Chương 27: Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan (3)
Tên lính đi đầu cưỡi ngựa thồ tới, toàn thân mặc áo giáp đầy đủ, ngay cả chân và tay đều đó miếng giáo bảo vệ, bên hông đeo kiếm sắc bén, đầu đội mũ, quơ quơ ngọn roi trên cao thư thể muốn vụt xuống.
Đây là đặc điểm của Hồ tặc, trang bị sắt thép đầy đủ dày và nặng.
Về lý thuyết, tiền thuế không đến phiên q·uân đ·ội quản nhưng kể từ sau khi Hồ tặc xây thành, toàn bộ lý trưởng, cường hào trong làng đều kéo vào trong thành cả.
Bản thân lý trưởng còn là họ hàng với tướng quân trấn giữ thành Đại Lãnh nên thường xuyên sai lính đi thu thuế hộ.
Thôn trưởng vội vàng cúi đầu:
- Tướng quân, chúng tôi nào dám nợ thuế triều đình, nhưng trong làng không còn đàn ông, ruộng đất chẳng có, thực sự không kham nổi.
- Câm mồm!
Tên kia trợn mắt lên quát, quất roi xuống ngay sát chân thôn trưởng một cái chát thật mạnh.
Bụi đất bắn lên chân ông ấy khiến tất cả sợ hết hồn, con nít khóc ré lên.
Cây roi làm bằng dây thừng cực kỳ bền chắc, chỉ cần đập trúng một cái là da tróc thịt bong, cỡ thôn trưởng phải nằm liệt giường cả tháng.
- Tao tới đây không phải để nghe tụi mày kể khổ.
- Lũ điêu dân chúng mày rặt một đám láo toét.
- Tụi mày nghe kỹ đây, không nộp được thuế thì tao bắt đi đào quặng hết.
- Mà quên, tụi mày toàn là nữ, có bắt về cũng làm g·ái đ·iếm.
- Lần này là Xa Kỵ Thượng Tướng Quân Nguyễn Công Khôi, Nguyễn Đại Nhân đích thân hạ lệnh, dù con điếm kia có đập đầu c·hết trong nha môn thêm lần nữa cũng không cứu được tụi bay đâu.
Xa Kỵ Thượng Tướng Quân là chức quan rất cao trong hệ thống quan võ, chỉ dưới Tiết Chế Thống Lĩnh Chư Quân (Nguyên Soái) và Phiêu Kỵ Đô Thượng Tướng Quân.
Đặc biệt ở khu vực biên ải này có thể nói là một tay che trời, muốn làm gì thì làm.
Nhưng dù là như thế, khi nghe bọn chúng nói ra hai chữ “con điếm” rất nhiều dân làng vẫn tức giận nổi gân xanh, mắt long sòng sọc.
Lê Thị Riêng thậm chí còn chạy ra ném đá vào chỗ tên lính.
Họ phản ứng mạnh mẽ như vậy vì tên lính nhà Hồ ám chỉ “con điếm” là chị Dậu, người đã bị Lý Trưởng ép phải đập đầu t·ự s·át trong nha môn để tránh b·ị h·ãm h·iếp, làm nhục.
Sau đó, quan lại bao che với nhau chống chế rằng chị Dậu làm g·ái đ·iếm, quyến rũ lý trưởng không thành, xấu hổ t·ự s·át.
Nhưng mọi thứ chỉ để lấp liếm cho vua quan trên triều xem, con nít ba tuổi cũng biết sự thật là gì.
Tên lính kia tất nhiên không b·ị t·hương gì, chỉ tức giận rút kiếm ra chỉ vào người dân:
- Chúng mày muốn tạo phản đấy hả?
Bốn tên lính đằng sau cũng rút gươm ra, thể hiện sự uy h·iếp.
Bọn chúng không những có áo giáp, kiếm đầy đủ mà bên hông ngựa còn đeo khiên hình tròn, vật dụng tiêu chuẩn của bộ binh tinh nhuệ.
Bởi vì đã quen thói hống hách nên cho dù đứng trước cả ngàn người vẫn không hề sợ hãi chút nào.
Chúng biết chỉ cần dân làng dám phản kháng, một vạn lính ở thành Đại Lãnh sẽ được điều ra trấn áp, san bằng ngôi làng ngay.
Thôn trưởng quả nhiên không dám làm căng, vội vàng xin tha:
- Khoan đã, khoan đã!
- Tướng quân bớt giận!
- Xin tướng quân thư thả cho nốt hôm nay, ngày mai nhất định sẽ có tiền thuế.
Tên đội trưởng cũng dừng tại đây, khinh thường nói:
- Thôi đi, lũ láo toét tụi bay đừng có hòng mà lừa tao.
- Ngày mai, ngày mai, rồi lại ngày mai.
- Biết bao giờ mới hết cái ngày mai của tụi bay?
- Một là chúng mày móc tiền ra, không thì đừng có trách.
Thấy lần này đối phương chẳng chịu buông tha, thôn trưởng cũng không biết làm sao.
Mọi khi chỉ cần xin xỏ thư thả thì đám lính này cũng sẽ thôi vì không muốn tức nước vỡ bờ.
Nhưng hôm nay bỗng thay đổi khác thường, chắc chắn là có âm mưu gì đó.
Quả nhiên, sau đó tên dẫn đầu lộ mục đích thật:
- Mà thực ra muốn ông đây thư thả cho vài ngày cũng được.
- Tao thấy làng của tụi bay toàn là phụ nữ, thiếu hơi đàn ông.
- Thương tình tụi bay tội nghiệp nên tao đã cho phép mấy đứa còn trẻ trung một tí vào thành để tụi tao an ủi cho.
- Phục vụ cho các ông thoải mái, các ông thưởng tiền, vừa được sướng, vừa có tiền, thích thế lại còn.
- Còn hơn b·ị b·ắt vào làm g·ái đ·iếm cho triều đình, chơi nát cũng chả có đồng nào.
- Ha ha ha!
Đám lính cười một cách càn rỡ trong sự tức giận, nhục nhã của dân làng Đại Lãnh.
Ở thời hiện đại, nhiều cô gái tự hào làm suger baby, tiểu tam và khoe khoang về việc đó lên mạng xã hội.
Nhưng ở thời cổ đại và cận đại truyền thống, những hành vi như vậy là cực kì xấu hổ, mang lại nhục nhã cho cả dòng họ chứ chẳng riêng một hai người.
Trừ khi đến mức sống còn bất đắc dĩ chứ không ai chấp nhận mua vui cho kẻ khác như vậy cả.
Vậy nên những lời ô uế mà tên dẫn đầu nói là cực kỳ mất dạy, nếu không dựa vào thân phận triều đình nhà Hồ thì đã bị đ·ánh c·hết ngay tại chỗ.
Giống như cảm thấy chọc giận chưa đủ nhiều, tên đội trưởng đột nhiên nhảy xuống nắm lấy Lê Thị Riêng và nói:
- Con này lúc nãy ném đá vào ông mày.
- Chắc là thiếu hơi trai nên nóng tính đấy mà, để ông mày chữa cho.
Vừa nói, lão ta vừa túm tóc, lôi xềnh xệch cô đi dưới đất mặc cho bản thân cô la hét, giãy giụa.
- Buông tao ra, buông tao ra, lũ súc vật.
Lê Thị Riêng cố gắng dùng hai tay nắm lấy đối phương, chân chà sát xuống đất đến mức chảy máu nhưng chẳng có tác dụng gì.
Một cô gái yếu đuối làm sao có thể chống lại được tên lính cao to lực lưỡng.
Dân làng ở dung quanh thấy thế, lao lên định ngăn cản thì bị bốn tên lính tay sai xuống ngựa, rút kiếm ra đe dọa.
Chúng cầm kiếm chém xé gió hù dọa:
- Đứa nào ngon nhào vào đây.
- Đao kiếm không có mắt, c·hết ráng chịu.
Thôn trưởng không biết làm sao, chỉ có thể quỳ xuống dập đầu:
- Tướng quân, tướng quân, xin tha cho con bé, nó còn chưa lấy chồng!
Ở thời phong kiến, gái chưa chồng mà bị xâm hại thì mức độ nghiêm trọng không khác gì g·iết người, hủy đi cuộc đời của một cô gái.
Chỉ cần còn một chút lương tri thì sẽ dừng hành vi khốn nạn này lại.
Nhưng đáp lại là tiếng cười dâm tiện của gã:
- Chưa có chồng, càng tốt!
- Ha ha ha, để ông đây cho mày nếm mùi đàn ông, ha ha ha ha!
Vừa nói, gã vừa lôi Lê thị Riêng vào nhà kho, sau đó quẳng vào trong góc, bắt đầu cởi quần áo.
Lê Thị Riêng tất nhiên là không muốn chịu nhục, vội vàng lao ra muốn bỏ chạy nhưng bị gã cho ăn một tát tai ngã lăn ra đất.
- Đồ khốn nạn, thằng chó c·hết, không phải đàn ông.
Lê Thị Riêng bị đẩy vào trong góc, chỉ có thể buông lời chửi rủa.
Nhưng bởi vì vốn là con nhà gia giáo, không có từ chửi tục nên chỉ làm tên lính kia khoái chí hơn.
- La đi, mắng đi, chửi mạnh vào cho tao có hứng.
- Yên tâm, tao sẽ cho mày sướng đến điên lên được.
- Đồ chó c·hết, chúng mày không sợ phạm pháp sao?
Lê Thị Riêng định lôi vương pháp ra để hù dọa nhưng cô đánh giá cao pháp luật trong mắt con nhà quyền quý.
- Phạm pháp?
- Ha ha ha!
- Tao là vương pháp đây, mày nghĩ tao sợ không?
Cùng lúc đó, ở bên ngoài cửa, người dân thấy chúng làm càn như vậy cũng cầm theo cuốc, thuổng, gậy gộc muốn xông vào.
Nhưng đám lính lại uy h·iếp:
- Dúng mày muốn tạo phản à, trong mắt có còn vương pháp không?
- Chỉ cần đụng vào cọng lông chân của tao thôi là triều đình sẽ g·iết sạch tụi bay.
Nghe tới đây, nhiều người tỏ ra chần chừ vì sợ liên lụy người khác.
Đây chính là sự nực cười của xã hội này, kẻ ác không sợ vương pháp thì sống thoải mái sung túc.
Người hiền lành tuân thủ luật lệ thì bị đày đọa, giày xéo.