậy diễn ra khắp nơi trong Sài Gòn, dù rằng Hồ Mị Ly sai người rải tin đồn rằng q·uân đ·ội nhà Trần sẽ g·iết sạch những ai trên đường đi và cực kỳ tàn ác nhưng sẽ không mấy người tin tưởng.
Không phải ai cũng có thể dùng c·hiến t·ranh nhân dân, vườn không nhà trống, nó cần phải được sự đồng thuận nhất trí của toàn dân.
Suốt mười năm cai trị, hệ thống quan liêu, t·ham n·hũng của Hồ Mị Ly đã triệt để đánh mất lòng dân, dù chỉ là con nít ba tuổi cũng được mẹ dạy câu:
“Con ơi mẹ bảo con này
C·ướp đêm là giặc c·ướp ngày là quan.”
Thậm chí có người to gan còn lén bơi qua sông Đồng Nai tới báo tin cho q·uân đ·ội nhà Trần về âm mưu của Hồ Mị Ly.
- Cái gì?
- Hồ Mị Ly tính tháo chạy khỏi kinh đô Sài Gòn?
- Lão ta bị ngu à?
Đây là lần đầu tiên Trần Tí sử dụng từ ngữ có phần miệt thị với đối thủ của mình.
Bởi vì đây là một hành động cực kỳ ngớ ngẩn, giống như tự tay bóp *á* mình vậy.
- Sài Gòn là kinh đô, tượng trưng cho quyền lực tập trung của triều đình nhà Hồ, một khi mất đi thì uy tín của nhà hồ sẽ nát bét không còn gì nữa.
- Các châu khác sẽ nghĩ rằng nhà Hồ đã thua, khả năng cao sẽ thi nhau đầu hàng chúng ta.
- Tại sao Hồ Mị Ly lại đưa ra một quyết định ngu xuẩn như thế, có khác gì đầu hàng đâu, không, còn tệ hơn đầu hàng.
Trần Tí nghĩ mãi mà vẫn không rõ được.
Bởi vì bản thân anh cảm thấy việc một đường công phá thẳng tiến tới Sài Gòn rất đơn giản nên không hiểu được cảm giác khủng hoảng của vua quan nhà hồ lúc bấy giờ.
Như đã nói, triều đình nhà Hồ hiện tại không có mấy người hiểu quân sự mà chỉ toàn chuyên gia chính trị, đấu đá lẫn nhau.
Bọn họ không hiểu được rằng một khi phòng tuyến bị phá vỡ thì q·uân đ·ội nhà Trần thẳng tiến tới Sài Gòn là chuyện rất đơn giản vì làm gì có nơi nào đủ sức chống cự lại đâu.