Trên thực tế, ngay từ thời cổ đại, người ta đã nghĩ ra được vô số cách khắc chế súng ống rồi.
Tới hiện đại, một số người tìm cách cường điệu hóa, đổ tội cho v·ũ k·hí tây dương quá khủng bố, không thể nào chống lại được chỉ là do những kẻ thân Nguyễn tìm cách lấp liếm cho “hiền vương” mà thôi.
Dù sao khi đó Pháp cũng chỉ có một ít lính và súng pháo cận đại, lạc hậu, sức chiến đấu không hơn v·ũ k·hí lạnh bao nhiêu.
Súng máy, xe tăng, máy bay, t·ên l·ửa, tàu ngầm đều chưa xuất hiện.
Chả bù cho q·uân đ·ội nhân dân đối kháng với đế quốc Mỹ số một thế giới thời bấy giờ, sở hữu cả bom nguyên tử, “pháo đài bay” B52, xe tăng hạng nặng.
Chênh lệch về v·ũ k·hí còn cách xa hơn gấp hàng trăm lần vẫn có thể chiến thắng như thường bởi những con người dũng cảm.
Thời đó, chẳng có ai kêu ca vì thiếu v·ũ k·hí, lạc hậu mà đầu hàng, bán nước như “hiền vương” vĩ đại cả.
Đúng với câu nói “Nếu muốn sẽ tìm cách, không muốn đổ tại thời.”
Ở phía bên kia, Ngô Diệc Phàm tuy đần độn nhưng cũng biết mang theo ống nhòm quan sát từ xa.
Gã ta nhanh chóng phát hiện ra nhánh kỵ binh của nhà Trần liền phấn khởi:
“Đây rồi, những trận chiến kinh điển trong tiểu thuyết đều như thế này, kỵ binh xông thẳng vào và bị lính bắn súng xếp thành hàng, thành trận hình b·ắn c·hết xác chất thành đống.”
“Cơ hội ghi danh sử sách của ta đã đến.”
Tiểu thuyết mạng Trung Quốc thường hay có mô tip nhân vật chính xây dựng xong đội hình bắn súng, sau đó tận dụng “ưu thế hỏa lực” để đánh bại đối phương đông hơn gấp nhiều lần cực kỳ dễ dàng.
Ngô Diệc Phàm tất nhiên cũng mê mẩn những tình tiết kiểu này, hưng phấn ra lệnh:
- Tất cả chuẩn bị, kết thành phương trận hình vuông.
- Chỉnh tề thẳng lối, giữ đúng kỷ luật.
- Chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta.
Ngô Diệc Phàm đã quyết tâm học theo tiểu thuyết thì tất nhiên không làm qua loa.
Gã ta nhớ khi xưa đọc tiểu thuyết mạng, sử dụng lính bắn súng xếp thành hàng theo kiểu phương trận (hình vuông) rỗng ruột phổ biến tràn lan trên các app đăng truyện, lần nào cũng có thể diệt sạch kỵ binh đối phương.
Trận hình này có ưu điểm là tề bắn liên tục, tập trung hỏa lực để ngăn chặn đối phương.
Mỗi khi bắn xong, hàng lính phía trước sẽ lùi lại nạp đạn cho đội sau tiến lên bắn, cách này sẽ giữ được hỏa lực liên tục, không bị gián đoạn.
Còn phương trận là hình vuông rỗng ruột, có bốn hàng ngang tựa lưng vào nhau để phòng thủ cả bốn hướng, tránh góc c·hết sau lưng, bên cánh.
Trên thực tế, kết trận hình tròn cũng khá tương tự và hiệu quả không kém nhưng chắc vì các tiểu thuyết tàu copy nhau nên ít người biết tới.
- Đến đây đi, lao vào đây, đạn sẽ b·ắn c·hết hết tụi bay.
Hắn ta cười một cách điên dại vì tưởng tượng ra cảnh bản thân trở nên vĩ đại, thiên tài trong mắt người bản xứ.
Nhưng Trần Toản nhìn thấy hắn làm như vậy, chỉ đơn giản là cho kỵ binh dừng ở xa ngoài một dặm (khoảng nửa cây số).
Thời cổ đại, tầm sát thương của súng rất ngắn, loại thô sơ nhất dưới một trăm mét.
Còn loại này đã được Hồ Thanh Trừng cải tiến nhưng tối đa cũng chỉ tới một trăm năm mươi mét là cùng.
Trần Toản xử lý như vậy khiến nụ cười trên môi Ngô Diệc Phàm méo xệch đi.
- Cái này không giống tiểu thuyết, đáng lý đối phương phải lao vào họng súng t·ự s·át như đám mất não chứ?
Giờ phút này, đội quân của Ngô Diệc Phàm giống như một lũ đụt đứng há mổm chờ sung rụng, không làm mà đòi có ăn.
Bởi vì trong hầu hết các tiểu thuyết mạng ở đất nước tỷ dân, phe t·ấn c·ông sẽ giống như bị dính phải bùa yểm “suy giảm thông minh” liều c·hết xông vào kẻ địch dù biết đã có trận hình đợi sẵn.
Còn thực tế, tất cả các tướng lĩnh chinh chiến sa trường đều thừa kinh nghiệm để biết phải xử lý thế nào.
- Súng hỏa mai dàn thành trận à, khét đấy!
- Chính cái đồ chơi này lần trước đã g·iết c·hết chủ tướng của Dưa Lạc.
Trần Toản đứng ở xa dùng ống nhòm quan sát tình hình.
Quân đội nhà Trần không hề xa lạ gì với hỏa khí, chính bản thân họ cũng sử dụng rất hiệu quả dù không có nhiều súng.
Đây là một điều dễ gây nhầm lẫn mà người hiện đại thường không biết.
Bởi vì các sử gia thân Nguyễn và lực lượng cuồng tây đều cổ xúy rằng người Việt ngu dốt, lạc hậu, không biết súng ống, v·ũ k·hí nóng là gì nhằm lấp liếm tội ác từ các "hiền vương".
Họ tìm cách chống chế, bảo vệ cho giặc Pháp xâm lược rằng"phải chờ tới khi người tây dương tới khai hóa thì người Việt man di với biết tới sức mạnh của súng ống và sợ hãi."
Điều này dẫn đến mọi người có ảo giác rằng v·ũ k·hí nóng, súng ống là cái gì đó ghê gớm lắm mà không thần thánh nào chống lại được, nhà Nguyễn thua cũng dễ hiểu.
Nhưng trên thực tế, hơn nửa thế kỷ trước khi thực dân Pháp xâm lược là người Việt đã biết sử dụng Hỏa Khí.
[“Khi mấy trăm chiến thuyền của Chế Bồng Nga và Nguyên Diệu kéo tới, Trần Khát Chân cho tập trung súng bắn xối xả vào chiếc thuyền ngự, Chế Bồng Nga bị trúng đạn c·hết.”
Một trích đoạn trong lịch sử, cho thấy từ thời nhà Trần đã biết dùng Hỏa Khí.]
- Truyền lệnh, kỵ binh đứng giãn cách ra!
- Di chuyển theo sát đằng sau, chờ lệnh của ta rồi mới được xung phong!
Trần Toản biết rất rõ súng sẽ được sử dụng để bắn tập trung nên chuẩn bị giãn cách ra để chờ lệnh xung phong nếu đội hình đối phương bị r·ối l·oạn.
Ngoài ra cũng có tác dụng uy h·iếp từ xa khiến kẻ địch không thể thoải mái di chuyển.
Trên thực tế, súng hỏa mai chỉ bắn tối đa dược hai đến ba phát đạt một phút và còn dễ trượt.
Trong khi tốc độ chạy xung phong của ngựa vào khoảng 20m/s, chỉ mất tầm mười mấy giây là đã xông thẳng vào mặt lính bắn súng rồi nên nếu bất chấp t·hương v·ong thì vẫn có thể chiến thắng được.
Nhưng Trần Chân là danh tướng, không thể nào dàn trận theo kiểu ngu ngốc như vậy được.
- Truyền lệnh!
- Cánh bộ binh bên phải dựng khiên ở phía trước!
- Cung thủ đứng đằng sau, vừa bắn tên, vừa di chuyển lại gần.
Chỉ thấy từ cánh quân bên phải, hàng trăm lính bộ binh đi bộ ra khỏi đội hình, dàn thành hàng ngang tới tiếp cận đội quân của Ngô Diệc Phàm.
Đội lính bắn cung theo sát phía sau.
Nhìn thấy cuối cùng cũng có người tiếp cận, Ngô Diệc Phàm vui mừng quá đỗi, vội vàng ra lệnh.
- Tất cả nạp đạn!
- Chuẩn bị!
- Bắn!
Khi các tay súng của bên phía Ngô Diệc Phàm nâng súng nhắm chuẩn b·ị b·ắn, đội bộ binh dừng lại, đặt khiên khít vào nhau thành một lá chắn khổng lồ.
Súng hỏa mai có thao tác phức tạp nên thừa thời gian cho bộ binh phản ứng, dựng khiên.
Nhìn thấy đối phương có phản ứng nhanh lẹ như vậy, Ngô Diệc Phàm bỗng thấy bất an.
Nhưng đã lỡ rồi, cũng đã không còn cơ hội rút lui nữa nên đành sống c·hết mặc bay và cầu nguyện mọi thứ giống tiểu thuyết mình đã đọc.
Đoàng!
Đoàng!
Đoàng!
Hàng trăm khẩu súng bắn đồng loạt ra vô số viên đạn.
Tiếng súng nổ đinh ta nhức óc, giống như sấm bên tai.
Nếu là nông dân cầm v·ũ k·hí chắc có lẽ sẽ sợ hãi bỏ chạy.
Nhưng q·uân đ·ội nhà Trần là tinh binh chuyên nghiệp, tất cả đều giữ vững tấm khiên, không hề xoay chuyển.
Những viên đạn xé gió lao đến đập vào lá chắn tóe lửa.
Và cũng chỉ dừng lại ở đó.
Cho dù đạn ở hiện đại cũng khó lòng mà xuyên nổi những lớp thép dày chứ đừng nói thời này sử dụng đạn tròn trơn, lực bắn yếu.
Ngô Diệc Phàm nhìn thấy tình cảnh này vẫn chưa nao núng.
Mặc dù bị tẩy não bởi tiểu thuyết mạng nhưng tối thiểu gã vẫn biết cách copy y chang chiến thuật "tam đoạn xạ kích".
Đội lính của hắn ta bắt đầu di chuyển theo phong cách bắn ba đợt.
Hàng lính đầu tiên đã bắn xong đạn sẽ lui về phía sau chờ nạp đạn, trong khi đó hai hàng chờ phía sau với đạn nạp sẵn sẽ tiến lên phía trước để hỏa lực được duy trì liên tục.
Cách làm này sẽ khiến cho lực lượng bộ binh nhà Trần không thể tiếp tục t·ấn c·ông bởi hỏa lực áp chế.