Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 26: Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan (2)



Chương 26: Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan (2)

Trời đổ mưa!

Cơn mưa tầm tã kéo dài khiến nhóm lính nhà Trần phải ở lại xóm làng.

Bởi vì đã để lộ thân phận, họ dứt khoát đem mổ con lợn rừng ra lấy thịt nướng để chiêu đãi bà con.

Trời thấy mà thương.

Làng Đại Lãnh vốn đang đói đến xanh người, nay có thịt để bổ sung dinh dưỡng liền vui đến phát khóc.

Nhất là những đứa bé, cứ nhìn chằm chằm vào chỗ nướng thịt không rời mắt, yết hầu nhấp nhô liên tục.

Chẳng mấy chốc, mùi thịt nướng thơm ngào ngạt lan tỏa khắp nơi khiến người ta say mê trong đó.

Đặc biệt là khi Trần Toản lấy từ trong người ra một lọ muối thì tiếng “ừng ực” bôm bốp bên tai.

Thời phong kiến, muối là loại vật tư quý hiếm được khai thác từ mỏ, hơn nữa có tác dụng quan trọng với sức chiến đấu của q·uân đ·ội nên sẽ bị kiểm soát chặt trong thời chiến.

Cơ thể con người nếu thiếu muối lâu ngày sẽ bị đuối sức, không làm được việc và sẽ bị mệt mỏi, chuột rút, liệt cơ.

Và bây giờ đúng là trong thời chiến, những người được ăn muối đầy đủ phải giàu hoặc có quyền.

Nhưng muối không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là gia vị quan trọng để làm nổi bật hương vị các món thịt.

Nếu ăn thịt mà không có muối thì khác trứng rán thiếu mỡ, bắp thiếu bơ.

Dân làng Đại Lãnh đến gạo còn chả có, từ lâu không được ăn thịt với muối, nay trông thấy thèm như vậy cũng là điều dễ hiểu.

Trần Toản cười nói:

- Từ từ đừng vội, chờ nguội một chút đã rồi cắt.

- Đáng tiếc là không có tiêu.

Dường như nghĩ tới những hương vị tươi đẹp, Trần Toản chép miệng một cái và thở dài tiếc nuối.



Ở thời điểm này, ớt vẫn chưa được mang từ châu mỹ sang nên tiêu trở thành gia vị cay nồng quý hiếm bậc nhất.

Đối với những người hiện đại, hầu hết họ cứ tưởng rằng ớt và tiêu đã có từ thời xưa nhưng thực tế thì không phải như vậy.

Nếu có hiểu biết một chút thì sẽ rõ đến gần cận đại, tiêu và ớt mới được trồng phổ biến.

Nhưng đó chưa phải tất cả, tìm hiểu kỹ về lịch sử hơn sẽ phát hiện “ phát hiện, sử dụng” và “nuôi trồng” có hai mốc thời gian khác nhau.

Tiêu được phát hiện và sử dụng từ rất sớm ở tại vùng Nam Á và Đông Nam Á, sau đó đem cống nạp, buôn bán tới những nơi khác.

Ngay cả đế quốc La Mã xa tít trời âu còn sử dụng được thì đừng bàn tới dân việt tham ăn.

Vấn đề nằm ở chỗ lúc này tiêu ít ỏi và đắt giá, chỉ dành cho quý tộc, vua chúa, người thường không được sử dụng.

Trần Toản từng đi theo Trần Tí tham gia bữa tiệc thịt nướng ở Bình Định trước khi vào phú yên nên may mắn được nếm một chút và từ đó quyến luyến mãi không thôi.

“Bệ hạ nói rằng sẽ có lúc để hồ tiêu trải rộng đất việt, muối trắng ăn mãi không hết, thật sự mong được nhìn thấy ngày ấy.”

Trần Toản thầm nghĩ lung tung trong lòng, đồng thời đem những miếng thịt đã bớt nóng cho Lê Thị Riêng cắt ra rồi chia cho mọi người.

Nhìn thấy những đứa bé mừng rỡ liếm mút từng thớ thịt, thậm chí lén cất đi vì sợ sau hôm nay không còn được ăn nữa, trong lòng anh bỗng có cảm giác khó chịu.

Anh đứng dậy đi ra ngoài hít một hơi thật sau, sợ mình khống chế không nổi bật khóc trước mặt người khác thì thật sự quá xấu hổ.

Vô tình, anh nhìn thấy ở trong một góc kín, một vài người lính lén thì thầm bàn tán.

- Chúng mày, có khi nào bọn họ định lừa chúng ta rồi lén đi báo quan không?

- Mày cứ nói tầm bậy, tao thấy họ nhiệt tình chất phác lắm, không đến mức như vậy đâu.

- Cũng không thể không đề phòng, biết người biết mặt không biết lòng.

Binh lính nhà Trần vẫn thầm giữ cảnh giác nhất định vì thái độ của dân làng quá tốt.

Tự cổ chí kim, họ chưa từng thấy người dân chỗ nào mà lại tiếp đón quân địch nồng hậu, nhiệt tình đến vậy.



Trần Toản nghe thấy, đi tới bên cạnh và nói:

- Bọn họ đối xử với chúng ta rất tốt, nếu nghi ngờ vô căn cứ thì có vẻ lấy lòng tiểu nhân đo dạ quân tử.

- Vậy đi, chúng ta cứ sinh hoạt nhu thường, nhưng chia nhau ra để luôn có một người canh gác.

- Lỡ có biến thì gọi dậy bỏ chạy ngay.

Cả làng Đại Lãnh trước kia có ba nghìn người, sau khi giặc Hồ tàn hại thì còn khoảng một ngàn phụ nữ, trẻ em.

Bởi thế nên chỉ cần kịp thời phản ứng bỏ chạy thì chắc chắn họ không cản được q·uân đ·ội chuyên nghiệp của nhà Trần.

Nhóm lính nhà Trần tất nhiên là làm theo sắp xếp của đội trưởng.

Mọi chuyện diễn ra rất yên bình, không hề có bất cứ pha "lật mặt" của Lý Hải nào ở đây cả.

Chỉ có nụ cười hạnh phúc của những người dân thật thà sau khi được ăn bữa thịt đầu tiên trong cả năm đổ lại đây.

Đến lúc cuối cùng, giữa hai bên trên cơ bản đã không còn khoảng cách nào nữa.

Nhưng tới sáng ngày hôm sau, một sự kiện đột biến diễn ra.

- Anh Toản, có quân Hồ tới.

Một người lính hớt hải chạy vào chỗ ở của Trần toản báo.

- Có chuyện gì vậy, có kẻ bán đứng chúng ta sao?

Trần Toản vội vàng hỏi chuyện.

- Không biết nữa, em nhìn thấy một nhóm lính quân Hồ đang cưỡi ngựa tới đây, cũng sắp rồi.

- Mau gọi mọi người dậy chuẩn bị v·ũ k·hí, để anh đi xem.

Đây là người em họ thân thiết của trần Toản, nhận nhiệm vụ canh gác trong buổi sáng sớm hôm nay.



Trần Toản lén lút trèo lên mái nhà, ẩn nấp sau tán cây và nhìn về phía đông.

Quả nhiên, nơi đó xuất hiện khoảng năm tên lính cưỡi ngựa thồ tới một cách chậm chạp, nhìn không giống như là đã phát hiện bọn họ.

Không phải con ngựa nào cũng dùng cho chiến đấu được.

Ngựa chiến và ngựa thồ là hai loại hoàn toàn khác nhau, quân nhân chuyên nghiệp như Trần Toản phân biệt rất dễ dàng.

“Đây rất có thể là trùng hợp, quân lính này tới đây để làm việc khác, chỉ năm tên thì không thể nào làm đối thủ của mình được.”

Trần Toản là con nhà võ, luyện đao múa gươm từ nhỏ, dăm ba tên địch chắc chắn không phải đối thủ.

Hơn nữa, dựa theo cách phản ứng truyền thống của nhà Hồ khi phát hiện kẻ địch, tối thiểu cũng phải cử vài đội lính hơn trăm người chứ chẳng ai phái vài tên thế này đi chịu c·hết.

Nhưng vấn đề là không được để chúng phát hiện, tránh đại quân kéo đến ngay sau đó.

Lúc này, anh cảm thấy may mắn vì vẫn đủ cảnh giác để cử người đứng gác.

Trần Toản nhẹ nhàng đáp xuống đất, ra hiệu cho binh lính không lên tiếng và lén lút chui vào trong nhà kho lẩn trốn dưới hầm.

Đây chính là nơi mà Lê Thị Riêng chỉ cho Trần Toản.

Khi giặc Hồ đi bắt tráng đinh (bắt thanh niên trai tráng) một số người đã đào hầm ẩn núp bên dưới lòng đất để trốn.

Nhưng đó cũng chỉ là biện pháp tạm thời, nếu họ ở đây thời gian dài vẫn sẽ bị lính tuần tra phát hiện và phạt cả làng.

Vậy nên cuối cùng những hầm trú ẩn này cũng bỏ hoang còn bọn họ kéo nhau lên Núi Cổ Mã để trốn tránh.

Giờ đây, binh lính nhà Trần đang tận dụng những hầm trú ẩn này để trốn, nó không những chuẩn bị đường luồn gần bìa rừng mà còn bố trí chỗ quan sát bên ngoài, sẵn sàng hành động nếu có biến.

Cùng lúc đó, ở ngoài làng.

Thôn trưởng vội vã chạy ra khi nghe dân làng báo có lính triều đình tới.

Ông ấy hết sức lo lắng, sợ Trần Toản cùng binh lính bị phát hiện.

Nhưng ông ta nghĩ hơi nhiều, đám lính triều đình tới là để đòi thuế, siết nợ.

- Lão già kia, thôn của chúng mày nợ thuế sắp quá hạn rồi, tính thế nào đây?
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.