Bán đảo Đầm Môn là một khu vực có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng và tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, làm du lịch biển thì phải nói hết xẩy.
Nhưng ở thời này, bán đảo Đầm Môn được Hồ Mị Ly chọn làm nơi xây dựng cảng, trú đóng lực lượng thủy quân hùng mạnh nhằm ngăn chặn nhà Trần ở trên biển.
Mặc dù mong muốn ban đầu của hoàng tử Hồ Thanh Trừng là sử dụng bộ ba căn cứ để làm chốt chặn “không thể lay chuyển” nhưng như đã nói, dân chuyên kỹ thuật như Hồ Thanh Trừng không biết “pháo đài có vững chắc thế nào cũng không thể ngăn chặn được sự sụp đổ trong trái tim”.
Thủy quân Đầm Môn đã sớm sa đọa trở thành tay sai của các thương nhân của Thiên Long Quốc.
Sau khi nhìn thấy hai rương vàng hối lộ, thống lĩnh thủy quân Đầm Môn là Võ Văn Tây đã vứt bỏ danh dự của một quân nhân và sử dụng chiến thuyền của triều đình để đàn áp chính những cư dân đất Việt.
Công việc thường ngày của Võ Văn Tây là hộ tống thuyền buôn của Thiên Long Quốc độc chiếm đường biển và ngăn cản những dân thường đất Việt buôn bán với bên ngoài.
Làm như vậy là để giữ vững thế độc quyền của Thiên Long Quốc ở khu vực châu á.
Tuy nhiên, gần đây Hồ Thanh Trừng liên tục thúc dục Võ Văn Tây tiếp viện lương thảo, vật tư cho thành Đại Lãnh bằng đường biển.
Điều này làm Võ Văn Tây hết sức bực bội.
- Mẹ kiếp, vận chuyển cho lão cáo già Nguyễn Công Khôi có được cái gì đâu.
- Thời gian này đi theo hộ tống cho Thiên Long Nhân lại được cả đống bạc đút túi, có điên mới đi vận lương thảo.
- Chuyện ở trên bờ, liên quan gì đến ta.
- Hừ, trời bão thế này, lại tốn thêm thời gian chờ.
Võ Văn Tây ngồi bên cửa sổ nhìn ra m·ưa b·ão sấm chớp ở ngoài biển, trên tay thưởng thức cà phê từ thương nhân nước Pháp đưa tới.
Thậm chí ngay cả sô cô la cũng có mấy miếng của thương nhân nước Anh.
Phía sau lưng là bức tranh vẽ thành rome của đế quốc La Mã Thần Thánh, mặc dù nghe phong phanh đế quốc này trên bờ vực sụp đổ rồi.
Người hiện đại có lẽ sẽ cảm thấy kì lạ vì sao chơi với thương lái Thiên Long Quốc nhưng lại cầm trong tay đặc sản của tây dương nhưng thực tế thường khó hiểu như vậy.
Thương nhân Thiên Long Quốc bá chiếm bến cảng trên đất Việt, sau đó thu mua hàng hóa giá rẻ của người dân Việt rồi kê bán trao tay gấp mấy lần cho các thuyền buôn từ tây dương tới.
Hàng từ tây dương tới đất Việt cũng vậy, phải trải qua độc quyền của Thiên Long quốc mới tới tay dân Việt với giá tăng theo cấp số nhân.
Mua đi bán lại như vậy, thương nhân người Thiên Long Quốc có được một số đặc sản từ tây dương để tặng cho “đối tác” như Võ Văn Tây là rất bình thường.
Bốn chữ bế quan tỏa cảng là chỉ hạn chế đới với người Việt.
Đang lúc Võ Văn Tây uống cà phê, bỗng có một tên lính gõ cửa đi vào báo:
- Bẩm tướng quân, thừa tướng đại nhân nói rằng nếu ngài có thể vận chuyển được lương thực, vật tư để viện trợ cho thành Đại Lãnh thì sẽ xem xét lại kế sách Bế Quan Tỏa Cảng và thành lập bang hội tự trị của thiên long nhân.
- Ha ha ha, thằng ranh con ấy cuối cùng cũng biết thân biết phận!
- Được rồi, cử người hồi đáp, Võ Văn Tây ta tận trung báo quốc, chờ trời tạnh sẽ liều mình vận lương.
Thừa tướng là đang nói tới hoàng tử Hồ Thanh Trừng.
Trước đó, Thiên Long Nhân vì muốn độc chiếm bến cảng và quyền thương mại nên đã giật dây cho các quan lại “trung thành” như Võ Văn Tây đề cử chính sách “Bế quan tỏa cảng” “thành lập bang hội Thiên Long Nhân.”
Theo đó, Bế Quan Tỏa Cảng là ngăn cấm không cho người dân được tự do buôn bán mà phải tập trung tại một số bến cảng được chỉ định do người Hoa nắm giữ.
Tất nhiên, các bến cảng này đều là do Thiên Long Nhân độc chiếm.
Mục đích là ngăn cản người dân tự ý mua bán với người tây dương ở những khu vực mà Thiên Long Nhân không kiểm soát hết được.
Còn thành lập bang hội là kế sách để quản lý những người có nguồn gốc từ phương bắc cho Thiên Long Nhân quản lý.
Nguyên nhân phải làm như vậy vì thương lái Thiên Long Nhân không có tài sản, đất đai nhiều trên Đại Việt.
Dù sao họ cũng là người ngoại quốc, triều đình nào dám cho sở hữu nhiều đất đai.
Nhưng các Thiên Long Nhân lại bức thiết muốn bá chiếm khu vực cảng biển nên nảy ra một ý là đánh tráo khái niệm.
Họ mua chuộc quan viên để cho triều đình giao quyền cai trị người Việt gốc Thiên Long lại cho Thiên Long Quốc.
Sau đó thương lái Thiên Long Quốc lại thông qua “quyền cai trị” để c·ướp đoạt tài sản của người người Việt gốc Thiên Long, từ đó thao túng nền kinh tế và bá chiếm việc thông thương với nước ngoài.
Vậy nên, bế quan tỏa cảng ở đây không phải là cấm hết giao thương với nước ngoài.
Chính sách này được tạo ra để phục vụ cho lợi ích nhóm, ngăn cản dân thường buôn bán với người tây dương và các nước khác để dễ bề cho thương nhân Thiên Long Quốc độc quyền ngoại thương của tổ quốc.
Hàng hóa từ trong đất Việt vẫn có thể bán ra nước ngoài nhưng bắt buộc phải qua tay của thương lái phương bắc và bị ép giá.
Nói cách khá, cơ hội phát triển thương mại của người Việt đã bị Võ Văn Tây mưu toan bán đi để bưng bô ngoại quốc, bắt tay với ngoại bang, bóc lột nhân dân, đem về vinh hoa phú quý cho bản thân và gia tộc.
Và tất nhiên, một hoàng tử tài năng như Hồ Thanh Trừng không chấp nhận những yêu cầu bán nước như vậy.
Vậy là các quan viên như Võ Văn Tây lợi dụng tình thế nguy nan, triều đình cần mình vận lương tiếp viện cho thành Đại lãnh nên bắt chẹt, ép đối phương phải nhượng bộ.
Nguyên nhân Võ Văn Tây to gan như vậy là vì toàn bộ thủy quân của nhà Hồ đều một giuộc với nhau, không sợ bị xử phạt.
Chờ cho người báo tin rời đi, Võ Văn Tây lấy giấy bút ra viết thư gửi cho các thương nhân Thiên Long Quốc.
Ông ta tuy mang danh là quan viên đất Việt nhưng thực tế chỉ phục vụ cho lợi ích của Thiên Long Quốc.
“Kính gửi các thương hội.
Triều đình đã biết được không thể chống đối được “lòng dân” và chấp nhận nhượng bộ.
Nay tôi viết tin này để báo trước, chờ mưa tạnh sẽ vận lương bằng đường thủy, trong quá trình đi sẽ “hao hụt” mất một nửa.”
- Ha ha ha, hoàng tử thì thế nào, còn không phải khom lưng uốn gối trước mặt chúng tao.
- Vì đại cục?
- Chỉ có thằng ngu với vì đại cục, người thông minh đều biết vơ vét cho bản thân.
- Ha ha ha ha!
Lão ta cười lớn tiếng vì nghĩ đến vô số rương vàng rương bạc tới tấp chở đến nhà.
Ông ấy không biết rằng, ngay dưới bến cảng mà ông ta nắm giữ, ẩn sâu trong dòng nước lạnh giá là gia tộc họ Yết lừng lẫy một thời đang mang theo mũi khoan tới đáy tàu.
Năm xưa, Đức Thánh Trần từng có một danh tướng tài năng là gia thần Yết Kiêu với khả năng lặn hơn người và lập nhiều chiến công hiển hách.
Sau này, bởi vì tránh nghi ngại, Yết Kiêu được cho ra ở riêng và lập nguyên một làng họ Yết.
Học theo truyền thống cha ông, cả làng họ Yết đều giỏi bơi lặn.
Lần này, kế hoạch “Biển Gầm” chính là nhân lúc trời mưa, thuyền phải neo ở bến và bầu trời tối tăm để cử một đội thợ lặn đặc chủng của làng họ Yết nhằm tiêu diệt sạch thủy quân nơi đây.
So với việc tiêu diệt năm ngàn lính bắn súng do một thằng đụt nào đó chỉ huy thì việc hủy diệt toàn bộ chiến thuyền và nắm quyền chủ động trên biển mới là mấu chốt chiến lược.
Mây mù che khuất bầu trời, một nhóm người mang theo đồ nghề lặng lẽ chui xuống nước từ trên thuyền của thương nhân Thiên Long Quốc.
Riêng cái này phải cảm ơn Trương Ái Lan mà lần trước Trần Tí đã gặp một lần.
Bà ta vì muốn lập công nên chủ động để cho lính đặc chủng nhà Trần đi nhờ lên thuyền và giả vờ “gặp bão” nên vào cảng để trú.
Theo lý thuyết, thương nhân bên ngoài không được phép tiếp cận sâu vào cảng quân sự nhưng bởi vì Võ Văn Tây đã bị mua chuộc nên vui vẻ đón vào đặt cùng chỗ với chiến thuyền, tạo điều kiện cho binh lính nhà Trần làm việc.