Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 30: Giết người diệt khẩu



Chương 30: Giết người diệt khẩu

Cùng lúc đó, tên lính được thả đi vội vã chạy về thành Đại Lãnh với một bộ dáng cực kì thê thảm.

Thân thể sưng bầm, giáp trụ bị lột sạch, chỉ còn lớp áo lót để thoát khỏi cảnh trần như nhộng.

Lính gác cổng thấy vậy vội vàng hỏi chuyện:

- Có chuyện gì vậy, sáng nay đi ra ngoài thành vẫn bình thường cơ mà, những người khác đâu?

Dương Lễ thầm nghĩ trong lòng:

“Giờ mình mà nói bị một đám đàn bà, nông phụ đánh ra thế này thì nhục như con trùng trục mất.”

- Có nông dân tạo phản, g·iết hại quan binh!

- Quân địch có tới hàng ngàn người, đông như quân nguyên.

- Mặc dù chúng tôi chiến đấu anh dũng nhưng bất đắc dĩ kẻ địch quá đông nên không thể chống lại được.

- Đội trưởng và ba người còn lại đều ngã xuống trước, đáng lẽ tôi cũng sẽ chiến đấu tới cùng nhưng vì phải về báo tin nên liều c·hết phá vây trở về.

Lính gác cổng nhìn thấy Dương Lễ quăng mũ cởi giáp thế kia, nửa tin nửa ngờ nhưng vì tính quan trọng của vấn đề nên vẫn mở cửa cho vào và đi báo với cấp trên.

Chỉ trong thời gian ngắn, Dương Lễ đã được đưa tới trước mặt Nguyễn Công Khôi ở trong phòng họp.

Dương Lễ ban đầu cũng chỉ nghĩ đến việc bốc phét cho đỡ nhục thôi, không ngờ sự việc nghiêm trọng đến vậy.

Trong suy nghĩ của anh ta, chỉ một đám nạn dân khố rách áo ôm sẽ không làm phiền tới nhân vật quyền uy như Nguyễn Công Khôi.

Chỉ cần tùy tiện điều vài chục lính là dọn sạch sẽ ngay.

Đây chính là vấn đề của thời đại này, đa phần dân chúng thất học, kém hiểu biết, chẳng rõ giai cấp thống trị muốn làm điều gì, hai chữ “tạo phản” nặng như thế nào.

Tuy rằng Dương Lễ có sự khôn lỏi nhưng kiến thức hạn hẹp đẩy gã ta vào tình thế khó xử.

- Ngươi nói có một ngàn quân khởi nghĩa, toàn bộ đều là trai tráng khỏe mạnh, mũ giáp đầy đủ?

- Vậy ngươi nói xem chúng là người chỗ nào, đặc điểm ra sao, đến từ đâu, thủ lĩnh tên gì?



Nguyễn Công Khôi ngồi ở ghế trung tâm chính giữa, mặc một bộ áo giáp giày nặng khắc hình mãnh hổ.

Ông ta ngồi dạng chân, nở một nụ cười khẩy để nghe đối phương biểu diễn, thầm nghĩ trong lòng:

“Bị một ngàn quân bao vây mà còn đòi phá trận xông ra, tưởng mình là Thánh Gióng sao?”

“Đã thế còn dám nói một ngàn quân khởi nghĩa, mẹ kiếp, tao tìm khắp cả vùng Đại Lãnh này còn không ra nổi một thằng đàn ông, chúng nó từ trên trời rơi xuống à.”

Ông ta chính là Xa Kỵ Thượng Tướng Quân, một chức quan rất cao trong hệ thống quan võ.

Ở thế giới này, cả nhà Trần và Hồ Mị Ly đều dùng chung một hệ thống quan võ gồm:

Tiết chế thống lĩnh chư quân là thống soái tối cao, thường do bản thân hoàng đế hoặc hoàng tộc thân tín đảm nhận trong thời chiến.

Phiêu kị đô thượng tướng quân, quan võ cao nhất trong thời kỳ bình thường, mà mơ ước của mọi võ tướng.

Xa kị thượng tướng quân, thuộc hàng tướng lãnh cao cấp nhất trong triều, có quyền độc lập nắm giữ một cánh quân, đơn thuần xét về quyền lợi thì không thua Phiêu Kị đô thượng tướng quân nhưng về mặt danh hiệu thì hơi kém một chút.

Bên dưới nữa là các đại tướng, quân tướng, vân vân nhưng quyền lợi kém hơn nhiều.

Ví dụ như Trần Hưng Bang, danh gia vọng tộc, chiến công hiển hách nhưng cũng chỉ là Thần vũ Đại Tướng.

Trần Chân mới là Xa Kị Thượng Tướng quân kiêm Điện Tiền Chỉ Suy Sứ của Cấm Vệ Quân.

Như vậy đủ hiểu địa vị của Nguyễn Công Khôi cao thế nào.

Làm được đến chức này dưới sự thống trị của một gã tiểu nhân như Hồ Mị Ly thì trình độ quân sự còn chờ đánh giá nhưng chắc chắn chính trị là xuất sắc.

Vậy nên ông ta thừa sức đoán được Dương Lễ bốc phét.

Những tình tiết quan lớn dễ dàng nghe tin lời sàm tấu chỉ có trên phim thôi.

Dương Lễ bị chất vấn, sợ đến tái mặt, vội vàng quỳ xuống:

- Tướng quân tha mạng, tiểu nhân biết sai rồi.

- Tiểu nhân không nên nói dối.



- Sự thực là chỉ có đám nông phụ ở làng Đại Lãnh thôi, bọn chúng được một nhóm du hiệp do kẻ tự xưng Lê Toản dẫn đầu vây g·iết chúng tiểu nhân, tất cả đều c·hết.

- Chỉ có mỗi tiểu nhân là b·ị b·ắt và được thả ra.

Trần Toản sử dụng tên giả để tránh đối phương liên tưởng đến nhà Trần.

Quả nhiên, Nguyễn Công Khôi không suy nghĩ nhiều mà chỉ truy vấn:

- Vì sao ngươi lại được thả, chúng không g·iết người diệt khẩu sao?

Dương Lễ ấp úng một chút không muốn nói nhưng dưới cái nhìn áp lực của Nguyễn Công Khôi liền đành phải nói thật việc mình s·ợ c·hết và khai ra trò hề dơ bẩn.

- Hừ, to gan!

Nguyễn Công Khôi tức giận đập bàn, sau đó ra lệnh:

- Quân bay đâu!

Từ bên ngoài, bốn binh sĩ mặc giáp xuất hiện chạy vào trong chắp tay đợi lệnh:

- Bẩm tướng quân, có chúng tiểu nhân!

- Lôi nó ra ngoài, băm cho chó ăn!

- Dạ rõ!

Bất chấp Dương Lễ khóc lóc van xin cỡ nào, Nguyễn Công Khôi đều không hề mảy may động lòng mà chỉ thầm chửi:

- Đồ chó c·hết, dám làm hỏng việc của ta!

Sau đó, ông ta ngẫm nghĩ cách giải quyết:

- Đầu tiên, đây chỉ là một đám giang hồ cắc ké, không đáng để lo, có thể xử đẹp dễ dàng.

- Nhưng nếu tùy tiện dùng danh nghĩa nông dân tạo phản để g·iết chóc dân chúng thì sẽ bị đám quan văn bới móc, lỡ vụ việc lộ ra lại tốn thêm mớ tiền bịt miệng nữa.

- Đáng tiếc, chúng không dính dáng gì đến quân lính nhà Trần.



Đây là vấn đề mà những người non chính trị không hiểu.

Nếu làng Đại Lãnh dính dáng tới q·uân đ·ội nhà Trần là thuộc về lĩnh vực quân sự, tự thân Nguyễn Công Khôi có quyền đem quân dọn dẹp ngay.

Nhưng bởi vì Trần Toản khôn khéo, hiểu rõ chính trị, cố lái sang hướng nông dân bất mãn khởi nghĩa.

Nông dân lại thuộc phạm vi cai quản chủ yếu của quan văn, dẫn đến ông ta không có quyền tự mình can thiệp mà phải báo lên triều đình, xin lệnh xuất chinh hoặc châu trưởng Khánh Hòa xin trợ giúp.

Tướng lĩnh cầm quân mà còn dám tự tiện can thiệp nội chính, xâm hại dân thường là điều tối kỵ, có nghi ngại cầm binh tạo phản nên không có ông vua nào nhân nhượng.

Còn dám nhân nhượng cho q·uân đ·ội can thiệp thì cứ nhìn sang Myanmar ở ngay bên cạnh là rõ. (không rõ vì sao báo đài im lặng nhưng bạn có thể search “chiến sự ở Myanmar” để biết q·uân đ·ội can thiệp chính vụ là như thế nào)

- Nhưng mà bọn quan văn dở người ấy lắm chuyện, lề mề lắm.

- Kiểu này lại phải mất thêm ít bạc lo lót và vài ngày chuẩn bị thủ tục rồi.

Cuối cùng, Nguyễn Công Khôi cũng chỉ có thể sai người đem theo ít bạc hối lộ cho đám quan văn đang ở pháo đài Diên Khánh để xin lệnh xuất binh dẹp loạn.

Ông ta cũng từng nghĩ tới việc giả tạo chứng cứ để gán tội cấu kết nhà Trần cho làng Đại Lãnh nhưng nguy hiểm rất lớn, một khi bị phát hiện thì đồng nghĩa với tạo phản, Hồ Mị Ly sẽ chém cả nhà, g·iết không tha.

Lão ta không biết rằng nếu thực sự đem quân tới làng Đại Lãnh ngay bây giờ sẽ phát hiện binh lính nhà Trần ở đây.

Đáng tiếc, hiện thực không có nếu.

- Quân bay, truyền lệnh gọi lý trưởng làng Đại Lãnh Nguyễn Dương tới đây cho ta.

Cùng lúc đó, ở phía bên kia, Trần tí cũng đã nhận được thư của Trần Toản thông qua bồ câu đưa thư.

Thời xưa, bồ câu đưa thư là một tài nguyên chiến lược về mặt tin tức, có giá trị rất cao trong quân sự nên được huấn luyện khá nhiều.

Quân đội nhà trần đã cho lính liên lạc mang theo một số bồ câu đưa thư và ẩn núp trong rừng, nhận tin tức rồi chuyển về cho nhanh.

Binh quý thần tốc, Trần Tí chưa bao giờ tiếc tiền để đẩy nhanh tốc độ vận hành bộ máy quân sự.

- Khởi nghĩa nông dân ở làng Đại Lãnh?

- Nhân dân đói khổ, không thể chịu nổi sự áp bức của bè lũ Hồ tặc, nổi dậy g·iết quan bình?

- Quan tham tràn lan, quân kỷ yếu kém!

- Ha ha ha, trời cũng giúp ta, phen này chắc chắn có thể đánh bại Hồ tặc.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.