Hai tên kỵ binh còn đang cười hô hố bỗng cảm thấy bản thân nghiêng đầu về phía trước với tốc độ bàn thờ.
Khuôn mặt chúng đập xuống đất, hàm răng bị mẻ vài cái, một tên ngã gãy cổ c·hết ngay lập tức.
Tên còn lại may mắn kịp xoay nghiêng một chút nhưng cũng lộn ba vòng xuống đất, xây xẩm mặt mày, ói ra mật xanh mật vàng, gãy mất một tay.
Người hiện đại chỉ nhìn trên phim thấy cưỡi ngựa oai phong mà không biết té ngựa là một trong những nguyên nhân gây t·ử v·ong phổ biến nhất trên chiến trường.
Vậy nên trình cưỡi ngựa non thì đừng có cố mà đua đòi làm kỵ binh, không phải cứ có ngựa là được.
Hồ Mị Ly quá gấp gáp muốn chế tạo kỵ binh nhưng lại không có lực lượng được huấn luyện kỵ, xạ từ nhỏ nên lại thành dở dở ương ương, nửa nạc nửa mỡ.
Quay trở lại trận chiến.
Biến cố bất ngờ khiến toán lính giặc Hồ ở xa chỉ biết ngơ ngác đứng nhìn.
Nhưng chưa dừng lại ở đó.
Tận dụng lúc đối phương bị choáng, Thạch Săn nấp sau gốc cây bắn một mũi tên xuyên qua cổ họng tên giặc rồi rút về làng.
Mũi tên êm ru xuyên thủng khí quản, khiến đối phương ú ớ không nói ra lời, máu tràn ra, người giật giật một lúc rồi đuối hẳn.
Tỷ số thiệt hại chính thức trở thành 0 : 2.
Lý Thông nhìn thấy cảnh này, vội vàng ra lệnh cho quân lính dừng lại:
- Tất cả dừng lại, đứng yên tại chỗ!
Đội lính cầm cờ vội vàng vẫy cờ hiệu cho toàn quân dừng lại.
Khuôn mặt gã ta tái đi vì sợ hãi, nếu như lúc nãy nổi máu anh hùng tự mình đi bắt người thì bây giờ bản thân Lý Thông đã xanh cỏ rồi.
Lão ta không dám tiến lên ngay mà ra lệnh cho đội công binh dò đường.
- Cử một đội đi dò đường phía trước xem có còn cạm bẫy không.
- Bộ binh dựng khiên bảo vệ công binh!
- Đội bắn súng chuẩn bị yểm trợ!
- Đội do thám chú ý xung quanh!
Theo lệnh của Lý Thông, từ trong đoàn quân, một nhóm nhỏ binh sĩ mang theo cuốc, xẻng, lá chắn che tên và những dụng cụ khác chạy lên kiểm tra.
Lính bắn súng đứng tản ra nhắm vào các góc khuất.
Những người khác ngồi nghỉ tại chỗ để chờ đợi.
Mặc dù khó chịu nhưng không ai nói gì vì hậu quả nhãn lồng đang nằm cách đó không xa.
Trải qua nửa tiếng thăm dò, đội lính kia trở lại báo cáo:
- Bẩm tướng quân, chỉ có một vài hố bẫy ở mép rìa, ngoài ra từ đây tới cổng làng không còn gì nữa.
- Chúng tiểu nhân đã lấp lại hố rồi, đại quân có thể đi qua.
- Trong lúc dọn sửa hố bẫy không có tên bắn lén nhưng chưa biết chắc được có ẩn giấu đi hay chăng.
- Mẹ kiếp, đám điêu dân này, dám lừa bố mày.
Lý Thông vì mất hai tên thân binh một cách ngu xuẩn, tức giận chửi tục bằng ngôn ngữ đồng quê.
Nếu như gã ta cẩn thận hơn, cử người đi do thám trước thì những đòn bẫy cơ bản này còn khuya mới hại được q·uân đ·ội chính quy.
Sau đó, gã ra lệnh:
- Toàn quân dàn trận, chuẩn bị tiến lên!
- Chủ lực đột phá từ cửa chính hướng đông, bộ binh đi đầu, cung và súng yểm trợ.
- Số còn lại bao vây lối ra ở hướng tây, đảm bảo không để một đứa nào chạy thoát.
- San bằng cái làng này, tao phải cho chúng biết thế nào là Lý Thông.
Ngay lập tức, cờ hiệu và lính liên lạc bắt đầu hoạt động.
Bởi vì quy mô ở mức vừa, tầm năm phút sau là binh lính bắt đầu sắp xếp theo chỉ huy.
Đầu tiên là đội bộ binh hạng nặng chia ra một ngàn người mang theo khiên xếp thành trận hình dày đặc tiến lên.
Lá chắn được nâng cao để đề phòng tên, đạn bắn lén.
Phía sau họ là đội ngũ cung binh, lính bắn súng yểm trợ, sẵn sàng bắn nổ đầu bất kì ai dám lò mặt ngăn cản.
Tốc độ di chuyển của họ khá chậm vì cần đảm bảo an toàn.
Khoảng năm trăm bộ binh hạng nặng bao vây lối ra.
Số bộ binh còn lại bảo vệ Lý Thông cùng để xử lý đột biến xảy ra.
Đây chính là chiến trường thực tế.
Cho dù có là lũ q·uân đ·ội nhà Hồ kém ý chí, hủ bại bậc nhất đất Việt vẫn có thể bố trí đội ngũ đâu ra đấy chứ không như kiểu giang hồ lao vào chém bừa trong phim ba xu rẻ tiền.
Nông dân cho dù có đông hơn gấp chục lần vẫn dễ dàng bị lực lượng binh lính chính quy như thế này phá tan.
Vậy nên mới đầu Lý Thông khinh thường cũng là điều dễ hiểu.
- Quái, sao không thấy bọn chúng chống trả.
Đội quân từ từ đến gần nhưng bên trong làng không hề xuất hiện thêm bất kì mũi tên hay cạm bẫy nào khác.
Cũng chẳng có bóng người nào ngoài xác của hai tên lính lúc nãy.
Điều này khiến Lý Thông cảm thấy kỳ quặc.
Thời gian chầm chậm trôi qua, mười phút sau đó, đoàn quân của Lý Thông mới bước vào trong làng.
Tổng thời gian tính từ lúc bắt đầu giao chiến là đã một canh giờ.
Tất cả mọi người đề phòng cao độ vì tình hình rất kỳ quặc.
Nhưng tất cả chỉ là dư thừa vì dân làng Đại Lãnh đã chuồn đi bằng đường hầm.
- Báo!
- Bẩm tướng quân, phát hiện rất nhiều đường hầm trong làng.
- Cả làng không có một bóng người, đồ ăn, thức uống cũng bị mang đi, khả năng cao là trốn hết rồi.
- Thậm chí còn có tấm bảng viết chữ để lại!
Người lính lấy ra tấm bảng, trên đó viết:
“Lêu lêu lêu, bị lừa rồi thần đằng ơi, bọn ta đi đây!”
Lý Thông nhìn thấy cảnh này, tức muốn nổ đom đóm mắt vì biết đã bị qua mặt:
- Lũ chó c·hết!
- Cố ý dọa tao rồi lén bỏ chạy à?
- Không có cửa đâu, cho quân đi vào đường hầm, đuổi theo bắt bằng được lũ phản tặc ấy.
Gã ta điên tiết lên vì bị lừa gạt bằng mưu kế, cảm giác xung quanh có ánh mắt chế giễu.
Trên thực tế, Trần Toản sớm biết không thể đối đầu trực tiếp với lực lượng quân sự hùng mạnh của đối phương mà chỉ hù dọa câu giờ để dân làng rút lui vào trong rừng, nơi mà ưu thế quân số không được thể hiện rõ ràng.
Tất nhiên, anh cũng có kế hoạch dự phòng cho trường hợp đối phương không trúng bẫy nhưng chẳng cần dùng tới.
Lý Thông đã sập bẫy, lãng phí gần như toàn bộ thời gian ở bên ngoài làng đấu trí với không khí.
Ngay khi gã sắp xua quân vào đường hầm thì Nguyễn Dương vội vàng can ngăn:
- Khoan đã!
- Đường hầm là do họ đào, lỡ có cơ quan bí mật gì thì sao, chui vào khác nào t·ự s·át?
Câu nói này của Nguyễn dương khiến Lý Thông tỉnh táo lại.
Dù sao cũng là người làm tướng, lão ta lập tức nhận ra sự nguy hiểm, sửa lệnh cho quân lính.
- Lấy rơm đốt lửa, hất khói vào trong hầm, xem khói chui ra hướng nào là biết chúng trốn đi đâu.
Cách xử lý này ổn thỏa hơn nhiều, lúc nãy chỉ vì hơi tức giận quá, máu dồn lên não nên mới khiến Lý Thông mất bình tĩnh.
Quả nhiên, quân lính làm theo, chẳng mấy chốc phát hiện ra có khói bốc lên ở phía bìa rừng.
- Hừ, có mà chạy đàng trời!
- Quân bay đâu, tập hợp!
- À không được, chần chừ nữa thì chúng chạy mất.
- Nguyễn Dương, ta ở lại tập hợp binh lính theo sau, ngươi mang theo một trăm tinh nhuệ đuổi theo trước giữ chân.
- Yên tâm, chỉ cần theo sau bám đuôi để không mất dấu thôi, chờ chủ lực tới sẽ làm gỏi chúng.
Bởi vì q·uân đ·ội đông đúc, mặc giáp dày nên mỗi lần di chuyển cần phải tốn khá nhiều thời gian tập hợp.
Lý Thông sợ rằng nếu để tập hợp lại quá lâu thì dân làng Đại Lãnh sẽ trốn mất hết nên mới ra lệnh như vậy.
Nguyễn Dương vốn s·ợ c·hết, không muốn đi nhưng dưới sự dụ dỗ của Lý Thông mới miễn cưỡng lên ngựa.
Nhìn thấy Nguyễn Dương rời đi, Lý Thông nhổ nước bọt xuống đất mắng:
- Phi!
- Nếu không phải thân binh bên cạnh đ·ã c·hết hết, ta thèm vào nhờ vả một thằng đần như ngươi.
Trên thực tế, Lý Thông cũng chẳng mấy tin tưởng vào năng lực cầm binh của Nguyễn Dương.
Nhưng bất đắc dĩ tình thế ngặt nghèo nên đành phải chấp nhận như vậy.
Với lại, gã ta tin rằng mấy người nông dân không thể nào chống lại được một trăm tinh binh, cho dù để cờ hó đi chỉ huy cũng thắng được dễ dàng.
Lại nói về cánh quân của Trần Toản.
Sau khi di chuyển hết dân chúng vào trong bìa rừng, anh để cho một số phụ nữ khỏe mạnh ở lại để làm mồi dụ, còn bản thân và phần lớn binh sĩ vào vị trí phục kích hai bên sườn núi của một con dốc.
Thực ra Trần Toản muốn để đàn ông làm mồi dụ hơn nhưng sẽ khiến cho đám lính giặc Hồ cảnh giác vì rõ ràng phụ nữ trông có vẻ yếu đuối hơn đàn ông nhiều.
Một khi để chúng phát hiện, phục kích thất bại thì tổn thất sẽ còn nặng nề hơn rất nên Trần toản không thể mềm lòng được.
Giặc Hồ vẫn chưa biết sự có mặt của q·uân đ·ội nhà Trần, đó là điểm quan trọng nhất.
Chẳng mấy chốc, một toán lính giặc Hồ đã xuất hiện ở cách đó không xa.
Chúng nhìn thấy một nhóm những phụ nữ trẻ, phổng phao ở phía xa thì hú lên quái dị rồi lao tới.
Nguyễn Dương ở đằng sau vội vàng hô:
- Dừng lại, không được tự tiện đuổi theo!
- Lúc nãy mới bị dụ, c·hết hai đứa rồi mà quên à.
Đám lính lúc này mới miễn cưỡng dừng lại nhưng dùng đầu gối để nghĩ cũng biết trong lòng chúng thực sự muốn làm gì.
Đặc biệt là khi những người phụ nữ “hốt hoảng” chạy vào trong con dốc thì bọn chúng lại càng nóng nảy hơn.
Vốn dĩ binh sĩ Hồ tặc đã có cảm xúc tiêu cực lâu ngày chưa được giải phóng, Nguyễn Dương lại không phải là tướng lĩnh q·uân đ·ội mà chỉ đi cửa sau mạ vàng nên khó mà kiềm giữ được.
Cuối cùng, một tên lính trông có vẻ là đội trưởng có uy đứng ra chắp tay xin:
- Đại nhân, ngài s·ợ c·hết thì cứ ở đây, để chúng tiểu nhân xông pha g·iết địch.
Nói xong, gã ta không chờ Nguyễn Dương đồng ý liền dẫn đầu một nhóm phe mình lao vào trong dốc đá.
Mặc cho Nguyễn Dương ở phía sau hô hào cũng không có người thèm để ý tới
Những binh lính khác thấy vậy, sợ mất cơ hội c·ướp đàn bà nên cũng tham gia.
Toàn bộ cả trăm tên lính chạy thục mạng đuổi theo sau đít gái, hoàn toàn không nhớ tới hai gã lính trước đó đ·ã c·hết như thế nào.
Đứng từ bên ngoài nhìn thì có vẻ rất là đần nhưng nên nhớ đám lính giặc Hồ đã xa vợ con suốt mười năm trời, ngày ngày phải ở chung với cả đám toàn đực rựa.
Nếu ai đã từng đi nghĩa vụ sẽ hiểu nó bức bối thế nào và ở đây thậm chí gấp trăm lần như thế.
Bình thường có tướng lĩnh đủ uy thì binh sĩ không dám làm loạn nhưng Nguyễn Dương thì chắc đến chó cũng chẳng thèm để ý tới.
Đã đi cửa sau, lại không có thực quyền, lấy cái gì chỉ huy được binh sĩ.
Nhưng lỗi chủ yếu nằm ở Lý Thông, gã ta đánh giá cao tính kỷ luật của binh sĩ dưới quyền mình.
Kết quả là chỉ còn lại trơ trọi Nguyễn Dương ở giữa rừng núi, gió thổi lạnh sống lưng khiến gã sợ hãi cũng vội vã theo sau.
Một tên con ông cháu cha như Nguyễn Dương, cả đời chưa từng làm việc nặng làm sao dám đứng một mình giữa núi rừng thăm thẳm, quân địch vây quanh.
Nhưng chính hành động này sẽ khiến gã ta phải hối hận đến cuối đời.