Nhưng ngay khi đi tới chỗ không có người, cô ta lập tức lấy chiếc khăn tay từ trong người ra để kỳ cọ với vẻ mặt chán ghét.
Cổ họng nhấp nhô giống như muốn ói hết tất cả những thứ dơ bẩn mà bản thân phải chịu đựng.
Dù Trương Ái Lan không nói lời nào, Yết Hạ Thiên cũng cảm nhận được thái độ ghê tởm của cô ta đối với đám quan chức tham lam, háo sắc kia.
Đặc biệt là Võ Văn Tây.
Nhưng dù ghê tởm đến tận đáy lòng, cô ta vẫn có thể giả vờ thân thiện ngoài mặt, dụ dỗ, ve vãn, lá mặt lá trái với đối phương.
“Đây là một người có thủ đoạn, chịu đựng được những thứ như thế này chắc chắn không phải loại tầm thường.”
Yết Hạ Thiên thầm cảnh giác ở trong lòng, kiểu người như vậy thường cực kì khó đề phòng.
Sau khi điều chỉnh tâm trạng một chút, Trương Ái Lan không hề khó chịu chút nào mà quay sang cười nói với Yết Hạ Thiên:
- Xin lỗi, đã để cho Yết đại ca phải đợi rồi.
- Không sao, Trương tiểu thư đã thoải mái hơn chưa?
- Tiểu muội đã ổn hơn nhiều rồi, cảm ơn Yết đại ca quan tâm.
Trương Ái Lan sử dụng ngôn ngữ xưng hô của Thiên Long Quốc.
Ở Thiên Long Quốc, tiểu muội và đại ca là những từ ngữ thân thiết.
Quả nhiên là bản năng dụ dỗ thấm sâu từng tế bào, sơ hở một chút bị t·ấn c·ông liền.
Dù vừa mới còn đang khó chịu nhưng chỉ một giây sau có thể lật mặt cười nói như thường.
Đáng tiếc, Yết Hạ Thiên vốn đã đề phòng, lại là dân quê chất phác quen dùng “anh” “chị” “em” nên cẩn thận tìm cách né thính:
- Nếu Trương tiểu thư đã ổn rồi thì chúng ta hãy mau chóng làm việc chính sự.
- Mong rằng tiểu thư không để lỡ việc của bệ hạ!
Khi nói đến hai chữ “bệ hạ” Yết Hạ Thiên chắp tay hướng lên trời để tỏ lòng cung kính.
Thấy Hạ Thiên có vẻ rắn, Trương Ái Lan xoay chuyển đổi giọng:
- Vậy bây giờ tướng quân hãy triệu tập tất cả người của ngài đi!
- Con lợn đó tuy háo sắc nhưng không ngu.
- Một khi cuộc chiến diễn ra, chúng ta sẽ bị giam lại để điều tra, ta thì không sao nhưng các ngươi khả năng cao sẽ bị h·ành h·ạ đấy.
- Vậy nên chúng ta cần phải rút lui toàn bộ người trước khi trận chiến thực sự diễn ra.
Yết Hạ Thiên cũng biết là Trương Ái Lan nói đúng, anh ấy gật đầu đồng ý:
- Tốt, để tôi đi bảo tất cả những người khác rời khỏi thuyền.
- Nhớ lấy cớ cho tốt, đừng để họ nghi ngờ vì sao bỏ thuyền trống mà không ai trông coi.
Trương Ái Lan lại tiếp tục nhắc nhở, sau đó không nói thêm câu nào nữa mà đi tới tùy tùng của mình để dẫn đi ra ngoài.
Trên đường đi, rất nhiều lính nhà Hồ nhìn thấy nhưng chỉ cúi chào chứ không lấy làm lạ.
Thương nhân Thiên Long Quốc và người mặc đồ tây dương ra vào chốn này thường xuyên như chỗ không người, thậm chí là thượng khách.
Sau khoảng nửa canh giờ, hai nhóm người gặp nhau ở trước lối ra khu vực quân sự bán đảo Đầm Môn.
Ở bên ngoài, có một số hàng quán của người Thiên Long Quốc bày bán và con dân Đại Việt qua nhận hàng về bán lẻ.
Dù trời mưa thì vẫn có người cầm dù, phủ bạt chạy qua lại, chứng tỏ bình thường cực kì nhộn nhịp, bận rộn.
- Ngài thấy không, nơi nào có Thiên Long Nhân thì sẽ rất phồn hoa, trù phú.
Trương Ái Lan lại nhân cơ hội muốn bắt chuyện với Yết Hạ Thiên nhưng anh ta không đáp lời thừa thải mà lấy ô màu vàng ra và che mưa cho Trương Ái Lan từ phía sau.
Nhìn cảm giác như kiểu Yết Hạ Thiên hèn mọn lấy lòng Trương Ái Lan nhưng thực tế đây là ám hiệu báo tin.
Trước đó, Yết Hạ Thiên đã nhận được mệnh lệnh.
Nếu có trục trặc xảy ra thì sẽ cầm riêng hai chiếc dù, Trương Ái Lan và Yết Hạ Thiên mỗi người một chiếc.
Còn nếu nhiệm vụ thuận lợi thì sẽ diễn ra như thế này đây.
Người của Mật Viện sẽ tự khắc nhìn thấy rồi báo lại bằng cách của mình.
Bản thân Yết Hạ Thiên cũng không biết rõ người của Mật Viện là ai, anh chỉ nhận được quy tắc về cách làm việc thôi.
Điều này nhằm mục đích đảm bảo bí mật tuyệt đối, không để lộ ra sơ hở dù một chút nhỏ nhoi.
Nhìn đám người Trương Ái Lan rời đi, một người tiểu thương bán hàng ít người chú ý đứng dậy đi ra góc khuất sau quầy hàng thay quần áo.
Sau đó, anh ta mang theo bồ câu, che dù đến khu vực vắng người, chờ mưa ngừng lại là thả bồ câu đi ngay tức khắc.
Số lượng bồ câu tổng cộng là ba con để đề phòng bất trắc trên đường, chúng tung bay sải cánh về phía cảng Vũng Rô và mang về tin tức cực kỳ giá trị cho Lý Nhân Kiệt, thống lĩnh thủy quân nhà Trần tại cảng Vũng Rô.
Ông ta ngay lập tức ra lệnh cho toàn bộ lực lượng thủy quân đã chờ đợi sẵn:
- Tất cả chuẩn bị, ra khơi g·iết giặc!
- Rõ!
Hàng ngàn thủy binh đáp lời một cách vang dội và lũ lượt kéo nhau lên thuyền với tốc độ hết sức nhanh chóng vì đã chuẩn bị trước.
Thậm chí bên cạnh còn xuất hiện cả lực lượng t·àu c·hiến tư nhân có xuất thân hải tặc, dù nguồn gốc khác nhau nhưng giữa hai bên cười nói với nhau bình thường, không có phân biệt đối xử.
Còn nguyên nhân vì sao mọi chuyện như thế này thì phải quay ngược thời gian về vài tiếng trước.
Sau khi Trần Tí huy động một lượng lớn thuyền từ Bình Định tới Phú Yên, lực lượng thủy quân suốt ngày ra biển tập đua với nhau, còn làm giả pháo khiến bên quân địch sợ tụt vòi, cuộc sống rất nhẹ nhàng.
Nhưng đột nhiên vào sáng hôm nay, khi trời bắt đầu có m·ưa b·ão thì họ nhận được lệnh tạm ngừng nghỉ ngơi, chuẩn bị sẵn sàng ra khơi chiến đấu từ cảng Vũng Rô bất kỳ lúc nào.
Hơn nữa, họ còn nhận được lệnh sẽ chiến đấu cùng với một đội thuyền chiến từ bên ngoài do một người Thiên Long Nhân tên là Trịnh Hoàng chỉ huy.
Thống lĩnh thủy quân Lý Nhân Kiệt giải thích với tất cả mọi người:
- Mọi người yên tâm, đây là nghĩa sĩ Trịnh Hoàng, sở hữu một đội t·àu c·hiến ở ngoài khơi, nghe thấy uy danh của bệ hạ nên tới xin quy thuận.
- Hôm nay, họ sẽ cùng với chúng ta làm nhiệm vụ.
- Đây là một chiến lược quan trọng do đích thân bệ hạ theo dõi.
- Chỉ cần hoàn thành, chắc chắn sẽ được trọng thưởng.
Lý Nhân Kiệt không nói rõ ràng nhưng hầu hết thủy quân là người sinh sống trên biển lâu năm nên biết rõ không tồn tại “nghĩa sĩ” nào có t·àu c·hiến trên biển cả.
Tàu chiến là món hàng cực kì đắt đỏ mà chỉ quốc gia và hải tặc mới có thể nuôi nổi.
Nghe cách nói của Lý Nhân Kiệt là biết chắc chắn không phải thuộc quân triều đình.
Vậy rõ ràng đội thuyền chiến kia là hải tặc.
Tại sao hải tặc lại đột nhiên quy thuận nhà Trần?
Vấn đề này là do Nhạc Vũ, người đại diện cho nhóm “cựu Thiên Long Nhân”.
Nhóm c·ướp biển này do Trịnh Hoà, một viên tướng của Thiên Long Quốc vì bất mãn triều đình luồn cúi Hậu Kim nên bỏ đi làm hải tặc, chặn c·ướp thương thuyền của lũ tham quan bán nước.
Sau này, phần vì muốn hoàn lương, phần vì nghe theo Nhạc Vũ ca tụng về công đức của Trần Tí nên quyết định đổi tên, quy thuận Đại Việt, góp sức diệt giặc hồ.
Nhưng những binh lính bình thường không biết điều đó, đa phần họ có xuất thân từ lương dân nên có ác cảm với hải tặc.
Giữa hai bên ngay từ đầu liền có khoảng cách nhất định, có thể khiến việc phối hợp tác chiến thiếu đi sự trơn tru, mượt mà.
Trần Tí biết điều đó, đích thân anh đã tới đây động viên, khích lệ sĩ khí và chính miệng khen ngợi Trịnh Hoàng là nghĩa sĩ có tấm lòng nhân nghĩa.
Thời cổ đại, lời khen của vụa, đặc biệt là một vị vua đang được lòng dân như Trần tí khen có giá trị rất lớn với dân chúng thông thường.
Chính điều đó đã giúp thủy binh triều đình và những Thiên Long Nhân hòa thuận với nhau.
Lực lượng thủy quân gồm tổng cộng một trăm chiến thuyền cỡ nhỏ và hai chủ thuyền bắt đầu lũ lượt kéo nhau ra biển.
Buồm căng phấp phới, những tia nắng ấm áp xuyên thủng mây đen tăm tối chiếu xuống mặt biển như đang nói với mọi người một thông điệp “sau cơn mưa, trời lại sáng”.