Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 28: Tức nước vỡ bờ, nổi dậy khởi nghĩa



Chương 28: Tức nước vỡ bờ, nổi dậy khởi nghĩa

Bỗng có tiếng la hét thất thanh từ trong phòng vang lên:

- Á, buông tao ra, đồ khốn nạn!

- Cút ra! Cút ra!

- A A A A!

Dân làng lộ rõ vẻ tức giận, phẫn nộ trong khi đám binh lính cười dâm đãng nháy mắt với nhau chứng tỏ đây không phải lần đầu tiên chúng làm như vậy.

Thật lòng mà nói, người dân chỉ cần mỗi người một đấm cũng đủ hạ gục đám lính yếu đuối, kém kỷ luật này.

Nhưng khổ nỗi tư tưởng an phận “con kiến mà kiện củ khoai” và nỗi sợ hãi uy h·iếp từ triều đình nhà Hồ khiến họ chùn bước.

Thôn trưởng Lê Hưng đã đập đầu đến chảy máu, nước mắt chảy dài trên làn da nhăn nheo lấm chấm vết “đồi mồi”.

Phải đứng ngoài nghe tiếng cháu gái mình làm nhục khiến nỗi uất hận trong lòng ông lớn hơn bao giờ hết.

Ông ước gì mình còn thời trai trẻ, cầm kiếm đứng dậy g·iết hết lũ súc vật này.

Đáng tiếc, ông đã già, đứng thẳng còn khó chứ đừng nói đến múa đao, vẽ kiếm.

“Thôi thì dùng cái mạng già này để đổi lấy mạng của chúng.”

Thôn trưởng lồm cồm bò dậy, chuẩn bị đi đầu xung phong lao vào đám lính với tinh thần quyết tử.

Ông biết rất rõ dân làng dù nhiều trẻ em, phụ nữ nhưng số lượng đông đảo, nếu thực sự tràn lên thì chúng không chống lại nổi.

Cái họ cần là dũng khí từ c·ái c·hết của ông.

Đôi mắt già nua vẩn đục bỗng trở nên sáng rực hơn bao giờ hết, ông đã nghĩ rõ ràng, thời loạn lạc này chỉ làm dân lành là không sống được, phải biết cầm v·ũ k·hí.

Bất kể là đàn bà, đàn ông, người lớn, trẻ nhỏ.

Ngay lúc này, bỗng cánh cửa nhà kho bị phá vỡ tan tành, tên dẫn đầu hổ báo lúc nãy bị đá bay ra ngoài như con lợn c·hết, cổ bị cắt ngang.

Từ trong căn phòng, một chàng thanh niên tuấn tú cầm theo thanh kiếm lao nhanh ra ngoài chém ngang cổ một tên gian ác Hồ tặc trước khi bọn chúng kịp phản ứng lại.

Ở trong phim kiếm hiệp hay có cảnh hai người đứng đối diện hô tên chiêu thức trên bản chất là để người ngồi ti vi nghe.

Trên thực tế, không có ai điên mà nhắc nhở kiểu “xem chiêu Trần Thị Kiếm Pháp” cả, mấy đứa tấu hài như vậy đã sớm dùng cỏ mọc trên mộ để nuôi bò rồi.

Hơn nữa áo giáp cũng không phải toàn năng, bởi vì chúng luôn có những kẻ hở ở những vị trí nối mảnh giáp lại với nhau như cổ, khuỷu tay, vai, vân vân.

Áp giáp chủ yếu là trông hầm hố, dọa vỡ mật dân thường chứ đứng trước cao thủ thì chỉ giống như giấy.



Trần Toản là tướng giỏi võ, dù mặc áo vải vẫn dễ dàng đâm vào chỗ hiểm để g·iết giặc.

Trong chớp mắt, hai n·gười c·hết liên tục khiến đám lính sững sờ, ngay sau đó vội vàng nâng khiên lên đỡ.

Coong!

Một tiếng vang chói tai tóe lửa xuất hiện.

Tên lính đỡ kiếm bị chấn đến tê cả tay, ngã lăn ra đất.

Binh lính của Hồ tặc phần lớn là cưỡng chế trưng binh cả trẻ em, người bệnh nên trong quân rất nhiều kẻ thể chất yếu đuối, đụng phát là ngã.

Đã thế lại còn được trang bị v·ũ k·hí, giáp trụ nặng nề cực kì dở hơi, lộ rõ bản chất mù quân sự của giới lãnh đạo.

Hai tên còn lại vội vàng lao lên hỗ trợ.

Nhưng chúng quên mất một vấn đề nghiêm trọng là sau lưng chúng có người khác.

- Bà con!

- Đánh tụi cẩu quan chó c·hết này!

Thôn trưởng Lê Hưng hô lên, sau đó cầm gậy muốn đập, mặc dù không đập trúng nhưng lại tiếp thêm dũng khí cho dân làng ở đằng sau.

Họ kéo nhau cầm cuốc, gậy xúm vào đập tới tấp.

Đám lính không thể ngờ được dân làng lại đột nhiên dám nổi dậy tạo phản, chúng đã từng làm trò hãm h·iếp dân lành này hàng chục lần rồi nhưng chưa bao giờ có người dám phản kháng.

Hiện tại, chúng bất ngờ nên bị cuốc, gậy đập từ sau lưng ngã sấp mặt xuống đất.

Và nếu bạn là người hay đánh nhau sẽ biết, bị hội đồng mà còn ngã ra đất thì chỉ có nước ôm đầu xin tha thôi.

Từng nhát đập từ trên giáng xuống khiến đám lính bầm dập mình mẩy kêu gào thảm thiết.

Dù cố gắng muốn đứng dậy thế nào vẫn không thể được vì những cú đập bôm bốp liên tiếp vào người.

- Lũ chó c·hết, này thì ăn h·iếp tụi tao này.

- Này thì đòi thuế này!

- Này thì hãm h·iếp này.

- Bà con, đ·ánh c·hết tụi nó!



Đối với binh lính mặc giáp, b·ị đ·ánh bởi v·ũ k·hí cùn như gậy gộc thậm chí còn nặng hơn nhiều so với đao kiếm chém.

Bởi vì áo giáp không có khả năng chống lại những đòn va đập mạnh.

Áo giáp thực ra không thần kỳ và mạnh mẽ như bề ngoài, chỉ được cái mã uy h·iếp về tinh thần là chính.

Quân lính mặc áo giáp xịn xò vẫn bị dân làng cầm gậy đ·ánh c·hết tươi như thường, chỉ cần dân làng có đủ dũng khí.

Và Trần Toản cùng thôn trưởng đã cho họ điều đó.

Tức nước vỡ bờ, dân chúng hiền lành nhưng một khi đã nổi điên thì sẽ giống như dòng l·ũ c·uốn phăng tất cả.

Thậm chí nếu không phải Trần Toản can ngăn giữ lại một đứa để tra khảo thì có khi đ·ã c·hết sạch rồi.

Dù vậy, đối phương cũng b·ị đ·ánh đến thoi thóp, b·ất t·ỉnh nhân sự.

Cùng lúc đó, Lê Thị Riêng bước ra ngoài cùng với toán lính nhà Trần.

Mặc dù cô bị sưng một bên má nhưng vẫn còn yên ổn, khóc lóc chạy lại ôm lấy thôn trưởng.

- Riêng, cháu có sao không, chúng không làm gì cháu chứ?

Thôn trưởng vội vàng hỏi han, có vẻ vì quá lo lắng nên dù cháu gái lù lù trước mắt vẫn cứ sợ.

Lê thị Riêng lắc đầu:

- Cháu không sao, là anh Toản đã cứu cháu.

Cô vừa nói vừa nhìn Trần Toản với ánh mắt ngưỡng mộ.

Trong lòng cô, Trần Toản giống như Bạch Mã Hoàng tử đáp xuống cứu giúp lúc khó khăn nhất, không cảm kích mới là lạ.

Hóa ra lúc nãy đám giặc Hồ chui vào đúng căn nhà kho mà Trần Toản ẩn nấp.

Vốn anh định im lặng chờ qua chuyện nhưng không thể nhịn nổi tên súc vật h·iếp dâm con gái nhà lành nên đã lén chui ra ngoài g·iết c·hết đối phương.

Sau đó là xông pha dọn dẹp sạch sẽ lũ giặc Hồ cùng với dân làng, phát động một cuộc khởi nghĩa nông dân ở quy mô nhỏ.

Thôn trưởng đi tới cúi đầu:

- Cảm ơn tráng sĩ ra tay cứu giúp!

- Ông đừng như vậy, đây là chuyện mà ai cũng sẽ làm!

Trần Toản vội vàng đỡ ông lão dậy, Lê Thị Riêng cũng chạy tới đỡ và nói với Trần Toản:

- Cảm ơn anh!



- Không có chi!

Trần Toản khách sáo một chút rồi sau đó nói:

- Bây giờ chuyện đã rồi, ông có tính toán gì không?

- Quân lính c·hết ở đây, giặc Hồ chắc chắn không chịu dễ dàng bỏ qua.

Thôn trưởng trầm ngâm một chút rồi hỏi:

- Tướng quân có cao kiến gì không?

- Theo cháu, bây giờ dân làng nếu ở lại sẽ bị trả thù, chỉ còn cách lên núi để trốn.

- Hoặc là cùng với cháu vượt qua dãy núi Đại Lãnh để trở về với nhà Trần.

- Bệ hạ là chân mệnh thiên tử, chăm lo vạn dân, chắc chắn sẽ đón nhận mọi người.

Về mặt lý thuyết, đây là một cách xử lý tốt.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ dân làng toàn trẻ em, phụ nữ, làm sao có thể nguyên vẹn xuyên qua núi Đại Lãnh hiểm trở được.

- Không được, nơi đây còn nhiều trẻ em, phụ nữ yếu đuối, khó mà trèo đèo lội suối.

- Để đến được Phú Yên, không biết bao nhiêu người phải c·hết nữa.

- Tráng sĩ cứ mặc kệ chúng tôi và về đi, dù sao chúng tôi cũng đã chán cuộc sống khổ sở như địa ngục này lắm rồi.

Dân chúng làng Đại Lãnh vốn là phụ nữ, trẻ em, lại còn đói kém, không được khỏe mạnh như người hiện đại.

Đồi núi hiểm trở, rắn rết thú dữ, quân lính tinh nhuệ đi qua còn khó chứ nói gì bọn họ.

Trần Toản cảm thấy thực sự bất đắc dĩ.

Anh không muốn bỏ lại dân làng yếu đuối ở đây chờ giặc Hồ sang tàn sát.

Tuy nhiên, nhiệm vụ của anh là tìm hiểu rõ dân tình và phải về báo cáo.

Nếu không thì với lòng trung nghĩa, anh đã quyết ở lại sống c·hết cùng người dân rồi.

Đang lúc cảm thấy khó lòng quyết định thì bỗng có một người lính đề nghị:

- Tướng quân, hãy để thuộc hạ ở lại cùng với dân chúng trong làng.

- Giặc Hồ tàn ác, chắc chắn sẽ trả thù dân làng, sao có thể trơ mắt nhìn họ g·ặp n·ạn được.

Từ đây, Trần Toản bỗng nảy ra một ý.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.