Ở thế giới này, có một nơi tương đối đặc thù, không giống với bất cứ vương triều nào ở kiếp trước của Trần tí là các bộ lạc Lăng Lan.
Nó nằm ở phía tây Đại Việt bên kia dãy Trường Sơn, phía bắc Xiêm La và kéo dài tới biển vịnh Bengal (tương tự vị trí Lào, Myanmar) nguồn gốc dân cư phần lớn từ Đại Việt di dân sang trong thời kỳ chiến loạn nhiều năm trước.
Lăng Lan không thành lập vương triều phong kiến chuyên chế mà chia ra nhiều bộ lạc liên hiệp với nhau gồm họ Lê, họ Trịnh, họ Mạc là lớn nhất.
Bởi vậy nên Lăng Lan là nơi yếu nhất trong khu vực xung quanh Đại Việt.
Vốn dĩ người dân ở đây đang sống yên bình với các Đại Tù Trưởng Lê, Trịnh, Mạc, Nguyễn.
Nhưng vài năm trước, Nguyễn Vương quỳ xin viện quân của Xiêm La, Mông Cổ, Thiên Long Quốc rồi kéo quân qua xâm chiếm các bộ lạc Lăng Lan để tích tụ lực lượng, tiêu diệt nhà Trần.
Bởi vì các quốc gia xung quanh đều sợ hãi sức chiến đấu ngoan cường của q·uân đ·ội nhà Trần nên đã đồng ý với mong muốn tạo ra đối thủ kiềm chế vương triều Trần.
Là quân xâm lược, tất nhiên chúng đi đến đâu, c·ướp b·óc, đ·ốt p·há đến đấy, hãm h·iếp dân nữ, g·iết c·hết các hầu hết Đại Tù Trưởng và cầm tù họ Lê làm bù nhìn.
Điều này làm cho lòng dân căm phẫn và thế là khởi nghĩa Trường Sơn nổ ra nhằm chống lại giặc ngoại xâm.
Người xưa có câu, tức nước vỡ bờ.
Người dân Lăng Lan mang theo nỗi phẫn nộ tột cùng lần lượt đánh tan tác Nguyễn Vương và ép đối phương chạy tụt quần về một số châu Đại Việt mà Nguyễn Vương đang c·hiếm đ·óng.
Thực tế, Nguyễn Vương đã b·ị b·ắt lại trên đường trốn chạy bởi nữ tướng Bùi Thị Xuân.
- Lúc ấy, Bùi Thị Xuân đã bắt được Nguyễn Vương, muốn cầm đao chém để an ủi các vong linh b·ị s·át h·ại dã man.
- Nhưng Nguyễn Vương khi đó đã b·ắt c·óc hàng ngàn trẻ em làm con tin, hơn nữa quỳ xuống cầu xin, lấy tổ tiên mười tám đời nhà Nguyễn để thề, nếu sau này còn tái phạm thì mộ tổ sẽ không được yên, bị đào lên nghiền xác thành tro vứt xuống biển.
Thời cổ đại, lời thề có giá trị rất cao, đặc biệt làm vua, quân vô hí ngôn nên dễ khiến người ta tin tưởng.
- Lúc này, nữ tướng Bùi Thị Xuân vì thương xót trẻ em b·ị b·ắt cóc nên chấp nhận trao đổi.
- Bà ấy nói rằng “vì hạng tiểu nhân bỉ ổi thế này mà làm m·ất m·ạng dù chỉ một đứa bé cũng là thiệt hại.”
Đỗ Tử Linh kính cẩn báo cáo những thông tin mà Mật Viện thu thập được và còn nói thêm:
- Việc Nguyễn Vương thề thốt và b·ắt c·óc t·rẻ e·m chỉ có Bùi Thị Thu cùng một số quân lính biết.
- Ngay khi trở về, Nguyễn Vương đã đồ sát tất cả quân lính đi theo mình lúc đó nên đây là tin tức bí mật, không ai hay.
- Thần có phần không rõ, những người lính liều c·hết đi theo bảo vệ Nguyễn Vương trung thành tuyệt đối, vì sao lại bị ông ta xử c·hết tàn bạo như vậy?
Trần Tí hơi liếc mắt, Đỗ Tử Linh tuy có tài năng do thám nhưng lại không nhạy bén về chính trị bẩn thỉu.
Hầu hết người thời đại này cũng sẽ không hiểu hành động của Nguyễn Vương có tác dụng gì vì nghĩa quân Trường Sơn còn đó, Bùi Thị Thu vẫn sống, diệt khẩu làm gì đâu.
Nhưng nếu nhìn xa ra, sau này Nguyễn Vương mà đắc thế đồ sát nghĩa quân Trường Sơn, đốt sách xé sử, lấp liếm vụ này thì còn có ai hay biết về vua “quỳ” đã làm những gì.
Chỉ có Trần Tí với tầm mắt hiện đại mới hiểu rõ lịch sử là do người thắng viết, cứ cầm dao kề cổ thì quan chép sử nào dám nói xấu vua.
- Bùi Thị Xuân vẫn quá… ai, cũng không biết nói sao.
Trần Tí chỉ có thể lắc đầu thở dài, thả cho tên tiểu nhân bỉ ổi, dày xéo dân chúng để thỏa mãn hư vinh của bản thân như Nguyễn Vương thì hậu họa khôn lường.
Nhưng bảo bỏ mặc hàng trăm trẻ em làm con tin trong tay Nguyễn Vương thì bản thân anh cũng không thể làm được chứ đừng nói bậc nữ tướng hào kiệt như Bùi Thị Xuân.
- Còn chuyện gì nữa không?
Trần tí cảm thấy phiền, muốn nghe thứ khác.
- Dạ, còn có một sự kiện đặc thù là nghĩa quân Trường Sơn vào c·ướp phá các khu tự trị của Thiên Long Nhân với khẩu hiệu “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”.
- Điều này khiến Thiên Long Quốc cực kì phẫn nộ và hạ lệnh cho q·uân đ·ội thiên triều thượng quốc phải nghĩ cách bình định man di.
Ở trong mắt Đỗ Tử Linh, đây là một vấn đề nhỏ so với mạng sống Nguyễn Vương nhưng Trần Tí lại biết vụ việc này nghiêm trọng hơn bề ngoài nhiều.
Câu chuyện rất phức tạp.
Đầu tiên, người dân Lăng Lan có tục lệ nhuộm đen răng giống dân việt thời xưa, khác hẳn với Thiên Long Nhân thích để răng trắng.
(Người việt có tục lệ để răng đen, đến cận đại mới bỏ đi vì tư tưởng nữ quyền và góc nhìn thẩm mỹ thay đổi.)
Còn vụ tóc dài thì thực chất Thiên Long Nhân xưa cũng để tóc dài nhưng sau khi vua quan Thiên Long Quốc quỳ gối đầu hàng Hậu Kim, vì để lấy lòng đối phương đã thực hiện cạo tóc, thắt bím đằng sau.
Đúng gốc Thiên Long Nhân là để tóc dài chứ không phải cạo ngắn, để đuôi sam.
Thương lái Thiên Long Nhân kiểu mới khi sang làm ăn, khinh thường dân bản địa là man di mọi rợ, tự xưng thiên triều thượng quốc.
Họ nói rằng để tóc dài, đen răng là hạ tiện, không xứng đáng đứng ngang hàng với Thiên Long Nhân thắt bím tóc.
Bởi thế nên mới có vụ họ tự lập ra chế độ, luật pháp riêng ngay trên lãnh thổ nước khác và không chấp nhận đổi quốc tịch sang nước “man di”.
Người dân Lăng Lan nghe vậy vốn đã giận, lại cộng thêm Thiên Long Quốc xua binh qua xâm chiếm, c·ướp b·óc khắp nơi, các khu tự trị Thiên Long Nhân nhân cơ hội tăng giá lương thực để hỗ trợ thiên binh Thiên Long Quốc nên mới có việc đ·ốt p·há trả thù.
Đây là vấn đề tương đối dễ hiểu ở thời điểm hiện tại, tất cả mọi người đều biết đối tượng trả thù chỉ có người thắt bím tóc từ Thiên Long Quốc tới đây làm ăn chứ không phải người dân có gốc từ phương bắc đã hòa nhập vào bản xứ.
Về bản chất, đây là xung đột ngoại giao với Thiên Long Quốc, Hậu Kim.
Đến ngay cả thời hiện đại văn minh vẫn còn sự kiện b·ạo đ·ộng đập phá các công ti nước ngoài nữa là thời cổ đại mù chữ, dân trí thấp.
Còn khu tự trị như thế nào thì cứ nhìn mấy vụ bị lừa sang các sòng bạc ở đất Cam là biết.
Nhưng bất kể nói thế nào, việc dung túng giặc cỏ c·ướp b·óc, gây hại tới nhân mạng là không đúng, Trần tí lập tức phê phán.
- Nghĩa quân Trường Sơn xuất thân bình dân, không có người hiểu chính trị, kinh tế, ngoại giao.
- Mặc dù các khu tự trị Thiên Long Nhân này làm nhiều điều sai trái nhưng nói như thế nào họ cũng là thương nhân, không thể tùy tiện g·iết hại vô cớ.
- Hơn nữa, trong này cũng không thiếu những Thiên Long Nhân làm ăn buôn bán bình thường vô tội, trả thù điên cuồng là kém sáng suốt.
- Ở Lăng Lan, cũng tồn tại những người có nguồn gốc từ phương bắc nhưng đã hòa nhập vào đại gia đình Lăng Lan rồi, mập mờ không rõ ràng như vậy dễ gây hại tới người Lăng Lan gốc bắc, làm họ tức giận.
- Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để cho Nguyễn Vương tẩy trắng, dùng chiêu ngụy biện “đánh tráo khái niệm” để mọi người lầm tưởng các khu tự trị Thiên Long Nhân này mang quốc tịch Lăng Lan.
Trần Tí nói vấn đề này vì anh đã từng nhìn thấy chuyện tương tự ở video Lạc Việt hiện đại.
Ở thế giới trước, cũng có một vị mà “ai cũng biết là ai” đấy chỉ đạo ghi chép mập mờ về các khu tự trị người nước ngoài dẫn đến người Việt hiện đại bị nhầm lẫn.
Điều này có thể khiến hậu đại sau này tưởng rằng các thương lái bị t·ấn c·ông đơn giản là vì ủng hộ Nguyễn Vương mà không biết có liên quan tới Thiên Long Quốc đứng đằng sau thao túng.