- Chờ lát nữa đội trưởng sẽ xẻo từng miếng thịt trên người nó ra rồi nướng.
- Chậc chậc, mà phải còn để nó sống cơ, chứ c·hết sớm quá thì mất vui.
- Yên tâm, đội trưởng có nghề lăng trì tổ truyền mà, chém 999 đao không c·hết là chuyện bình thường.
Dương Lễ nghe xong, chợt nhớ tới mình vốn là quân lính nhà Hồ, bị nông dân khởi nghĩa bắt lại.
Nghĩ tới cảnh bị hành hình lăng trì, sống không bằng c·hết liền sợ đến tè ra quần, khóc lóc xin tha:
- Các vị đại ca, tha cho em với, em còn có giá trị lợi dụng, em có tin tức bí mật.
- Uầy, tỉnh rồi à!
Hai người lính nhà Trần quay lại, bởi vì đang mặc áo vải nên đối phương tưởng nhầm là dân thường:
- Tráng sĩ, xin tha mạng!
- Tha mạng sao, cũng được!
- Nói thử tao nghe một ít tin tức có giá trị xem nào, đúng thì tao tha cho!
Cùng lúc này, tiếng mài dao sàn soạt lạnh tóc gáy xuất hiện ngay phòng bên cũng những tiếng cười sởn gai ốc khiến Dương Lễ hoảng hồn, phun hết mọi thứ:
- Dạ, em nói em nói!
- Tụi em là người của Tướng Quân Nguyễn Công Khôi trấn giữ thành Đại Lãnh.
- Bởi vì đóng quân lâu ngày, xa nhà, binh lính bắt đầu có dấu hiệu bức xúc nên tướng quân muốn xin g·ái đ·iếm về để trấn an lòng quân.
- Vừa hay Lý Trưởng thôn Đại Lãnh là Nguyễn Dương hiến kế ép dân nữ làng Đại Lãnh để phục vụ q·uân đ·ội.
- Đỡ tốn thời gian, đỡ tốn tiền bạc để triều đình điều g·ái đ·iếm từ phương xa về.
Ở thời đại này, có một từ chung gọi là kỹ nữ dùng để chỉ những cô gái mua vui trong chốn lầu xanh.
Kỹ nữ có thể hoạt động m·ại d·âm hoặc không.
Bởi vì đám lính quân hồ cũng xuất thân bình dân nên dùng sẵn từ g·ái đ·iếm để chỉ thẳng loại kỹ nữ chuyên dùng để phục vụ t·ình d·ục.
Nếu là quan lại, quý tộc thường sẽ dùng từ kỹ nữ, nếu gặp loại bán nghệ không b·án t·hân mà còn có giá thì gọi tài nữ.
Trong đó g·ái đ·iếm hiển nhiên là hạ tiện nhất.
Giống như sự khác biệt giữa các từ gái ngành, tay vịn, bé đường ở hiện đại, cùng một kiểu công việc nhưng giá cả, kiểu cách khác nhau.
Nhưng nói gì thì nói, bản chất vẫn là mua vui cho kẻ khác.
Còn về vụ thuê g·ái đ·iếm phục vụ q·uân đ·ội là chuyện tương đối thường gặp mặc dù không mấy tốt đẹp.
Nguyên nhân đơn giản vì chiến đấu căng thẳng, xa nhà, có thể c·hết bất kì lúc nào khiến quân lính cần phải có chỗ giải tỏa nhu cầu sinh lý.
Không riêng gì cổ đại, đến ngay thế kỷ văn minh vẫn xuất hiện con rơi, con rớt của những anh lính đóng quân xa nhà rất nhiều (ví dụ Mỹ đóng quân tại nhật bản, sinh ra một đống con lai).
Nếu gặp q·uân đ·ội chính quy, thường sẽ cho binh sĩ tìm gái bán hoa để giải quyết, không gây nguy hại tới dân lành.
Nhưng nếu gặp lũ giặc c·ướp thì chuyện hãm h·iếp, b·ắt c·óc dân nữ là chuyện như cơm bữa, thậm chí xây dựng cả chế độ n·ô l·ệ t·ình d·ục để phục vụ cho q·uân đ·ội. (điển hình p·hát x·ít nhật)
Quân đóng ở thành Đại Lãnh nói kiểu gì cũng là quân triều đình, Hồ Mị Ly có điên cuồng cỡ nào cũng sẽ không cho binh lính của mình bắt bớ dân thường làm nô lệ như p·hát x·ít.
Đáng lẽ chủ tướng thành Đại Lãnh sẽ bỏ tiền mua kỹ nữ về phục vụ nhưng khổ cái ngân khố triều đình cạn kiệt, tiền giấy in ra đến chùi đít cũng không ai muốn dùng.
Vậy nên chúng mới lên kế hoạch lén lút chèn ép và muốn thông qua tiền thuế để ngầm ép buộc họ phải phục vụ để trả nợ.
- Tráng sĩ, tiểu nhân cũng chỉ là nghe lệnh làm việc, bên trên có lệnh, không thể không làm theo.
- Kế sách không thu tiền giấy, bắt chẹt trục lợi, áp bức hãm hại đều là do Lý Trưởng đưa ra.
- Oan có đầu, nợ có chủ, tráng sĩ nếu tức giận hãy đi tìm Lý Trưởng.
- Tiểu nhân còn có mẹ già ở quê chờ chăm sóc, con nhỏ thơ dại cần nuôi nấng.
- Tráng sĩ, tha cho tiểu nhân!
Sau khi khai hết, tên lính nhà Hồ khóc lóc đủ kiểu van xin.
Vốn dĩ gã ta cũng chỉ cố gắng cầu xin hết mức chứ cũng biết thông thường đều bị g·iết người diệt khẩu.
Nhưng không ngờ Trần Toản thực sự đi tới cởi trói cho hắn.
- Hừ, mạng chó của chúng mày, tao không thèm g·iết.
- Về nói với đám cẩu quan, nếu để hiệp sĩ nhân dân, Lê Toản ta biết được còn dám bức h·iếp dân chúng thì coi chừng cái đầu trên cổ.
- Bây giờ thì cút đi!
- Dạ dạ, tiểu nhân cút ngay đây.
Tên lính giặc Hồ bỏ chạy như vắt giò lên cổ, chỉ sợ đột nhiên Trần Toản đổi ý bắt lại.
Chờ gã rời đi, thôn trưởng mới bước ra từ sau nhà và nói:
- Tướng quân đúng là biết cách tra khảo, chưa cần làm gì nó đã tự khai hết rồi.
- Là do nó nhát gan thôi.
- Chúng ta thả nó về, chắc chắn sẽ đi mách lẻo với cấp trên.
- Nhưng nó không biết cháu là binh lính nhà trần nên sẽ chủ quan.
- Đợt lính trả thù sắp tới sẽ không quá nhiều và dễ bị mắc bẫy.
- Trong lúc này, cháu sẽ ở lại cùng thôn dân làm bẫy, chế tạo v·ũ k·hí, đồng thời cử người về báo với bệ hạ xin viện binh.
Trần Toản nói ra toàn bộ kế hoạch đã bàn trước với thôn trưởng.
Anh quyết định đánh liều ở lại giúp người dân làng Đại Lãnh chống giặc Hồ và nổi dậy khởi nghĩa.
Chỉ cần chờ đến lực lượng viện trợ từ phía nhà Trần tới thì tối thiểu cũng sẽ giúp được dân làng an toàn.
Đây là lý do chính mà Trần Toản phải thả một tên trở về.
Anh hiểu rất rõ phong cách hành động trong q·uân đ·ội, đang nơi biên cương, nếu có quân lính đột nhiên m·ất t·ích sẽ lập tức cử một lượng lớn quân đi điều tra kỹ lưỡng ngay.
Không biết đối thủ là ai, chúng sẽ đề phòng cao độ, chuẩn bị kỹ càng và nhanh chóng, không cho dân làng cơ hội nào.
Ngược lại, nếu coi đây là một vụ nghĩa hiệp g·iết hại quân lính hoặc thậm chí nông dân khởi nghĩa thì giặc Hồ sẽ chủ quan và dễ mắc bẫy.
Rất khó để có thể không chủ quan trước lực lượng gồm toàn phụ nữ, trẻ em.
Nhưng thứ chờ đợi chúng là kế hoạch và bố trí của những tướng lĩnh quân sự tài năng nhà Trần.
Thôn trưởng không nói nhiều, chỉ có một thắc mắc:
- Liệu bệ hạ có phí công, phí sức cử người vượt đèo, lội suối vì đám người già yếu, tàn tật như chúng ta không?
Ở thời cổ đại, vua chúa chỉ quan tâm tới lực lượng thanh niên trai tráng có sức lao động và làm lính.
Phụ nữ và trẻ em ở trong mắt những kẻ tàn bạo thậm chí chỉ gây lãng phí lương thực mà chẳng mang lại ích lợi nào.
Bởi vậy nên thôn trưởng mới lo lắng không có người giúp đỡ.
Trần Toản trả lời một cách đầy kiên định:
- Chắc chắn, bệ hạ là người có lòng mang thiên hạ, sẽ không bỏ rơi bất kì một người dân nào.
Ở trong lòng Trần Toản, bệ hạ là thần tiên từ trên trời giáng xuống, ánh sáng vĩ đại cứu giúp muôn dân.
Những người khác thấy Trần Toản tự tin như vậy cũng yên tâm phần nào.
Chỉ có thôn trưởng đã lớn tuổi, trải sự đời sinh lòng lo lắng.
Ngẫm nghĩ một hồi, ông ấy bèn nói với Trần Toản:
- Tướng quân, thực ra làng chúng tôi vẫn còn thanh niên trai tráng.
- Nhưng họ đã bỏ lên núi Cổ Mã vì bị giặc Hồ truy nã.
- Nhưng dù sao cũng là con cháu Đại Lãnh, nếu thực sự biết chúng ta khởi nghĩa, chắc chắn sẽ xuống núi trợ giúp.
- Tất cả đều khỏe mạnh và có tài nghệ săn bắn do làm thợ săn lâu năm.