Dốc Đá là một con đường hẹp dài, rộng tầm mười mét, dài hàng cây số dẫn sâu vào trong dãy núi, hai bên có vách đá dựng đứng cao chót vót, trông giống như đường tới quỷ môn quan vậy.
Bất kì tướng lĩnh nào chỉ cần có một chút kiến thức quân sự đều hiểu đây là nấm mồ hoàn hảo dành cho những đội quân chủ quan, hổ báo.
Và trùng hợp thay, Nguyễn Dương là một tên như vậy.
Còn binh sĩ, các bạn trông chờ gì ở binh lính trong thời đại trên 95% dân số mù chữ?
Gã ta ngây thơ nghĩ rằng đi theo toán lính sẽ an toàn không sao nhưng mọi mơ mộng đã bị đập nát sau khi nghe những tiếng bịch bịch, rầm rầm ở sau lưng.
- Có chuyện gì vậy?
Nguyễn Dương quay đầu lại và nhìn thấy một cảnh tượng kinh hoàng.
Trên vách núi cao xuất hiện những t·iếng n·ổ lớn mà Nguyễn Dương thường nghe thấy quanh khu vực đào mỏ khi muốn đánh sập hầm.
Ngay sau đó là vô số đá tảng, cây gỗ như một dòng l·ũ c·uốn trôi, rơi xuống từ hai vách núi và chất thành một chốt chặn khổng lồ.
Chốt chặn ấy che kín đường rút lui nhưng đó không phải là thứ trực tiếp khiến Nguyễn Dương sợ hãi.
Cho dù có mù quân sự thì Nguyễn Dương cũng đoán được tình huống này chỉ có thể là phục kích.
Quả nhiên, từ hai bên vách đá xuất hiện một nhóm người đứng từ trên cao cầm cung tên bắn xối xả xuống dưới cùng với những viên đá.
Những người bắn tên là nhóm thợ săn lão luyện còn đá được ném xuống bởi người dân làng khỏe mạnh.
Thậm chí có cả thiếu niên tầm mười tuổi tham gia chống giặc.
Đây chính là sức mạnh của c·hiến t·ranh nhân dân, bất kể đàn bà, trẻ em đều có thể đứng dậy chống lại kẻ thù.
Con ngựa của Nguyễn Dương vì quá sợ hãi nên đã nhảy chồm lên khiến lão ta giữ không vững ngã lăn xuống đất.
Cũng may là không phải đang xung phong nên b·ị t·hương không nặng.
Phập, phập, phập.
Vài tên lính chạy vội không kịp đề phòng bị tên bắn trúng ngã lăn ra đất, số còn lại vội vàng nâng lá chắn hình tròn lên để che chở.
Nhưng cũng chẳng có tác dụng gì.
Những tảng đá to tướng rớt từ độ cao hàng chục mét xuống đập thẳng vào người chúng.
Cho dù có khiên, bàn tay vẫn bị lực xung kích đập gãy, nội tạng bị chấn động mạnh đến hộc máu.
- Á, hự hự!
- C·hết tôi rồi!
- Cứu, cứu!
Tiếng kêu rên thảm thiết vang vọng khắp nơi làm đám lính càng thêm hoảng loạn.
Như đã nói, sắt thép và áo giáp chỉ có tác dụng chống lại vật sắt nhọn còn lực va đập mạnh thì vô nghĩa.
Và tảng đá lớn rớt từ hàng chục mét xuống như thế nào thì cứ ra thử một lần rồi xuống báo cáo diêm vương cho nhanh.
Chưa dừng lại ở đó, Trần Toản để binh lính huýt sáo ra hiệu.
Một nhóm người dùng hỏa cầu ném xuống dưới chân toán lính giặc Hồ đang co cụm lại chống cự.
Những quả cầu trông có vẻ vô hại nhưng chất đầy thuốc nổ ở bên trong đang chuẩn bị kích nổ.
Nếu là người hiện đại đã vội vàng bỏ chạy ngay nhưng đám lính này vẫn chưa thấy “lựu đạn thời xưa” bao giờ nên hoàn toàn không chú ý tới.
Khi chúng còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang diễn ra thì đã bị ầm một phát, nổ banh xác bay lên không trung để sánh vai với bầu trời.
Việc vui thì tất nhiên phải đi cùng nhau, kèm với đó là liên tiếp những t·iếng n·ổ liên hoàn đinh tai nhức óc.
Ầm!
Ầm!
Ầm!
Trải qua một đợt oanh tạc liên hồi, khói đen bốc nghi ngút, tro bụi bay tứ tung, lửa cháy khét lẹt mùi thịt, còn thịt gì thì tự hiểu.
Một trăm tên lính đã b·ị đ·ánh cho đo đất gần hết, số còn lại tầm chục người cũng thân tàn ma dại.
Tiếng kêu gào thảm thiết không còn nữa mà thay vào đó là rên rỉ hấp hối trong tuyệt vọng vì phần lớn đã bị choáng đến b·ất t·ỉnh hoặc lên đường ngay lập tức trước uy lực của Hỏa Cầu, “lựu đạn cổ đại”.
Đây chính là một pha phục kích đơn giản do Trần Toản sắp đặt, theo đó, đá tảng và cây gỗ sẽ được sắp đặt sẵn hai bên vách nút bằng một chốt chặn, khi nào kẻ địch đi ra sẽ cho nổ, thả xuống chặn đường lui.
Cung tên do phía Thạch Săn phụ trách dẫn đội.
Hỏa Cầu vận chuyển từ Phú Yên tới do một nhóm những binh lính chuyên nghiệp ném xuống.
Ngay cả phụ nữ và trẻ em làng Đại Lãnh cũng góp công bằng những viên đá.
Còn số tinh binh của nhà Trần làm gì?
Tất nhiên là lao ra đánh cận chiến, dọn dẹp tàn cuộc.
- Giết!
- Giết!
- Xông lên!
Tiếng hò hét vang dội xuất hiện ở phía trước khiến đám lính Hồ tặc đang hấp hối cũng phải sợ hết hồn bật nhảy dậy.
Họ quay lại thì bắt gặp binh lính nhà Trần mặc chiến giáp xông tới.
Bị phục kích bất ngờ, nổ tanh bành thân tàn ma dại thế này mà lại còn đụng phải quân địch thì làm gì có ai đủ can đảm chống lại.
Trần Toản dẫn đầu xông lên, chém c·hết hai người liên tục và hô to:
- Quỳ xuống đầu hàng!
- Đầu hàng không g·iết!
- Đầu hàng không g·iết!
Đám giặc hồ nghe thấy vậy, vội vã vứt bỏ v·ũ k·hí xuống đất, giơ hai tay lên đầu, quỳ gối xin hàng.
Chỉ có một tên cuối cùng ngoan cố chống cự bị binh lính nhà Trần g·iết c·hết.
Đến đây, pha phục kích đã thu được thắng lợi ban đầu, việc dọn dẹp còn lại không có gì phức tạp cả.
Một trăm tên lính giặc Hồ cùng Nguyễn Dương đều đã b·ị b·ắt hoặc g·iết, không còn sức kháng cự.
Chờ đến khi nhánh quân chủ lực của Lý Thông đuổi theo sau tới nơi thì chỉ thấy một đống đất đá chặn bít lối vào.
- Cái quái gì đây?
- Nguyễn Dương đâu, tên ngu xuẩn này lại làm trò mèo gì vậy hả?
- Quân bay, lên kiểm tra, dọn dẹp cho tao!
Lại là một đội công binh tiến lên kiểm tra với sự hỗ trợ của bộ binh cầm khiên và lính bắn súng.
Nhưng lần này còn chưa kịp lại gần thì đã bị tên từ trên núi bắn xối xả.
- Có quân địch!
- Đội bắn súng, chuẩn bị!
Lính gác cảnh báo, bên phía giặc Hồ cũng nhanh chóng làm ra phản ứng.
Đầu tiên là đội cung thủ sáu trăm người nhanh chóng giương cung, bắn đồng loạt lên trời về phía vách núi.
Cảnh tượng sáu trăm mũi tên lít nha lít nhít che kín bầu trời khiến người ta kh·iếp hãi.
Cho dù có dùng lăng ba vi bộ cũng không thể né được vì đợt tên bắn kiểu này là bao trùm cả một vùng rộng lớn.
Vậy nên mấy bộ phim võ hiệp dùng khinh công né cung tên của q·uân đ·ội chỉ là chém gió.
Đội quân chuyên nghiệp luôn phối hợp nhịp nhàng, làm sao để nột hai thằng đầu bướu làm loạn.
Nhưng đáng tiếc, vách núi quá cao, phần lớn mũi tên không qua vượt qua được vách núi và rớt giữa đường.
Nhưng giặc Hồ vẫn còn đội lính bắn súng với tầm bắn xa hơn.
Đây là lần đầu tiên bọn họ có mục tiêu cụ thể để nã súng trong cuộc t·ấn c·ông này.
Đội trưởng đội bắn súng ra lệnh.
- Nhét đạn!
Chỉ thấy bốn trăm tên lính đồng loạt đặt súng xuống đất, lấy răng cắn xé gói đạn, đổ thuốc súng vào cần điểm hỏa, sau đó lấy cây thông nòng để nhét đầu đạn vào.
Đây là quy trình sử dụng Súng Hỏa Mai thô sơ thời xưa, khác hẳn với v·ũ k·hí hiện đại chỉ cần mở chốt bóp cò là xong.
Vậy nên những người hiện đại mê tín hỏa lực nếu thực sự đặt chân vào xưa chắc chắn sẽ phải thất vọng vì súng sống thời này không bá đạo như họ nghĩ.
Quá trình cực kì lâu la và mất thời gian, tới gần nửa phút.
Nhưng còn chưa xong, theo lệnh “điểm hỏa” bọn họ phải bắt đầu dùng cần điểm hỏa để mồi lửa, sau đó nâng súng nhắm vào mục tiêu và mất thêm tầm mười lăm giây nữa mới khai hỏa.
- Đoàng!
- Đoàng!
- Đoàng!
Những phát súng liên tiếp bắn tung tóe lên vách đá, tạo ra những tia lửa chói mắt khi v·a c·hạm với vật thể cứng.
Đạn bắn không thực sự đồng loạt vì dụng cụ điểm hỏa còn thô sơ nhưng tối thiểu vẫn tạo được uy h·iếp nhất định nếu mục tiêu bị đụt đứng yên tại chỗ làm bia.
Hiển nhiên, đội thợ săn bắn cung do Thạch Sanh cầm đầu đã sớm di chuyển thay đổi vị trí nên những phát đạn này thậm chí đến góc áo của họ cũng không chạm vào được.
Trên thực tế, v·ũ k·hí nóng ở giai đoạn ban đầu có rất nhiều thiếu sót và dễ khắc chế.
Lợi thế duy nhất mà súng ống mang lại là cần ít thời gian huấn luyện hơn q·uân đ·ội truyền thống, yêu cầu thể chất cũng thấp hơn.
Các tiểu thuyết Trung Quốc hay viết cảnh nhân vật chính xuyên không chế tạo q·uân đ·ội dùng hỏa khí sau đó dễ dàng đánh đông dẹp bắc chỉ bốc phét, t·hủ d·âm tinh thần cho vui.
Những tướng lĩnh lão luyện, thiện chiến có thể biến đám lính cầm súng thành bia ngắm di động trên chiến trường thực tế.
Trên thực tế, từ cổ chí kim không thiếu đội quân hỏa khí hiện đại bị q·uân đ·ội dùng v·ũ k·hí lạnh đánh cho tè ra quần.
Ví dụ như c·hiến t·ranh Minh Thanh là điển hình nhất cho việc dùng v·ũ k·hí nóng vẫn thua trận như thường.
Quan trọng là ở con người chứ không phải v·ũ k·hí.
Phải đến thời hiện đại với súng trường tự động xuất hiện mới mang tính áp đảo về sức mạnh quân sự so với v·ũ k·hí lạnh.
Mà súng trường tự động cần phải có hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh hỗ trợ.
Lý Thông cũng biết rõ điều nằng, thầm chửi:
- Mẹ kiếp, mấy cái que vô dụng này, chả biết có tác dụng gì.
- Đều là do Hồ Thanh Trừng làm ra nên mới trang bị số lượng lớn.
Tướng lĩnh nhà hồ thực sự không muốn sử dụng lính bắn súng vì chúng quá yếu ớt và vô dụng trong suy nghĩ của họ.
Theo họ nghĩ, chỉ vì Hồ Thanh Trừng là con vua chủ trương chế tạo nên mới đem ra trang bị cho q·uân đ·ội.
Khác với người hiện đại mê tín vào hỏa lực của v·ũ k·hí nóng, thời xưa vẫn ưa thích dùng v·ũ k·hí lạnh hơn dù đã có súng hỏa mai, súng thần công, pháo.
Đặc biệt là khi v·ũ k·hí nóng mới xuất hiện, tư tưởng bảo thủ lan tràn khắp nơi khiến các tướng lĩnh muốn chống lại.
Thậm chí có tướng lĩnh còn miệt thị bằng cái tên “que cời lửa” để ám chỉ sự vô dụng của nó.
(Que cời lửa một thanh sắt để lùa rơm, lùa tro, lùa củi đang cháy trong bếp, có một đầu cán cầm để tránh nóng, thường thấy ở bếp quê đất Việt thời xưa.)
Đội trưởng đội bắn súng nghe thấy nhưng chỉ có thể giả vờ không biết.
Không khí bài xích lính bắn súng khá phổ biến trong q·uân đ·ội Hồ tặc, điều này có liên quan đến chính trị mà sẽ giải thích sau khi thích hợp.
Lý Thông từ ban đầu khinh thường, sau đó nóng giận và bây giờ là coi trọng đối thủ trước mắt.
Ông ta cầm kính viễn vọng, quan sát kỹ hai vách núi và đi đến kết luận là chẳng thể cưỡng chế đi qua con dốc này nếu không có súng thần công.
Mà để đem được súng thần công nặng hàng tấn tới đây thì thà g·iết hắn đi còn hơn.