Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 33: Bán nước buôn dân



Chương 33: Bán nước buôn dân

Trên thực tế, ở kiếp trước của Trần Tí, tồn tại người Hoa hiện đại, hiền lành, dễ mến và tài giỏi là người Việt gốc Hoa, sinh sống lâu đời, trở thành một phần không thể thiếu trên đất Việt.

Họ khác biệt với thương lái đến từ Thanh Triều, chỉ sang đất Việt vơ vét tài sản về phương bắc.

Cái người họ Nguyễn mà “ai cũng biết là ai” đó vì bưng bô cho giặc phương Bắc nên được các thương lái Thanh Triều ủng hộ nhiệt tình.

Sau này, vì lấp liếm việc nịnh bợ ngoại bang, Nguyễn Vương chủ trương cố ý ghi chép mập mờ, gán ghép hai cộng đồng đó với nhau.

Họ luôn coi những người thương lái Thanh triều thượng quốc đại biểu cho “lòng dân” đất Việt và dành “một chút” ưu đãi, “tạo thuận lợi” buôn bán.

Thực chất, lòng dân mà “ai cũng biết là ai” nói đó là lòng dân ngoại bang phương bắc và một số thế lực Thanh triều cài cắm vào, liên quan gì tới dân Việt?

Tới đây, lại có một từ ngữ mập mờ nữa là “tạo thuận lợi” “một chút ưu đãi”.

Người khác nghĩ tạo thuận lợi ở đây chỉ đơn giản là không hạch sách, mua bán công bằng.

Nhưng trên thực tế, “hiền tài họ Nguyễn” đó đã nhường cho thế lực phương bắc kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, trở thành chủ nhân chân chính trên đất Việt theo đúng nghĩa đen của nó.

Nhưng đó là chuyện ở thế giới khác, Trần Tí sẽ tham khảo và có hướng xử lý khác, không để Đại Việt rơi vào cảnh nô lệ kinh tế.

- Trẫm Đã biết!

Trần Tí gật đầu đáp lời để ra hiệu cho Đỗ Tử Linh dừng lại, sau đó nói:

- Ái khanh hãy cho mời Trương Ái Lan, thủ lĩnh Thiên Long Nhân ở khu vực miền trung về đây.

- Bà ta đang ở tại cảng Vũng Rô, đi tới đây rất nhanh.

- Trẫm cần phải đối thoại với họ để giải quyết một số vấn đề.



Đỗ Tử Linh hơi khó hiểu một chút nhưng lệnh vua không thể trái, cúi đầu vâng lời đi làm.

Chờ Đỗ Tử Linh rời khỏi, Trần Tí nhỏ giọng nói:

- Chị Hồng, chị có ở đây không?

Đáp lại là hình chiếu 3D quen thuộc của trợ lý Hồng:

- Trợ lý Hồng phục vụ 24/7, cậu chủ có yêu cầu gì không?

- Em muốn tìm ra một số tài liệu về người Hoa sống tại Lạc Việt thế giới trước, ví dụ như tổng dân số, sở hữu tài sản ra sao, làm công việc gì.

Trần Tí muốn thông qua các ghi chép lịch sử để tham khảo cách thức ứng đối với các khu tự trị Thiên Long Quốc vì khá giống nhau.

- Vâng, thưa cậu chủ!

Trợ Lý Hồng thay đổi hình ảnh 3D của mình thành một bảng danh sách các tin tức như: Người Hoa dưới thời chúa Nguyễn, người Hoa dưới thời Pháp thuộc, người Hoa với chính quyền sài gòn, vân vân.

- Người Hoa có mặt trên đất Việt từ lâu đời, tự xưng theo triều đại mà họ rời phương Bắc.

- Người Hoa nổi bật nhất là dưới thời chúa Nguyễn, khi Mãn Thanh nhập quan và đồ sát, dân thường triều Minh vì giữ lòng kiên trung đã bỏ chạy hàng loạt tới đất nam và trợ giúp chúa Nguyễn rất nhiều.

- Sau đó…

- Ủa, sau đó đâu, sao không thấy số liệu chi tiết gì, chỉ toàn thông tin về v·ụ t·hảm s·át Cù Lao Phố.

Trần Tí cảm thấy ngạc nhiên vì đột nhiên triều Nguyễn giống như hạn chế ghi chép chi tiết về việc thành lập các bang hội Hoa Kiều và thành lập khu tự trị.

Trong khi, đó mới là thứ anh cần xem và học hỏi, áp dụng nhất.

Ngay sau đó, tới thời Pháp lại bắt đầu có ghi chép rõ ràng.



Giống như trong thời nhà Nguyễn có sự mập mờ nào đó đã diễn ra vậy.

Trần Tí cảm thấy nghi ngờ, bắt đầu quan sát kỹ từ thời Mỹ c·hiếm đ·óng ngược lại để xem.

Sách sử thời nhà Nguyễn bị “ai đó” cố ý làm mập mờ, chắc chắn phải có nguyên nhân đặc thù nào đó.

Anh nhanh chóng tìm được ở một quyển “Tư sản Hoa Kiều và sự lũng đoạn của họ đối với nền kinh tế Miền Nam” của nhà xuất bản Lao Động.

[Năm 1973, thành phố Sài Gòn có 36 rạp chiếu bóng thì 17 rạp là của người Hoa, 25 trong tổng số 30 nhà nhập khẩu phim truyện của nước ngoài là Hoa, họ đồng thời làm chủ các rạp chiếu bóng.]

Cái này tuy hơi gây chú ý nhưng không quá nghiêm trọng Trần Tí đánh dấu một chút rồi lướt qua.

Coi như là bổ sung thêm kiến thức vì sao phim ảnh thiên địa hội thay thế lực lượng cách mạng giải phóng miền nam sẽ auto được full xuất chiếu.

[Ước lượng hàng năm các ngân hàng của người Hoa chiếm khoảng 80% tổng số tín dụng dành cho thương mại miền nam.]

- What?

Đọc tới chỗ này, Trần Tí nhảy dựng lên giật mình.

- Tám mươi phần trăm tổng số tín dụng, lũng đoạn thế này khác gì nắm giữ toàn bộ tiền của quốc gia.

- Vậy mới thấy Lan Đột Biến chỉ là tôm tép so với các ông trùm thực sự.

[Mùa hè năm 1957, người Hoa đóng cửa gần hết trường học, hoạt động thương mại, và rút tiền ra khỏi ngân hàng, khoảng 800 triệu đến 1,5 tỉ đồng − gần 17% tiền tệ đang lưu hành ở miền Nam – thương mại đình trệ.

Với sự hỗ trợ của giới buôn lớn, chủ ngân hàng Hoa kiều ở Đông Nam Á và chính quyền Đài Loan, người Hoa nhất loạt đình chỉ hoạt động, tẩy chay không bốc dỡ gạo Việt Nam đã cập bến cảng nước ngoài.



Do ngừng mọi vận chuyển, nông sản ứ đọng ở vùng quê, trong khi Sài Gòn – Chợ Lớn lại rất khan hiếm, nền kinh tế miền Nam Việt Nam gần như sụp đổ.

Đầu năm 1970, chính quyền Sài Gòn tuyên bố "trao trả việc phân phối lúa gạo lại cho tư nhân" nhà nước chỉ đóng vai trò "kiểm soát về giá cả và tham gia vận chuyển".

Thực tế đây là một sự đầu hàng trước tư sản người Hoa.]

Đọc tới đây, Trần Tí thực sự cảm thấy lạnh sống lưng.

Dễ dàng nhận thấy, các nhà tư sản có quan hệ mật thiết với người Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ nền kinh tế miền nam, tới mức mà chính quyền thân Mỹ ở Sài Gòn dù có đế quốc số một thế giới chống lưng vẫn phải khom lưng, uốn gối đầu hàng.

Một quốc gia mà bị tư bản nước ngoài nắm giữ toàn bộ mạch máu kinh tế thì đủ hiểu vấn đền nghiêm trọng đến mức nào.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, mọi thứ còn nghiêm trọng hơn khi sự lũng đoạn lan rộng ra cách ngành vận tải, công nghiệp xương sống quốc gia.

[Về đường biển, đội thuyền buôn theo kiểm kê năm 1972, có 35 chiếc trọng tải từ 650 – 2.500 tấn, trong đó gần một nửa thuộc sở hữu tư nhân hoặc do tư nhân thuê của nước ngoài, tư nhân ở đây cũng toàn là người Hoa.

Người Hoa không bao giờ chở hàng của người Việt, nếu có mặt hàng đó cùng loại với hàng hóa do người gốc Hoa sản xuất.

Nói cách khác, hệ thống vận chuyển và phân phối của người Hoa chỉ phục vụ lợi ích của người Hoa.

Hàng do người Việt sản xuất nếu bị hệ thống vận tải độc quyền của người Hoa từ chối lưu thông thì sẽ tồn ứ ở trong kho, doanh nghiệp chỉ chờ phá sản.]

[Cuối năm 1973, kiểm kê cho biết, trong số gần 10.000 xí nghiệp lớn nhỏ được kiểm kê, 80% là tài sản của tư sản gốc Hoa.

Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu.

Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.]

Trần Tí cảm nhận được áp lực đến tuyệt vọng của bất kỳ một người cầm quyền nào thời đó trước sự hùng mạnh của thế lực người Hoa với tổng dân số chỉ vỏn vẹn một triệu người.

Mọi thứ chỉ có thể bị ngăn chặn bởi sức mạnh nhân dân của lá cờ đỏ sao vàng tiến vào giải phóng miền nam.

Và sự hùng mạnh này tất nhiên không phải thông qua ngày một ngày hai mà phải được tích lũy nhiều đời.

Trần tí vội vàng lật lại lịch sử để xem, vì đất nước anh đang cai trị cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự là Thiên Long Quốc.

Nếu Trần Tí để Thiên Long Quốc kiểm soát toàn bộ nền kinh tế của đất nước gián tiếp thông qua Thiên Long Nhân ở đất Việt như vậy thì khác gì lũ bán nước buôn dân.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.