Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 35: Trương Ái Lan



Chương 35: Trương Ái Lan

- Vậy bây giờ việc mình cần làm là bảo vệ những người Thiên Long đã sinh sống lâu đời và quy thuận Đại Việt, không để họ bị giặc phương bắc đàn áp, xâm chiếm.

- Với tài năng và trí thông minh, họ sẽ trở thành lực lượng xây dựng trọng yếu cho đất nước sau này.

Trần Tí cuối cùng cũng tìm ra được điểm mấu chốt của vấn đề là phải giúp đỡ những người Việt “Đường Nhân” hoặc “Minh Hương” chống lại lực lượng xâm lược từ phương bắc tràn xuống.

Đúng lúc này, Trương Ái Lan cũng đã có mặt tại bên ngoài.

- Bẩm bệ hạ, nữ thương nhân Trương Ái Lan xin được yết kiến.

- Cho vào đi!

Trần Tí để trợ Lý Hồng ẩn đi và bắt đầu chuẩn bị nghiêm túc.

Anh đã hẹn Trương Ái Lan từ trước để giải quyết vấn đề từ thương nhân Thiên Long Quốc.

Từ phía bên ngoài, một người phụ nữ mặc trang phục truyền thống của người Hậu Kim xuất hiện trước mặt Trần Tí.

Tuổi tầm ba mươi, mang theo vẻ đẹp thành thục của người phụ nữ đẫy đà mật ngọt như trái cây chín mọng trên cành, kiểu phụ nữ quyến rũ mà các lão già thích lấy làm th·iếp nhất.

Bà ta chính là Trương Ái Lan, người phụ nữ quyền lực thống lĩnh thương nhân Thiên Long Quốc tại khu vực miền trung Đại Việt.

Còn tại sao phụ nữ Thiên Long Quốc lại phải mặc trang phục hậu kim thì phải hỏi hoàng đế của họ.

- Thương nhân thiên triều Trương Ái Lan bái kiến bệ hạ.

Bà ta chỉ cúi người hành lễ chứ không quỳ lạy.

Đây có thể xem là một sự khiêu khích vì về lý thuyết, dân thường đến yết kiến vua phải quỳ.

- Bệ hạ ở đây, vì sao không quỳ?

Một thái giám đứng ra quát hỏi.

Trương Ái Lan mỉm cười đáp:

- Bệ hạ, ta là Thiên Long Nhân, sinh ra ở Thiên Long Quốc, đời này chỉ có thể quỳ trước cha mẹ, trời đất và hoàng đế Thiên Long.

- Nếu như ta quỳ trước bệ hạ thì có khác gì bất trung với hoàng đế Thiên Long.

Đây chính là suy nghĩ thường gặp của thương nhân phương Bắc.



Họ tự nhận mình là thiên triều thượng quốc, không bao giờ chấp nhận ngang hàng với “man di”.

Tất nhiên, đứng trước mặt Trần Tí nên họ tém tém lại dùng trung nghĩa để bao biện.

Về bản chất, họ chỉ tự mãn là thiên triều thượng quốc nên khinh thường vua nước nhỏ.

Nếu ở đây là hoàng đế Hậu Kim, không cần nói, chúng sẽ bò sát dưới đất để quỳ lạy.

Họ tự nghĩ rằng như thế là thông minh hơn người nhưng ở trong mắt Trần Tí chỉ như hạng tiểu nhân, anh không rảnh để chơi trò mèo vờn chuột nên giơ tay ra hiệu:

- Không cần phải quỳ!

- Trẫm nghe nói khanh có quan hệ mật thiến với Bát Hiền Vương của Hậu Kim.

- Nếu là sứ thần thì đương nhiên phải giữ lễ nghĩa.

Câu nói này của Trần Tí làm Trương Ái Lan giật mình.

Bởi vì Bát Hiền Vương của Hậu Kim chính là bát a ca, chủ nhân thực sự của nhóm thương lái Thiên Long Quốc này.

Ở thế giới này, sau khi Hậu Kim vơ vét, c·ướp b·óc no nê chán chê liền rút quân khỏi Thiên Long Quốc nhưng đi kèm với điều kiện toàn bộ Thiên Long Quốc phải tôn Hậu Kim là “anh cả”.

Thiên Long Nhân phải cạo đầu, để bím tóc và mặc trang phục người mãn.

Khi đó, vua quan Thiên Long quốc sợ tè ra quần, điều kiện gì cũng đồng ý, thậm chí hoàng đế dẫn đầu để bím tóc khiến sau đó các thương nhân Thiên Long Quốc lén lút tìm tới Hậu Kim làm chỗ dựa.

Mặc dù mang tiếng là thương nhân Thiên Long nhưng phục vụ cho Hậu Kim và chỉ dám lén lút, sợ bị Thiên Long Quốc trả thù.

- Bệ hạ nói đùa, tiểu nữ là người Thiên Long Quốc, làm sao có liên hệ với Bát Hiền Vương của Hậu Kim được.

- Vậy sao?

Trần Tí cười đùa không nói sau đó đột nhiên đổi chủ đề:

- Thế ngươi có biết hôm nay trẫm gọi ngươi tới để làm gì không?

Trương Ái Lan hơi thấp đầu, giả bộ sợ sệt:

- Tiểu nữ không biết, mong ngài chỉ dạy.

- Thật sự không biết sao?



- Thôi, cứ tạm cho là không biết đi!

Trần Tí cười đùa nhẹ nhàng, sau đó nói một cách từ tốn, chậm rãi:

- Trẫm nghe nói gần đây thương nhân Thiên Long Quốc tăng giá hàng hóa lên gấp nhiều lần.

Trương Ái Lan nghe thế thì thầm cười mỉm trong lòng:

“Quả nhiên, hoàng đế thì thế nào, cũng vẫn bị Thiên Long Nhân chúng ta dắt mũi đi thôi.”

Trước khi đến đây, Trương Ái Lan đã tính trước rằng Trần Tí sẽ hỏi vụ giá hàng và chuẩn bị sẵn lý do ngụy biện, điều kiện trao đổi.

Mục đích của cô ta là muốn nắm giữ quyền cai trị đối với những người Việt có gốc gác từ Thiên Long Quốc xa xưa để dễ bề chiếm đoạt tài sản.

Các thương nhân Thiên Long Quốc là ngoại bang, không có nhiều tài sản, nhà cửa trên đất Việt đã thèm thuồng sự giàu có của nhóm người này từ lâu rồi.

Đừng tưởng rằng cùng có gốc gác Thiên Long Quốc thì chúng sẽ giúp đỡ lẫn nhau, chưa nhai luôn cả xương là may rồi.

Người Thiên Long Nhân có câu nói nổi tiếng: "Luôn có đồng hương chực chờ để đâm sau lưng bạn."

Nhưng Trần Tí lại tập kích bất ngờ một chuyện khác khiến bà ta không kịp trở tay:

- Chuyện giá hàng không phải là thứ mà trẫm quan tâm.

- Trẫm nhận được thư tố cáo của những người dân tại cảng Quy Nhơn.

- Họ nói rằng thường xuyên bị các nhóm tay chân của thương lái Thiên Long Quốc q·uấy r·ối, đập phá, đòi tiền bảo kê.

- Việc này có hay không?

Trương Ái Lan hoàn toàn không ngờ tới việc Trần Tí sẽ hỏi cái này, vội vàng phủ nhận:

- Thưa vua nước nam, người Thiên Long chúng tôi từ nơi xa tới, làm sao dám gây rối với người bản xứ.

Trần Tí nhắc nhở:

- Ý trẫm nói là “Đường nhân” hay còn gọi với cái tên “Minh Hương” những người từ phương bắc di cư tới và hiện tại thành con dân của Trẫm.

Nghe nói điều này, Trương Ái Lan ngạc nhiên:

- Thưa ngài, bọn họ là Thiên Long Nhân, chỉ vì nhiều lý do mà rời xa quê hương thôi.



Trần Tí lắc đầu:

- Không, ngươi nói sai rồi.

- Họ không phải là người của Thiên Long Quốc.

- Những người này được sinh ra ở đây, lớn lên trong vòng tay người Việt, đăng ký trong hộ tịch Đại Việt, hưởng trọn tất cả quyền lợi mà người Việt có.

- Không những thế, họ còn kết hôn, sinh con với người Việt, đóng góp nhiều công lao trong sự nghiệp xây dựng đất Việt giàu mạnh.

- Họ là con dân đất Việt, trẫm làm vua Đại Việt, nhất định phải bảo vệ con dân của mình.

- Bởi vậy, trẫm mong rằng sẽ không có người nào quấy rầy con dân của trẫm nữa, nếu không đừng trách vương pháp vô tình.

Trương Ái Lan đột nhiên cảm thấy người đứng trước mặt mình không phải là một ông vua nhỏ xứ man di mà như bậc chân long đại đế, yêu dân như con.

Đừng nói là vua nước nam, cho dù chính bản thân Thiên Long Quốc, từ cổ chí kim chưa chắc đã kiếm được mấy ông vua quan tâm chăm sóc đến con dân của mình thế này.

Phải biết đây là thời phong kiến, hoàng đế đa phần không quan tâm đến sống c·hết của dân đen.

Chỉ cần than thở vài câu, chảy mấy giọt nước mắt là sẵn sàng có người tung hô thánh minh, hiền quân.

Vậy nên hành động của Trần tí giống như bậc thánh nhân, yêu dân như con trong mắt người khác.

Nhưng dù thán phục trong lòng, bà ta vẫn phải thi hành theo mệnh lệnh của Bát Hiền Vương:

- Thưa vua nước nam, chúng tôi thật sự chỉ có một chút việc riêng nhỏ với nhau, chủ yếu là vấn đề buôn bán.

- Chúng tôi chỉ muốn có được “thuận lợi” khi buôn bán ở đất nam thôi.

- Ngài nghĩ xem, họ vốn là người phương bắc, chưa chắc đã trung thành với ngài, lại còn sinh ra lắm chuyện tệ nạn, khó quản lý, thực sự không đáng.

- Tiểu nữ có đề nghị như thế này, hãy tập trung người có chung gốc gác lại, thành lập bang hội để dễ bề cai trị.

- Các ngài chỉ việc nắm tóc kẻ cầm đầu là bang chủ và những việc lặt vặt để chúng tiểu nhân tự xử lý.

- Nếu như thế, vừa có thể giảm bớt phiền phức, lại còn nhận được sự ủng hộ của thương nhân khắp nơi.

- Thậm chí tiền bạc, quặng đồng, quặng sắt, gỗ quý đều có người hỗ trợ.

- Riêng tiểu nữ sẵn sàng dâng vạn phương gỗ quý để đóng thuyền, ngàn tấn gạo, trăm tấn đồng ủng hộ triều đình đánh giặc.

- Mong rằng vua nước nam hãy xem xét.

Trương Ái Lan bắt đầu lộ cái đuôi hồ ly ở sau lưng, m·ưu đ·ồ thống nhất và nô dịch một bộ phận cư dân Đại Việt để xây dựng khu tự trị của riêng mình.

Nhưng Trần Tí sẽ đáp ứng sao?
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.