Một lát sau, Trương Ái Lan đi ra ngoài với khuôn mặt nửa buồn nửa vui.
Buồn vì đã không hoàn thành thành nhiệm vụ của Bát Hiền Vương là thành lập bang hội tự trị trên đất Đại Việt.
Bà ta nhớ rất rõ, Trần tí đã phẫn nộ thế nào khi đề cập đến việc đó, thậm chí khiến bản thân bà ta nghĩ mình sẽ bị lôi ra chém cho hả giận.
- Nhưng trong cái rủi cũng có cái may.
- Vua nước nam đã hứa rằng sẽ cho phép mở cảng tự do buôn bán, xây dựng nhà xưởng, thiết bị miễn là phải sử dụng lực lượng lao động bản xứ.
- Một vị vua đạo đức, nhân từ, yêu dân như con, chắc chắn sẽ không dễ lật lọng.
- Đây là một tin tức tốt, có thể để mấy lão già cổ hủ phải động lòng.
Thế giới này, đa số các quốc gia châu á đều thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng và chỉ chấp nhận giao thương hạn chế với ngoại quốc.
Việc Trần tí biết được xu thế thời đại, sớm mở cửa kinh tế sẽ giúp ích cho cả hai bên, vừa mở hé một cánh cửa cho các thương nhân nhưng giữ vững chốt chặn không để họ đi quá giới hạn.
Hơn nữa, Trần Tí cũng chủ trương xử lý thương nhân bằng biện pháp văn minh, ôn hòa chứ không phải vũ lực.
Bởi vì người Thiên Long rất có tài buôn bán, nếu sử dụng đúng sẽ kích thích phát triển kinh tế cho quốc gia.
Muốn làm thiết huyết đại đế thì phải có gan cầm một thanh kiếm có hai lưỡi.
Vài ngày sau, xung quanh thôn Đại Lãnh.
Một người lính trinh thám cưỡi ngựa của quân Hồ lững thững dạo bước xung quanh với túi rượu trên tay.
Thời này chưa có chai thủy tinh với số lượng lớn nên rượu đa phần được chứa bằng những cái túi.
Tên lính này vốn nhận nhiệm vụ giá·m s·át động tĩnh của làng Đại Lãnh, chờ ngày mai sẽ chinh phạt khi có điều lệnh từ triều đình, nhưng dùng mắt cá chân cũng thấy đối phương chẳng hề quan tâm một chút nào tới nhiệm vụ.
- Dăm ba đứa bàn bà đái không qua ngọn cỏ, làm đồ chơi thì được chứ đánh đấm gì.
- Mấy lão tướng đần độn cứ vẽ chuyện đi giá·m s·át làm đếch gì, rách việc.
- Thôi cũng được, tận dụng ra ngoài uống rượu cho thoải mái.
Trong q·uân đ·ội, đang thời chiến thì cấm rượu là hiển nhiên.
Nhưng bởi vì cảm xúc tiêu cực dâng cao, việc lén lút uống rượu vẫn thường xuyên xảy ra trong q·uân đ·ội của Hồ tặc.
Chỉ có ra ngoài thành mới được uống thoải mái thế này.
Đong đưa thêm một chốc, hắn ta ngửa cổ lên trời vắt sạch từng giọt rượu, sau đó dùng ánh mắt say lờ đờ nhìn về phía làng Đại Lãnh:
- Chẳng thấy đứa nào ra ngoài, toàn ru rú trong nhà, ham ăn lười làm, bảo sao chả c·hết đói.
- Để mai tranh thủ bắt vài em, chơi sướng một bữa.
- Gái điếm trong Diên Khánh đắt quá, chơi không nổi.
Hắn ta ngã ngửa ra sau, cười một cách dâm tiện mà không biết rằng dân làng ru rú trong nhà ngủ là để lấy sức hoạt động bí mật buổi tối.
Tối đến, trong khi đám lính giá·m s·át của nhà Hồ trốn về thành ngủ thì tất cả dân làng Đại Lãnh lồm cồm bò dậy lén lút tập trung tới bìa rừng phía tây ngôi làng.
Ở đây, bọn họ gặp đội ngũ gồm khoảng ba trăm tinh nhuệ của nhà Trần do Trần Toản chỉ huy.
Mặc dù Trần Tí cố gắng muốn điều một ngàn tinh binh sang hỗ trợ nhưng đáng tiếc đường núi hiểm trở gây quá nhiều khó khăn.
Tới được ba trăm người đã là nỗ lực rất lớn rồi.
Bù lại, trang bị và v·ũ k·hí hỗ trợ rất đầy đủ.
- Các vị tướng quân, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng.
Những người trong thôn Đại Lãnh mang theo cuốc, xẻng và chong đèn.
Trần toản chắp tay cúi đầu:
- Cảm ơn mọi người đã không ngại đêm khuya cực khổ để bố trí cạm bẫy chống địch.
- Tướng quân sao nói xa lạ vậy, rõ ràng mọi người đang phải chiến đấu vì làng Đại Lãnh, quê hương đất tổ, phải là chúng tôi cảm ơn các vị tướng quân ở lại giúp đỡ mới đúng.
Các thôn dân cũng rất nhiệt tình ủng hộ, cho dù khó khăn, cực khổ thế nào cũng không ngại vì họ biết đang chiến đấu cho chính mình.
Đây chính là sức mạnh của c·hiến t·ranh nhân dân, có thể huy động lực lượng toàn dân với hiệu suất tối đa chứ không phải ép buộc, h·ành h·ạ như giặc Hồ.
Trần Toản cũng không nói thêm nhiều nữa, họ còn phải tranh thủ chuẩn bị sẵn sàng để chống lại giặc Hồ tới càn quét vào sáng ngày mai.
Nhìn thấy ánh lửa nhỏ nhỏ khe khẽ cùng những nụ cười nhiệt tình làm việc, Trần Toản thực sự cảm trái tim trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Bởi vì bọn họ thực sự đang sát cánh cùng người dân, là đại diện cho chính nghĩa, tinh thần cực kì cao.
Bỗng có một nhóm người khác mặc da thú tới gần chắp tay thưa:
- Bẩm tướng quân, hai trăm hố bẫy đã chuẩn bị sẵn sàng.
- Thật đáng tiếc, nếu có thêm thời gian thì chúng tôi có thể làm được nhiều hơn nữa.
Trần Toản quay lại vỗ vai:
- Thạch tráng sĩ, như vậy là đủ rồi.
- Chúng ta không chỉ có hố bẫy mà còn vô số quà ngon để “tặng” cho đám giặc hồ nữa.
Người đối diện cảm thấy vui mừng:
- Đúng vậy, ngày mai chắc chắn lũ chó c·hết Hồ tặc sẽ phải trả giá.
Anh ta chính là Thạch Sanh, người dẫn đầu nhóm trai tráng ở trong làng Đại Lãnh trốn lên núi làm thợ săn sau khi cắt tiết em họ của lý trưởng ức h·iếp dân lành.
Tổng cộng số lượng khoảng năm mươi người thanh niên trai tráng với tài nghệ bắn cung cao và thông thạo địa hình khu vực.
Giữa họ và giặc Hồ có thù hận nên là lực lượng nhiệt tình nhất.
- Đúng vậy, quyết thắng!
- Quyết thắng!
Không khí tràn ngập nhiệt huyết bao phủ suốt đêm cùng với tiến độ công việc được đẩy nhanh chưa từng có.
Nhưng trời vừa sáng, mọi thứ đã trở về yên ắng, bầu trời trong xanh văng vẳng tiếng chim hót.
Nhìn bề ngoài, không ai nhận ra nơi này đã được cải tạo, bố trí rất nhiều cạm bẫy, kể cả tướng lĩnh nhà Hồ dẫn quân tới đây chinh phạt.
Đã hơn một tuần kể từ khi làng Đại Lãnh “phất cờ khởi nghĩa”.
Bất kể bản thân dân làng Đại Lãnh có chấp nhận tội danh tạo phản hay không thì triều đình cũng đã có chiếu lệnh cho phép thượng tướng Nguyễn Công Khôi điều binh đánh dẹp.
Số lượng binh lính do tự thân Nguyễn Công Khôi tính toán điều động.
Sau khi suy tính kỹ lưỡng, Nguyễn Công Khôi quyết định lực lượng chinh phạt tổng cộng ba ngàn lính.
Trong đó bao gồm hai ngàn bộ binh, sáu trăm cung thủ, bốn trăm lính bắn súng được tập hợp lại do Nguyễn Dương và Lý Thông cầm đầu.
Lý Thông là Thần Vũ Đại Tướng Quân, phụ trách chỉ huy chính cho cánh quân này.
Còn Nguyễn Dương tuy mang danh phụ tá đi theo quân nhưng cũng chỉ để “mạ vàng” sau này dễ bề Nguyễn Công Khôi cất nhắc lên cao.
Bởi vậy, gã ta giống như một thằng hề bị binh lính ghét bỏ, không ai thích bị kẻ khác đi cửa sau, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
- Tướng quân, chỉ có một chút binh lính thế này có đủ không?
Vừa mới khởi hành, đối phương đã hỏi một câu buồn cười khiến Lý Thông khinh thường.
Nhưng vì Nguyễn Dương là con ông cháu cha nên đành phải nhẹ nhàng giải thích:
- Thế này không ít đâu đại nhân.
- Đối phương chỉ có tầm một ngàn nông phụ yếu đuối, tay không tấc sắt, có khi nhìn thấy thiên uy triều đình là quỳ xuống dập đầu ngay.
- Đám đàn bà đái không qua ngọn cỏ ấy thì làm được cái gì.
Ông ta vừa nói vừa ra hiệu cho Nguyễn Dương quay lại nhìn hàng lính dài không thấy điểm cuối.
Ai nấy đều có giáp trụ, v·ũ k·hí xịn xò và cơ thể cường tráng, trông cực kỳ chất lượng.
Trong mắt Lý Thông, trận chiến này chỉ là cơ hội kiếm chiến công do Nguyễn Công Khôi chế tạo cho gã Nguyễn Dương để leo lên chức cao hơn.
Dù rằng triều đình nhà hồ mục nát tận xương tủy nhưng tối thiểu cũng phải có gì đó làm cớ mới thăng quan được.
Nguyễn Công Khôi có quyền lực lớn nhưng không phải một tay che trời.
- Thật vậy sao, ta không yên tâm lắm, đối phương đã dám g·iết quan binh thì chắc chắn đã tính toán kỹ lưỡng, là hạng gian ác.
- Anh họ cũng quá chủ quan, chỉ điều ba ngàn binh lính.
Anh họ ở đây đang nói Nguyễn Công Khôi, quan hệ giữa hai người là anh em họ.
Nguyễn Dương vẫn sợ sệt trong lòng khiến Lý Thông khinh bỉ.
“Cầm ba ngàn tinh binh đi sợ một ngàn nông phụ cầm cuốc, chỉ có đám mọt sách này mới nói ra khỏi miệng được, không biết ngại.”
“Đám nông dân ấy nổi điên g·iết người còn không phải do tụi bay làm cho tức nước vỡ bờ, bây giờ lại giả vờ vô tội à?”
Lý Thông thầm nghĩ trong lòng nhưng ngoài mặt phải cố giải thích:
- Nguyễn tướng quân cũng có cái khó của tướng quân.
- Bên phía nhà trần liên tục điều hàng trăm chiến thuyền với đại bác dày đặc.
- Quân địch ngày nào cũng tập kết, thao luyện, chứng tỏ chuẩn bị tổng tiến công.
- Tướng quân bắt buộc phải giữ lại một lượng lớn binh lực để phòng thủ, lỡ có sơ xuất là trở tay không kịp.
Đây chính là hiệu quả của chiến lược nháo Đông đánh Tây.
Toàn bộ lực lượng tinh nhuệ nhất của Hồ tặc đều tập trung nhìn ra biển đông mà không chú ý tới phía tây có người móc lốp.
Trong khi nói chuyện, cánh quân Hồ tặc dần dần tới gần trước làng.
Từ phía xa, họ nhìn thấy một vài người nông phụ đang vội vàng bỏ chạy vào làng một cách hốt hoảng.
Lý Thông khinh thường ra hiệu cho một số kỵ binh đi bắt về:
- Mấy chú, ra bắt nó về, đẹp thì để đó tí vui vẻ, xấu thì g·iết đi.
Mặc dù q·uân đ·ội không có kỵ binh quy mô lớn nhưng tướng lĩnh, do thám và thân binh vẫn có một vài con ngựa để sử dụng.
Ở chiến trường cổ đại, ngựa gần như là một loại vật tư thiết yếu mà ai cũng thèm muốn.
Và giống ngựa được chúng sử dụng là ngựa chiến, cao to hơn nhiều so với ngựa thồ.
- Vâng, tướng quân!
Hai người lính cưỡi ngựa chạy ra cười hô hố với vẻ mặt khả ố, đôi mắt nhìn chằm chằm vào bờ mông của các nông phụ để đánh giá xem nên bắt ai về “vui vẻ”.
Đám lính này xuất thân bình dân, đa phần có gu thẩm mỹ thích mông to, dễ sinh nở chứ không phải kiểu gầy ốm như hiện đại, thậm chí nếu gặp hoa hậu hoàn vũ còn chê gầy ấy chứ.
Tất cả đều quá chủ quan và không chú ý tới mặt đất có “nhúm cỏ” bất thường.
Ẩn dưới lớp cỏ tươi mơn mởn còn ngấn sương là những cái hố được đào sẵn để chống lại kỵ binh.
Nếu phát hiện, ngựa có thể nhảy qua dễ dàng nhưng đáng tiếc chủ nhân của chúng quá chủ quan.