Những tiếng cong cong phát ra liên tục bên ngoài tấm chắn, lực phản chấn khiến những binh sĩ nhà Trần bị rung chuyển ít nhiều, chân đứng không vững.
Nhưng vì lá chắn xếp khít với nhau, có người đỡ nên bão đạn qua đi vẫn có thể trụ vững như thường.
Gió mặc gió, mưa mặc mưa, lá chắn vẫn không hề lay chuyển.
Nhận thấy quân địch dựng mai rùa lên không phá được nên Ngô Diệc Phàm hạ lệnh ngừng bắn.
- Mẹ nó, tiểu thuyết không có cảnh này.
- Đáng lý phải vứt khiên lại đằng sau, cầm đao chạy tới đây chịu c·hết chứ.
- Cổ nhân sao không ngu như trong tiểu thuyết?
Ngô Diệc Phàm không biết thực tế chẳng có “buff” hàng trí nên đâu có ai điên lấy thân đỡ đạn một cách vô nghĩa.
Nhà dột còn gặp mưa.
Trong lúc Ngô Diệc Phàm còn không biết cách xử lý thế nào với cái mai rùa trước mặt thì từ đằng sau lá chắn, đội lính bắn cung giương lên trời.
- Chuẩn bị!
- Mục tiêu cách một trăm bước!
- Bắn bao trùm phạm vi!
Vèo vèo vèo, những mũi tên xé gió bay nghiêng lên trên trời, tránh qua lớp lá chắn rồi đi vòng xuống dưới đất theo một đường vòng cung tuyệt đẹp.
Nhưng ở trong mắt của Ngô Diệc Phàm thì nó không đẹp chút nào mà là tử thần giáng lâm.
Phập!
Phập!
Phập!
Tiếng mũi tên găm vào đất và thịt xen lẫn với nhau giống như một buổi biểu diễn âm nhạc đầy máu tanh.
Tuy rằng tỷ lệ bắn trúng không cao và binh sĩ của Ngô Diệc Phàm có mặc giáp nhưng vấn đề ở chỗ trận hình của bọn họ dày đặc san sát vào nhau, dẫn đến lượng sát thương cực kì đáng kể.
Hàng chục người trúng tên vào vị trí hiểm yếu, ngã lăn xuống đất và đánh mất sức chiến đấu, kêu rên thảm thiết.
Số còn lại bị tiếng kêu la ảnh hưởng làm lộn xộn trận hình.
Đội hình phương trận rỗng ruột này thực ra có rất nhiều khuyết điểm.
Thứ nhất là đứng san sát, dày đặc với nhau, dễ bị dính sát thương diện rộng.
Thứ hai, tốc độ như rùa bò, khả năng chủ động kém.
Thứ ba, lực xuyên thấu yếu và đường đạn thẳng, dễ dàng bị khắc chế bởi cung tên bắn theo đường vòng cung có tầm xa hơn.
Bởi vậy thông thường người ta sẽ phải bố trí pháo vào giữa.
Mục đích đặt pháo là để ép đối phương phải t·ấn c·ông vào vị trí có pháo và gây sát thương tầm xa chứ sắp phương trận mà đi đuổi theo địch đánh thì có tới sáng mai.
Ngô Diệc Phàm không có súng thần công cỡ nhỏ.
Gã ta chỉ là một kẻ đút lót, mua quan, trong khi súng thần công cỡ nhỏ dùng để đánh trận ngoài trời thì nằm trong tay Hồ Thanh Trừng.
Làm sao Hồ Thanh Trừng yên tâm giao bảo bối của mình cho người khác.
Còn súng thần công cỡ lớn có nhiều nhưng chưa nói đến Ngô Diệc Phàm có quyền đụng tới hay không, chỉ riêng việc trọng tải gần một tấn là đủ khiến hắn phải từ bỏ ý tưởng đem ra ngoài đất trống.
Vậy nên bây giờ Ngô Diệc phàm chỉ có thể đứng yên chịu trận.
Nhưng chưa dừng lại ở đó.
Từ phía sau đội hình của quân Trần, những chiếc chiến xa ù ù đi tới từng bước một trong ánh mắt kinh hãi của đám lính bắn súng.
Mặc dù bộ binh dựng khiên có thể phòng thủ nhưng khả năng tiếp cận kém, không uy h·iếp gì nhiều đến tính mạng của họ.
Nhưng chiến xa bọc thép thì khác.
Dùng đầu gối để nghĩ cũng biết bên trong chiến xa chắc chắn là lực lượng tinh binh chờ sẵn để lao ra ngoài g·iết địch.
Nhóm lính bắn súng này vốn đã mất cả năm trời đi theo Ngô Diệc Phàm huấn luyện đội hình, bắn súng chứ có biết cận chiến là gì đâu.
Để trở thành một lính cận chiến chuyên nghiệp, tối thiểu cũng phải luyện võ liên tục trong ba năm, tinh binh còn cần nhiều hơn.
Đấy là còn chưa kể tới phải luyện kỵ, xạ nếu thuộc binh chủng đặc thù.
Vậy nên binh lính tinh nhuệ thời cổ đại rất tốn thời gian để xây dựng lên, không như lính bắn súng, tập một vài tháng là ra chiến trường.
Đối mặt vận lộn kiểu gì cũng bị hành ra bã.
Ngô Diệc Phàm cũng sợ hãi nhưng gã ta đã không có đường lùi, hét to:
- Tất cả bình tĩnh, tất cả bình tĩnh.
- Giữ vững đội hình, lên đạn bắn phát cuối rồi chuẩn bị dùng gắn lưỡi lê.
Bởi vì muốn học theo q·uân đ·ội tây dương, Ngô Diệc Phàm đã phải bỏ tiền túi đặt mua lưỡi lê để có thể gắn vào súng.
Đây có thể xem là một trong số những quyết định sáng suốt trong vô số thứ ngu xuẩn mà Ngô Diệc Phàm đã làm.
Tối thiểu có lưỡi lê thì không đến nỗi dùng tay không đỡ kiếm như trong phim chưởng tàu.
Nhưng có lẽ ông trời cũng không hài lòng với một gã ngu xuẩn dẫn năm ngàn người đi t·ự s·át nên phẫn nộ giáng xuống sấm chớp và mưa gió.
Ầm!
Ầm!
Ầm!
Từ trên không trung, sét đánh giật đùng đùng, mây đen kéo tới giăng kín bầu trời.
Những cơn gió mang theo mùi nước biển phà thẳng vào mặt khiến Ngô Diệc Phàm tỉnh táo lại.
Đôi mắt của gã căng nứt mí, cả trái tim đập bình bịch hoảng loạn vì sợ hãi.
Cho dù có bị tẩy não nhiều năm, hóa học do giáo viên thể dục dạy thì hắn cũng biết súng hỏa mai sẽ vô dụng khi trời mưa.
Bởi vì thời này vẫn phải nhồi thuốc nổ từ bên ngoài và châm lửa, một khi gặp trời mưa là súng không khác gì khúc gỗ.
- Tại sao?
- Tại sao không giống với tiểu thuyết?
- Không sao, vẫn còn lưỡi lê.
- Lưỡi lê cũng có thể đánh cận chiến được.
Nghĩ vậy, Ngô Diệc Phàm ra lệnh:
- Lấy lưỡi lê ra, chuẩn bị cận chiến.
- Trời mưa cũng không sao, chúng ta vẫn có thể chiến đấu như thường.
Nhưng trong lúc Ngô Diệc Phàm còn đang cố gắng hét to để lùa gà thì một đợt mưa tên tiếp tục đáp xuống.
Không may cho hắn ta, đợt bắn này có một mũi tên bắn trúng vào kẽ hở chỗ bả vai, đâm sâu tận xương.
Trước khi có đạn khóa nòng xuất hiện thì tốc độ bắn của cung tên nhanh hơn nhiều, dù sao lắp cung vào dây dễ hơn so với với cách chuẩn bị rườm rà của súng hỏa mai.
Đây cũng là lý do mà những tướng lĩnh thời đại này chống đối v·ũ k·hí nóng.
Ngô Diệc Phàm bị lực quán tính hất ngã xuống đất, đầu đập phải báng súng ngất xỉu tại chỗ.
Ngay lúc đám lính hoảng loạn vì chủ tướng ngất xỉu, không biết làm sao thì chiến xa đã tới gần trước mặt.
Nhóm lính bộ binh tinh nhuệ của nhà Trần nhảy ra chém giặc như chém chuối.
Những người lính bắn súng chưa được huấn luyện cận chiến hầu như không có sức chống trả.
Đã thế, lực lượng bộ binh và cung binh ở phía xa cũng bắt đầu tiến lên gây áp lực cực lớn.
Các lão binh thấy tình thế như này liền vội vàng hô to:
- Chủ tướng đã mất, chạy thôi!
- Chủ tướng đã mất, chạy thôi!
Bởi vì ngay từ đầu họ đã biết sẽ thua trận nên chỉ canh làm sao bỏ chạy mà không bị phạt.
Và bây giờ, khi thế thua đã định, chỉ cần tạo ra hỗn loạn thì họ sẽ có cơ hội chạy trốn về nhà mà không bị xử phạt.
Dù sao chủ tướng b·ất t·ỉnh, toàn quân tán loạn thì bỏ chạy là chuyện đương nhiên.
Quả nhiên, có người đi đầu bỏ chạy, những người khác thấy thế cũng chạy theo.
Mọi thứ giống như một chuỗi domino khiến đám tân binh bị lùa gà sợ hãi chạy tán loạn khắp nơi.
Trong khi đó, các lão binh thì khôn hơn rất nhiều.
Họ vẫn còn nhớ phía xa có đội kỵ binh canh sẵn, đứa nào chạy đầu tiên thì chắc chắn sẽ bị rượt.
Và họ đã đoán đúng.
Trần Chân nhận thấy đội hình bên địch hỗn loạn liền ra lệnh cho Trần Toản dẫn dắt kỵ binh xung phong.
Vó ngựa dồn dập giống như một cơn lũ khổng lồ cuốn phăng mọi thứ trên đường đi và đuổi theo nhóm lính chạy xa nhất.
Những tên lính bắn súng đã quăng mũ, vứt súng đứng trước đội kỵ binh xung phong theo đoàn thì chỉ có nước bị dẫm nát.
Còn các lão binh thông minh lén lút bỏ chạy theo hướng ngược lại để vào núi.
Mặc dù vẫn có người bị cung tên b·ắn c·hết nhưng ít ra còn cơ hội sống.
Số còn lại hoặc đầu hàng, hoặc ngoan cố chống cự bị loạn đao chém c·hết.
Năm ngàn lính b·ị đ·ánh tan tác chỉ trong một ngày, tất cả là nhờ công lao của gã chỉ huy lậm tiểu thuyết.