Trần Tí lúc này đang ngồi trong phòng họp, cầm trên tay bức thư của Trần Toản gửi về thông qua bồ câu.
Theo đó, Trần Toản đã kể lại câu chuyện về làng Đại Lãnh cùng sự c·ướp b·óc trắng trợn của quan chức nhà Hồ.
Tất nhiên không thiếu được thông tin quân lính trong thành Đại Lãnh bắt đầu có cảm xúc chán ghét c·hiến t·ranh vì phải xa nhà và sự xao nhãng, hủ bại trong q·uân đ·ội nhà Hồ.
“Đối phương có số người đông nhưng tinh thần chiến đấu rất kém, kỷ luật thì yếu ớt, phòng bị lòng lẻo, sẵn sàng cho người khả nghi đi qua nếu có tiền đút lót.”
Đây là nguyên văn mà Trần Toản báo cáo về khả năng phòng bị của quân Hồ.
Vốn dĩ Trần Tí cũng suy đoán tình hình bên chỗ giặc Hồ rất tệ nhưng không ngờ được nát bét tới mức sẵn sàng cho khởi nghĩa nông dân thế này.
- Quan bức dân phản, dân không phản không được!
- Thiên thời địa lợi nhân hòa thế này mà không thực hiện c·hiến t·ranh nhân dân thì chỉ có kẻ ngốc.
- Lính đâu, mau gọi các vị tướng quân tới bàn việc gấp.
- Dạ, rõ!
Sau khoảng một canh giờ, các tướng lĩnh của nhà Trần nhanh chóng tập hợp.
Người đến cuối cùng là Trần Hưng Bang.
- Xin lỗi bệ hạ, thần đến trễ!
- Không sao, là trẫm ra lệnh hơi gấp.
- Việc tập hợp thuyền ở Bình Định rồi điều tới Phú Yên thế nào rồi?
- Đã chuẩn bị đủ thưa bệ hạ, chúng ta đã tập hợp năm trăm chiến thuyền với súng thần công, pháo Hỏa Đồng, Hỏa Cầu vô số.
- Cũng nhờ bệ hạ trước đó đã tổ chức giao lưu trước với quân lính Bình Định nên chung sống rất hòa hợp.
- Thợ thủ công cũng tích cực chế tạo thêm chiến thuyền, hỏa khí cần thiết để tiến hành hải chiến quy mô lớn.
Hỏa Đồng hay còn gọi Hỏa Hổ là một loại v·ũ k·hí đặc thù do Trần tí lấy về từ dữ liệu ở tương lai.
Hỏa Hổ được miêu tả trong Binh Thư Yếu Lược như sau:
[Súng được chế tạo bằng một ống (bằng sắt hoặc bằng tre, gỗ) dài khoảng 25cm, nạp thuốc thành nhiều nấc.
Nấc đầu tiên là liều thuốc bắn, giã nén chặt dày khoảng 4cm, sau đó tiếp nấc thứ hai là liều thuốc phun, giã nén chặt, dày khoảng 12cm.
Sau đó, nạp đạn ghém gồm các vật liệu sát thương, dày khoảng 4cm, phần ống còn lại nạp dầy thuốc phun.]
Còn Hỏa Cầu là v·ũ k·hí tương tự như lựu đạn ở hiện đại.
Cả hai loại v·ũ k·hí này đều xuất xứ từ lực lượng Tây Sơn và có thể chế tạo được với công nghệ hiện tại của nhà Trần.
Đây có thể xem là súng phun lửa và lựu đạn phiên bản cổ xưa, chứng tỏ khả năng nghiên cứu, phát minh v·ũ k·hí nóng của người Việt thời phong kiến không hề kém cỏi.
Trần tí cũng muốn có xe tăng, máy bay nhưng với trình độ công nghiệp bằng không như hiện tại thì chỉ là nằm mơ giữa ban ngày.
Mấy bộ tiểu thuyết Trung Quốc quay về rồi xây dựng q·uân đ·ội hiện đại trong một nốt nhạc chỉ để tự sướng tinh thần thôi, Trần Tí phải từ từ làm từng bước phù hợp thực tế.
- Tốt, thật là tuyệt vời!
- Các vị tướng quân, trẫm có lời muốn nói.
Trần Tí quay xuống nói to với tất cả vị tướng trong đại sảnh, họ vội vàng tỏ ra nghiêm túc lắng nghe.
- chúng ta đã chuẩn bị đủ lực lượng hải quân hùng mạnh, pháo cũng có đầy đủ, chỉ cần chờ gió lên là căng buồm ra khơi g·iết địch.
- Mọi người hãy chuẩn bị trở về tập luyện nghiêm túc, chuẩn bị g·iết địch.
- Đại Việt vạn tuế!
- Nhà Trần vạn tuế!
- Vạn tuế!
Một lát sau, đám người rời khỏi.
Trời cũng nhá nhem, Trần Tí giả vờ đi ngủ sớm nhưng sau đó lại chuẩn bị bàn gỗ trong phòng riêng và chờ đợi.
Một lát sau, Trần Chân, Trần Hưng Bang, Trần Khả Nhân cùng một số thân tín khác lần lượt xuất hiện.
Đặc biệt là còn có sự góp mặt của Đỗ Tử Linh đến từ Mật Viện.
- Bệ hạ, chúng thần đã tới!
- Các ái khanh ngồi đi, có mặt ở đây đều là thân tín trung thành với trẫm.
- Kế hoạch “Nháo Đông, Đánh Tây” tiến hành đến đâu rồi?
Nghe Trần Tí hỏi, tướng quân Trần Chân đứng ra đáp:
- Bẩm bệ hạ, thuyền đã được điều từ Bình Định tới, hạ thần lén cho người đặt khúc gỗ tròn, tô màu đồng để người ta tưởng nhầm là pháo.
- Thuyền cũng được cải trang, thường xuyên lượn lờ ngoài xa để người khác nhìn tưởng là chiến thuyền.
- Thông tin được bảo mật tuyệt đối, không có nhiều người biết.
Đây chính là kế hoạch của Trần Tí đã vạch ra trước đó, náo đông tức lôi thuyền, diễn võ, điểm binh hàng ngày, cố gắng khiến kẻ địch tưởng nhầm Trần Tí chuẩn bị lượng lớn hải quân đánh từ biển vào.
Thậm chí còn tốn công ngụy trang thuyền buôn và khúc gỗ thành thuyền chiến có pháo để đánh lừa kẻ địch.
Trên thực tế, chiến thuyền, đại pháo của nhà Trần hiện tại không đủ để đương đầu trực diện với thủy quân Hồ tặc.
Việc gọi các tướng lĩnh tới họp bàn trước đó chỉ để tung hỏa mù, lừa gạt gián điệp.
Đỗ Tử Linh từ Mật Viện nhắc nhở:
- Các vị tướng quân cần phải cẩn thận, gián điệp của Thiên Long Quốc đã xâm nhập và mua chuộc một số quan viên.
- Mặc dù Thiên Long Quốc không mấy thân thiện với Hồ Mị Ly nhưng cũng có khả năng cố ý truyền tin cho hắn để phá rối chúng ta.
Trần Hưng Bang nghe nhắc đến thiên Long Quốc liền khó chịu nói:
- Nhắc đến đám người Thiên Long Quốc lại thấy ngứa mắt.
- Bọn chúng cử thương lái sang thu gom hết quặng đồng và gỗ để đóng thuyền, sau đó nâng giá lên gấp hàng chục lần để trục lợi, gây khó khăn rất lớn cho việc chế tạo v·ũ k·hí.
- Theo hạ thần thấy cứ đi trưng thu rồi trả giá bằng với mức thị trường thôi, không thể để chúng đầu cơ bắt chẹt như vậy.
Một viên tướng khác cũng góp lời:
- Bệ hạ, không những đầu cơ vật tư c·hiến t·ranh, giá lương thực, vàng cũng được đẩy lên cao.
Trần Hưng Bang vẫn còn đang tuổi trẻ, nóng tính cùng một số tướng lĩnh khác tỏ ra rất bức xúc với việc bị các thương lái Thiên Long Quốc bắt chẹt, đâm sau lưng.
Nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế.
Thương lái Thiên Long Quốc luôn tự xưng là Thiên Long Nhân, thiên triều thượng quốc, sống biệt lập thành một khu tự trị và không chấp nhận “man di” như Đại Việt quản lý.
Họ có liên hệ mật thiết với quý tộc, bang hội, chính quyền ở tại Thiên Long Quốc.
Bởi vậy, đây là một sự kiện ngoại giao phức tạp cần phải mưu tính kỹ càng chứ không tùy tiện làm bậy được.
Đại Việt bây giờ có quá nhiều kẻ thù, cần phải nín nhịn nếu không quá bức thiết.
- Việc này Trẫm sẽ xử lý, các ái khanh không được tự tiện hành động.
- Bây giờ việc quan trọng là gấp rút tiếp viện cho phía Trần Toản, con dân Đại Việt đang bị giặc Hồ tàn hại từng ngày, không thể tha thứ được.
- Trần Hưng Bang, trẫm lệnh cho khanh bí mật gấp rút vận chuyển một ngàn lính tinh nhuệ đi xuyên qua dãy núi Đại Lãnh để tiếp viện càng sớm càng tốt.
- Nếu có thể, hãy hộ tống thêm một số thi nhân tới chứng kiến, làm thơ văn để truyền bá ra ngoài và hỗ trợ vật tư, v·ũ k·hí giúp dân chúng.
- Cần phải cho mảnh đất hình chữ S này biết được giặc tới nhà, đàn bà cũng đánh.
- Chúng thần tuân chỉ!
Các vị tướng quân lập tức chắp tay rồi lui ra ngoài làm việc.
Chỉ còn một mình Đỗ Tử Linh ở lại.
- Bệ hạ, có tin báo về Nguyễn Vương, bệ hạ muốn nghe hay không ạ?
- Nguyễn Vương?
- Tên vua “quỳ” đó sao?
Nguyễn Vương trong mười năm này đã đi quỳ lạy cầu xin viện quân khắp nơi.
Từ người Pháp, Xiêm La cho đến Mông Cổ, Thiên Long Quốc, thậm chí cả nước Dưa Lạc khát máu cũng từng đón nhận đầu gối của Nguyễn Vương.
Những người biết được đặt cho biệt danh vua “quỳ” “quỳ” đế, “quỳ” vương.
Và tất nhiên, Trần tí rất muốn biết một nhân vật thú vị như vậy đang làm gì.