Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 25: Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan



Chương 25: Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

Như đã nói, thời xưa, không có quan viên quản lý cấp xã nên tiền thuế sẽ do lý trưởng, địa chủ, cường hào đi thu thay, sau đó nộp lên triều đình.

Mặc dù triều đình nói là sẽ thu tiền giấy nhưng từ tay lý trưởng chứ không phải của dân.

Còn lý trưởng thu cái gì của dân thì họ không biết, cũng không muốn biết.

Trên thực tế, giá trị tiền thật và hiện vật cao hơn rất nhiều còn tiền giấy vứt đầy đường, ai cũng có thể làm giả.

Vậy nên quan lại, cường hào đã chơi trò thay mận đổi đào ép người dân đóng thuế bằng tiền thật rồi lại cầm tiền giấy vốn bị vứt trong thùng rác để đi nộp thuế.

Làm như vậy thu về được lợi ích khổng lồ, ăn chặn được toàn bộ tiền thuế mà còn không phạm luật.

Tiểu thuyết xuyên không về cổ đại hay có cảnh người hiện đại vội vàng in tiền, mở ngân hàng, cải cách kinh tế các thứ trong khi chưa nắm quyền lực tuyệt đối thì chỉ là bốc phét mà thôi.

Ngay cả mấy con tép ở dưới thôn làng cũng đủ bó tay chứ chưa cần nói đến quyền thần trong triều.

Còn bản thân Hồ Mị Ly vốn chỉ cần in tiền để tiêu, năng lực làm việc lại kém, không có tính toán đầy đủ nên thất bại là chuyện rõ ràng.

Các nhà sử học đời sau ngơ ngơ không hiểu bí ẩn bên trong, cứ tưởng rằng nói mồm “lưu hành tiền giấy” như Hồ Mị Ly là sẽ biến đống giấy lộn đó thật sự thành tiền và khen Hồ Mị Ly có tư tưởng “tiến bộ”.

Họ không hề biết rằng mục đích của nhà Hồ là muốn in tiền để lấp vào quốc khố trống rỗng do chính sách hiếu chiến, hơn nữa thu đồng về đúc pháo (súng thần công đúc bằng đồng) chứ chả có tư tưởng tiến bộ lùi bộ gì cả.

Nếu thực sự muốn tiền tệ lưu thông, nhà Hồ đã thi hành nhiều biện pháp đi kèm giống những nước tiến bộ khác rồi.

Trần Toản vốn là một người nóng tính.

Mặc dù trải qua kiếp sống quân lữ nhưng vẫn chưa bị c·hôn v·ùi nhiệt huyết nên tức giận đập bàn:

- Lẽ nào lại như thế?

- Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân, sức dân như nước, bọn chúng không biết điều đó sao?

Thôn trưởng chỉ thở dài chứ không nói thêm nhiều, nếu Hồ Mị Ly biết nghĩ đến dân thì đã không phải là Hồ Mị Ly.



Lúc này, Lê Thị Riêng đột nhiên đi ra và hỏi:

- Nghe nói vua ở phương bắc chính là chân mệnh thiên tử, có thể hô mưa gọi gió, được rồng thần bảo vệ?

- Điều đó có thật không?

Bởi vì hơi đột ngột, thôn trưởng sợ Trần Toản hiểu lầm nên giải thích:

- Đây là con của tôi, tên Lê Thị Riêng, nó nghe được tin tức về vua Trần từ thương lái đến Nhật Bản và Pháp.

Ở thế giới này, hàng hải phát triển sớm, các nước phương tây đã bắt đầu xây dựng mạng lưới thương mại sang châu á nên việc có thương nhân người Pháp xuất hiện ở đây là chuyện tương đối bình thường.

Riêng Nhật Bản thì vốn là đảo quốc châu á nên có thương nhân sang đất Việt từ trước cả Tây Dương.

Trần Toản nghiêm mặt, chắp tay về hướng bắc và nói:

- Bệ hạ chính là chân mệnh thiên tử được ông trời phái xuống để cứu vớt nhân gian.

- Chính mắt anh trông thấy rồng thần được bệ hạ gọi tới và ban mưa xuống cho nhân dân.

Khi nhắc tới Trần Tí, Trần Toản lộ ra vẻ mặt kính trọng, ngưỡng mộ và có phần tôn sùng.

Những người khác cũng nhận ra điều đó, bèn tin lời anh nói là thật, chắp tay cầu khấn.

Sức mạnh của hai chữ thiên mệnh đối với dân đen có uy lực cực kì lớn.

Lê Thị Riêng đột nhiên hỏi:

- Vậy bệ hạ có thể cứu sống người đ·ã c·hết hay không?

Đây là một câu hỏi n·hạy c·ảm, chưa chờ trần toản có thái độ gì, thôn trưởng đã vội kéo cô ra đằng sau:

- Đừng nói bậy bạ, n·gười c·hết là không thể sống lại.

- Đi ra ngoài, không lớn không nhỏ?



Sau khi đuổi Lê Thị Riêng ra ngoài, thôn trưởng chắp tay xin lỗi Trần Toản:

- Xin lỗi, con bé vì quá thương cha nên mới hỏi điều vô lý như vậy.

- Không sao?

Trần Toản xua tay ý bảo không có gì, sau đó hỏi thêm:

- Cha của cô bé đã mất rồi sao?

- Đúng vậy, bị đưa đi đào hào cho thành Đại Lãnh, trong lúc làm việc bị đá rơi từ trên tường thành xuống đè c·hết.

Giống như chạm tới điểm nhấn cảm xúc, thôn trưởng bắt đầu kể lể:

- Trước kia, cha nó làm gia nô trông nhà cho Định Giang Hầu, cuộc sống cũng coi như thoải mái, thường xuyên dẫn con bé đi chơi, mua quà, cả gia đình yên ấm hạnh phúc.

- Nhưng sau khi Hồ Mị Ly nắm quyền, nói cái gì mà hạn nô, bắt tất cả các quý tộc phải cắt giảm gia nô và nộp lại cho triều đình.

- Kể từ đó, cả gia đình mất đi nguồn thu nhập chính, cha nó còn bị triều đình bắt đi làm nô lệ xây dựng tường thành.

- Kết quả là mẹ con bé đổ bệnh c·hết theo khiến con bé trở thành trẻ mồ côi.

- Nên trong thâm tâm, nó luôn ao ước bố nó trở về để có được một cuộc sống vui vẻ như xưa.

Đây chính là lý do vì sao Trần Tí nói chính sách hạn nô là dở người.

Ở thời hiện đại, người ta thấy chữ nô trong gia nô nên cứ nghĩ là nô lệ cực khổ, bị áp bức bóc lột.

Nhưng trên thực tế, gia nô ở đây là để chỉ lực lượng tư quân, người làm trong nhà và được đối xử rất tốt.

Ví dụ như danh tướng Yết Kiêu, Dã Tượng được dân gian ca tụng chính là hai gia nô công thần của Đức Thánh Trần.



Ấy vậy mà nhà Hồ đem bắt những gia nô tài năng như vậy về, sau đó ném vào hầm mỏ làm cu li hoặc rục xương bên tường thành.

Các nhà sử học đương đại không phân tích rõ trắng đen, cứ thấy hai chữ hạn nô là ca tụng công đức như thể chính sách vĩ đại nhưng trên thực tế nó không khác gì bắt phó giám đốc từ chức đi làm ăn mày.

Và mục đích của nhà Hồ cũng chẳng tốt đẹp gì, họ chỉ muốn suy yếu các lực lượng trung thành với nhà Trần vì lý do chính trị nên mới cố ý ngầm g·iết các gia nô tài năng của vương hầu.

Trong thời nhà Trần, những người có gia nô đa phần là vương hầu, tôn thất của nhà Trần nên đây đơn thuần là một chiêu bài chính trị chứ chẳng phải vì nước vì dân như nhiều người lầm tưởng.

Và song song với hạn nô sẽ có một thứ gọi là hạn điền, mục đích cũng tương tự nhằm hạn chế những vương hầu trung thành với nhà Trần.

Vốn dĩ đây là chính sách tốt nếu không có vụ đem đất sung công về thành tài sản của vua.

Chú ý, sung công là tài sản riêng của vua chứ không phải nhà nước như thời hiện đại.

Nhà Hồ không có khái niệm phân chia đất cho dân nghèo giống như thời cách mạng, mục đích của họ là vơ vét tài sản nhân dân để lấp đầy túi không đáy của Hồ Mị Ly.

Vốn dĩ các tá điền tuy còn khổ sở nhưng tối thiểu vẫn được thuê ruộng đất của địa chủ thì nay đột nhiên đến cả làm tá điền cũng không được.

Ruộng đất sung công vứt đó thà bỏ hoang cũng kiên quyết không để dân nghèo đụng vào, ép họ phải c·hết đói gặm cỏ dại dù ruộng lúa bỏ hoang ngay bên cạnh.

Những mảnh ruộng bỏ hoang mà lúc đầu Trần Toản nhìn thấy chính là bởi nguyên nhân như vậy.

Dù toàn làng sắp đói c·hết vẫn không thể đụng tới tài sản của vua vì đó là tội mất đầu, tru di tam tộc (g·iết ba họ).

Sau khi nghe kể rõ mọi chuyện, Trần Toản mới thấy lạnh sống lưng về độ tàn bạo và bất nhân của Hồ Mị Ly.

Anh lẩm bẩm những dòng thơ:

“Độc ác thay, lá Trường Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Biển Đông không rửa sạch mùi!

Lòng người đều căm giận,

Trời đất chẳng dung tha.”

- Bệ hạ miêu tả không sai.

- Tội ác của Hồ Mị Ly thì đến trời đất cũng không dung tha được.

Bầu trời chiều bỗng nổi cơn bão, sấm chớp giật đùng đoàng giống như cũng nổi giận với cảnh t·ang t·óc chúng gây ra.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.