Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 50: Biển gầm (3)



Chương 50: Biển gầm (3)

Trịnh Hoàng là một người đàn ông trung niên khó tính điển hình.

Ông ta vốn làm thủy sư tham tướng và cùng với Viên đốc sư Viên Sùng Hoán hoàn thành chiến dịch phản công vào đất Hậu Kim, chiến tích lẫy lừng.

Tuy nhiên, sau đó vua quan Thiên Long Quốc vì mưu toan bán nước, nhận giặc làm cha nên bắt g·iết Viên Sùng Hoán, Trịnh Hoàng phẫn nộ dẫn theo thuộc hạ bỏ ra ngoài khơi làm c·ướp biển.

Mặc dù nói là c·ướp biển nhưng chỉ nhìn chằm chằm vào thuyền buôn do các quan lại Thiên Long quốc hậu thuẫn để trả thù, chưa từng động tới những thuyền buôn nhỏ lẻ của dân chúng.

Đặc biệt là Tần Cối, kẻ trực tiếp đề nghị “g·iết tướng, nghị hòa”.

Nhưng người ta có câu, quân không dân như cây không rễ.

Thời gian dài lênh đênh nay đây mai đó khiến mọi người mệt mỏi, họ cần phải có một mái nhà.

Đúng lúc này, con gái Nhạc Phi là Nhạc Vũ giới thiệu với họ về Đại Việt, một đất nước yêu chuộng hòa bình nhưng cũng không kém phần kiên cường, dũng cảm.

Cho dù chỉ là một nước nhỏ bé cũng dám đương đầu với những đế quốc hùng mạnh để bảo vệ con dân của mình và quan trọng nhất ở chỗ sẵn sàng đón nhận, bảo vệ những “cựu Thiên Long Nhân” khỏi bọn chó săn Hậu Kim.

Không sai, ở trong mắt những người như Trịnh Hoàng, Thiên Long Quốc bây giờ đã là con chó của Hậu Kim không hơn không kém.

Trông chờ gì ở một đám vua quan khom lưng uốn gối, dâng vợ và con gái lên giường giặc thù?

Trịnh Hoàng cầm trong tay ống nhòm, đứng trước biển cả, tận hưởng ánh nắng mới lên sau những ngày u tối, thầm thề sẽ dẫn dắt thuộc hạ có cuộc sống thật tốt, lấy vợ sinh con, học tiếng việt, để tóc dài.

Đằng sau ông, một người lính tiến lại báo:

- Đại ca, tất cả thủy thủ đã sẵn sàng, đạn pháo chuẩn bị hoàn tất, đảm bảo sẽ nã pháo liên mạch không gián đoạn.

- Tốt!

- Với cả bây giờ gọi ta là tướng quân, đừng có dùng đại ca nghe giống giang hồ đạo tặc như vậy.

- Chúng ta bây giờ đã là thủy quân nhà Trần đầy tự hào, nhớ chưa?

Đáp lại lời của cấp dưới, Trịnh Hoàng bắt đầu uốn nắn lại cách xưng hô.

Hải tặc và thủy quân là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn.

Người kia cũng chỉ biết cười ngờ nghệch:

- Dạ, em quên mất!

- Ngươi thì nhớ cái gì!



Trịnh Hòa bật cười, sau đó dùng ống nhòm nhìn về phía quân cảng ở Đầm Môn phía trước.

Từ phía xa đã có thể thấy những tháp canh lập lòe ánh đuốc.

Vô số người nhốn nháo chạy qua lại gõ kẻng đánh trống, chứng tỏ cũng đã phát hiện được sự xuất hiện của q·uân đ·ội nhà Trần.

Đây là chuyện khá bình thường.

Hồ Thanh Trừng thiết kế hệ thống tháp canh để phòng ngự ngoài biển, mục đích chủ yếu nhằm cảnh giới cho đội t·àu c·hiến kịp thời ra khơi xuất kích đáp trả.

Nhưng đám lính nhà hồ khi khởi động, nhổ neo thì phát hiện thuyền đã bị làng họ Yết đục thủng đáy, nước vào liên tục, không thể di chuyển.

Bởi vậy nên khi thuyền chiến nhà trần gần tới rồi vẫn chưa có một chiến thuyền nào của nhà Hồ kịp ra khỏi cảng.

- Đúng như kế hoạch, thuyền chiến của kẻ địch đang không thể hoạt động.

- Đây là cơ hội ngàn năm một thuở.

- Truyền lệnh của ta, giăng cờ báo hiệu cho Lý tướng quân!

- Sau đó xoay ngang trục thuyền, chuẩn bị nã pháo.

- Đây là trận đánh đầu tiên của chúng ta khi trở về thân phận quân nhân, phải làm cho xinh đẹp, gọn gàng vào!

- Rõ!

Từ trên chủ thuyền của Trịnh Hoàng, hoa tiêu vẫy cờ báo hiệu đã đến gần chỗ địch, chuẩn bị t·ấn c·ông.

Phía bên kia cũng đáp lời lại bằng cờ hiệu và kèn.

Thời cổ đại, radio, máy truyền tin chưa xuất hiện nên phải dùng những cách như thế này hoặc còi lớn, tù và để truyền lại thông tin.

Những cảnh đánh hải chiến mà đứng hét giữa sóng gió chập trùng chỉ có trên phim thôi, la rách cuống họng cũng không ai nghe thấy được.

Bởi vậy nên thủy quân bắt buộc phải sử dụng lực lượng tinh nhuệ, dày dạn kinh nghiệm, khác với lính bộ cứ phát v·ũ k·hí thì ít nhiều cũng có sức chiến đấu.

Nhìn từ trên cao xuống, ngay khi có tín hiệu t·ấn c·ông là các chiến thuyền bắt đầu giảm tốc độ, xoay nòng pháo bên hông thuyền về phía địch để chuẩn b·ị b·ắn.

Đặc biệt là hai chủ thuyền của Lý Nhân Kiệt và Trịnh Hòa chỉ huy có tới hàng chục khẩu pháo cực kì xịn xò.

- Chúng ta đã tới đây rồi, sao còn chưa thấy quân địch bắn pháo nhỉ?

Lý Nhân Kiệt dùng ống nhòm cẩn thận suy xét.



Mặc dù chiến thuyền đã bị đục thủng, không xuất cảng được nhưng họ vẫn còn vài tháp canh có lắp súng thần công.

Theo lý thuyết thì có thể phản kháng được ít nhiều.

Ông ấy không biết rằng, thủy quân nhà Hồ đã bị hủ hóa đến tận xương tủy trước sức mạnh của đồng tiền.

- Cái gì thế này?

- Vì sao đạn pháo không nổ?

Những người lính đứng trong tháp canh của giặc Hồ đang loay hoay hì hục vì đạn pháo châm mãi mà chẳng có gì xảy ra cả.

Bỗng có một người lính có làn da ngăm đen lao vào mở bệ súng và lấy thuốc nổ ra ngoài, vứt xuống đất.

Từ trong bệ súng, một đống hạt lấm chấm đen pha trắng đổ đầy ra sàn.

Anh ta dùng ngón tay quệt vào nó rồi cho vào miệng nếm thử.

Sau đó, cả khuôn mặt anh ta đỏ bừng lên vì tức giận giống hệt quan công, chửi thề:

- Đậu **!

- Lũ chó c·hết!

- Thuốc nổ b·ị đ·ánh tráo bằng cát sạn đen với bột mì rồi.

- Tụi bay, mở mấy túi thuốc nổ còn lại ra xem!

- Mẹ nó, toàn là hàng rởm!

- Chỗ này cũng thế, toàn cát với sạn thôi.

- Lũ chó c·hết, đạn pháo cũng dám t·ham ô·!

Những người lính phòng thủ trong tháp canh tức giận chửi ầm lên.

Tháp canh tuy có súng thần công, nhưng đạn pháo b·ị đ·ánh tráo thế này thì cũng chỉ bỏ xó.

- Giờ làm sao đây?

- Còn làm sao nữa, chạy thôi chứ ở đây chờ c·hết à?

- Nhưng mà…



Từ nhưng mà còn chưa nói xong, bỗng một viên đạn pháo từ thuyền của Trịnh Hòa bắn trúng vào tháp canh, làm đổ sập một mảng tường lớn, báo hiệu đợt t·ấn c·ông bất ngờ vào bến cảng.

Vài người không kịp tránh né bị đá đè sập c·hết ngay tại chỗ.

Số còn lại bị rung lắc ngã nghiêng ngã dọc, bị bụi mù che khuất tầm nhìn.

Phải mấy vài giây ngất choáng mới lồm cồm bò dậy với cái đầu chảy máu.

- Chạy mau!

Một người hét lên, sau đó cả đám hốt hoảng bỏ chạy xuống bên dưới.

Trên đường chạy xuống, họ nghe tiếng ầm ầm pháo nổ liên tục không dứt bên tai cùng với la hét thất thanh khắp nơi.

Ầm!

Ầm!

- Cứu với, cứu với!

- Tay của tao, tay của tao?

- Thuyền chiến đâu, sao nãy giờ còn chưa xuất cảng?

- Lính trên tháp canh c·hết hết rồi à, sao không bắn phát nào.

Giống như ước hẹn từ trước, đạn pháo bay vù vù liên tục nhắm vào vị trí tháp canh, thuyền chiến đang neo đậu trên bờ.

Liên tục là thuyền chiến b·ị đ·ánh nổ cùng với tháp canh bị sụp đổ trước họng pháo của quân nhà Trần.

Trong khi đó, thuyền chiến của nhà Hồ thì đang loay hoay trong bến cảng, một vài chiếc cố gắng lái đi ra ngoài chưa được bao xa thì bắt đầu chìm xuống do nước vào.

Vốn dĩ thủy binh của nhà Hồ đang ăn chơi chểnh mảng do bữa tiệc của Võ Văn Tây nên phản ứng chậm hơn bình thường.

Đã thế lại còn bị nước tràn đáy tàu nên không kịp xử lý để khởi động ra khỏi cảng bắn trả.

Nhiều người sẽ thắc mắc dù thuyền không chạy được nhưng vẫn còn pháo, tại sao không đứng im một chỗ rồi bắn.

Nhưng đó là ấn tượng của t·àu c·hiến thời hiện đại, khi mà tháp pháo có thể xoay ba trăm sáu mươi độ không góc c·hết.

Ở thời điểm này, pháo trên t·àu c·hiến cực kỳ nặng nề, khó di chuyển đổi hướng, thông thường phải là thuyền di chuyển đổi hướng cho pháo bắn.

Bây giờ chiến thuyền nhà Hồ khai hỏa thì chỉ có tự bắn lẫn nhau thôi chứ còn khuya mới đụng tới q·uân đ·ội nhà Trần.

Đó là còn chưa kể đến việc đứng im một chỗ sẽ dễ thành bia ngắm sống cho pháo thủ phe địch.

Vậy nên chỉ huy nhà Hồ chỉ có thể trông chờ vào pháo thủ trên tháp canh sáng tạo kỳ tích lấy một địch trăm nhưng đáng tiếc bị quan tham phá hủy.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.