Chương 239: Đại Việt, lục quân mạnh nhất thế giới.
Tổn thất của bộ đội Đại Việt kể từ khi phát động chiến dịch giải phóng Quảng Tây là khoảng 1000 người.
Tuy rằng bé hơn rất nhiều so với tổn thất của phe Mãn Thanh nhưng đây không phải là mua bán ngoài chợ kiếm lãi mà là sinh mạng thật sự.
Bất kể thắng hay thua đều không thể giúp n·gười c·hết phục sinh.
Mỗi tấm di thư để lại là một gia đình than khóc, một người mẹ ngóng con, một người vợ góa chồng, một người con mất cha.
Trần Tí biết!
Anh biết tất cả mọi thứ!
Nhưng không thể nào tránh né c·hiến t·ranh vì chúng ta càng nhân nhượng, bọn chúng càng lấn tới.
Giặc thù luôn quyết tâm muốn c·ướp nước ta một lần nữa.
Đúng lúc này, một vòng tay ấm áp ôm lấy Trần Tí từ phía sau.
Giọng nói nhẹ nhàng thủ thỉ bên tai:
- Anh, tất cả là vì hạnh phúc của người Việt!
- Anh không làm gì sai cả.
- Nếu không hành động, giặc thù sẽ giống như sói đói ùa vào cắn xé chúng ta thành từng mảnh nhỏ.
Cảm nhận được sự quan tâm của người vợ hiền yêu dấu, Trần Tí khẽ thở dài, cầm lấy tay Huyền An:
- Anh hiểu mà!
- Nhưng lý trí là một chuyện, con tim lại chuyện khác.
Huyền An nghe lời này, càng ôm anh chặt hơn.
Mọi người chỉ nhìn thấy mặt ngoài vinh quang của các lãnh tụ mà không biết ở sâu bên trong cô độc đến mức nào.
Bao nhiêu người dám tự tay ra những quyết định cứng rắn chống lại kẻ thù mà sau đó sẽ bị hoài nghi, chửi rủa, vu oan, nói xấu bởi các thế lực thù địch.
Trong lịch sử, không thiếu những lãnh tụ bị chính người dân của mình lật đổ trước bánh vẽ thơm ngon của ngoại bang.
Rất nhiều người suy nghĩ đơn giản quỳ liếm dưới đế giày của kẻ thù sẽ được ban phát bánh mì nhưng không biết trên thực tế là lưỡi lê chĩa vào sau gáy.
Cảm thụ sự ấm áp của gia đình trong chốc lát, Trần Tí nhanh chóng được sạc đầy năng lượng để tiếp tục vì tương lai của đất Việt mà phấn đấu.
Anh đi đến trước bản đồ, vạch một dấu V ở trên địa phận Quảng Tây.
- Giải phóng Quảng Tây chỉ còn là vấn đề thời gian, Lâm Tắc từ đã lâm vào thế bí.
- Nhật Bản cũng đã hoàn thành Duy Tân và đang xây dựng lại q·uân đ·ội bằng mỏ vàng, bạc, chuẩn bị xâm lược triều tiên để lấy than đá.
- Một khi hai tuyến c·hiến t·ranh nổ ra, khả năng cao Đại Ngọc Nhi sẽ phải chấp nhận cho Quảng Tây tự trị.
Về mặt tài nguyên, nhiều người nhầm tưởng Nhật Bản nghèo nhưng không, đó chỉ là công cuộc sử dụng chiêu bài marketing tuyên truyền văn hóa chứ bản chất Nhật Bản có đất đai cực kỳ màu mỡ, trù phú từ địa chất núi lửa.
Bên cạnh đó, Nhật Bản có nhiều mỏ vàng, mỏ bạc để khai thác chứ không hề “nghèo” như truyền thông bẩn nói dối, hoàn toàn đủ tiềm lực để phát triển.
Thứ duy nhất Nhật Bản thiếu là tài nguyên phục vụ cho nền công nghiệp như than đá, dầu mỏ.
[Đây cũng là lý do vì sao trong lịch sử Nhật Bản phải vội vã đánh chiếm Triều Tiên (có mỏ than) và Đông Nam Á (có mỏ dầu)]
Triều Tiên hiện tại vẫn thuộc kiểm soát của Mãn Thanh, vậy nên Trần Tí đã bán cho Nhật Bản một số v·ũ k·hí cần thiết để đánh chiếm Triều Tiên, đây là điều người Nhật buộc phải làm, không thể tránh được nếum uốn phát triển.
- Nói đến châu âu, chúng ta thật sự khó mà can thiệp vào bản thổ của họ.
- Nhưng bù lại, họ cũng khó mà can thiệp sâu vào khu vực chúng ta.
Huyền An cười nói, lấy ra một tờ báo của tây dương với tiêu đề bắt mắt:
“Đại Việt, lục quân mạnh nhất thế giới.”
Nội dung bên trong không có gì mới, cụ thể là miêu tả q·uân đ·ội Đại Việt liên tục đánh bại Anh, Pháp, Mãn thanh… khiến thần thoại về người tây dương bị dẫm nát bét.
- Người tây dương hiện tại rất e ngại khiêu chiến Đại Việt, tâm lý phản chiến dâng cao, nhiều người không muốn có một cường quốc làm kẻ thù.
- Thậm chí nhiều tờ báo thổi phồng Đại Việt là lục quân mạnh nhất thế giới.
- Mặc dù đây là nói thật nhưng cũng không đễ để cường quốc tây dương chấp nhận.
- Trước áp lực dư luật, nữ hoàng Anh đang phải càn cương độc đoán để tiếp tục ra lệnh cho quân dội Anh Quốc tham chiến ở Đại Nam.
Anh Quốc hiện tại là chế độ quân chủ lập hiến với quyền lực rất lớn của nữ hoàng.
Giống như lần này, quốc hội Anh không muốn chống lại Đại Việt nhưng nữ hoàng cầm đầm phe chủ chiến sử dụng đặc quyền để thông qua chiến dịch.
Trần Tí không hề cảm thấy lạ.
- Anh Quốc không thể để Đại Việt dễ dàng tiếp cận Ấn Độ và Vịnh Bengal được.
- Sự giàu có của Anh Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thuộc địa và quyền kiểm soát hàng hải.
- Trừ khi tới mức sinh tử tồn vong thì Anh Quốc mới chấp nhận lui binh.
Anh vừa nói, vừa vẽ dấu hỏi chấm tại phía tây Đại Nam.
- Liên quân Anh Pháp đã đổ bộ hàng vạn quân tới khu vực này, thậm chí sẽ còn kéo thêm nữa.
- Chúng ta tạm thời không đủ lực để tiếp tục giải phóng tây Đại Nam.
- Quân giải phóng tập trung phòng thủ tại Luông Pha Bang, xây dựng phòng tuyến tích lũy lực lượng, chờ cơ hội tới rồi hành động.
Trần Tí biết rõ hướng đi lịch sử, sớm muộn gì cũng có thế chiến diễn ra nên không vội vàng.
Ngược lại, thứ mà Trần Tí đề phòng lại đến từ bên kia Đại Dương.
Liếc mắt xa xăm, Trần Tí tập trung về phía đất nước Hoa Kỳ.
- Chúng ta không thể để Đại Việt rơi vào thế bị toàn thế giới cô lập.
Trần Tí nhớ lại Liên Xô, một quốc gia hùng mạnh tự mình phát triển trở thành siêu cường chỉ với vài chục năm, trở thành cơn ác mộng trong mắt đế quốc tư bản.
Dưới áp lực của liên xô, toàn bộ những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới của cả năm châu liên kết lại để bao vây, tiêu diệt.
Nhưng Huyền An lại không hiểu điều này.
- Ủa!
- Tại sao họ lại muốn cô lập Đại Việt?
- Và Hoa Kỳ liên quan gì ở đây?
Huyền An cảm thấy cực kỳ khó hiểu, giống như người thời hiện đại sẽ mù tịt lý do vì sao các nước đế quốc lại sợ hãi và ám ảnh với Liên Xô tới mức tập hợp sức mạnh toàn cầu để chống lại như vậy.
Đó là bởi vì hoàn cảnh thời đại khác nhau, tư duy khác biệt.
Nhưng nếu trở lại góc nhìn của thời cận đại, bạn sẽ thấy vấn đề rất dễ hiểu.
Đế Quốc Anh, Pháp cần khoảng hai trăm năm với rất nhiều thuộc địa để trở thành siêu cường.
Đế Quốc Mỹ cần khoảng một trăm năm mươi năm cùng một số thuộc địa để trở thành siêu cường.
Liên Xô cần chưa tới bốn mươi năm để trở thành siêu cường và chẳng có thuộc địa nào cả.
Đúng vậy, trong lịch sử, Liên Xô được thả tự do phát triển quá nhanh, gấp từ 3 đến 5 lần các nước đế quốc tư bản.
Đây là một so sánh trực quan cực kỳ dễ hiểu mà cho dù có là dân mù chữ cũng cảm nhận được áp lực khổng lồ mà Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa đè năng lên hệ thống đế quốc.
Ở trong mắt của người thời đó, Liên Xô giống như quái vật khổng lồ, nếu không tìm cách phá đổ thì sớm muộn gì cũng đánh bại các nước đế quốc.
Cụ thể kết quả trong giả thuyết “nếu” ấy Trần Tí không có hứng thú tìm hiểu, vì Liên Xô sụp đổ đã là sự thật lịch sử cần tôn trọng.
Anh chỉ quan tâm đến việc Đại Việt sớm muộn cũng rơi vào tình thế như vậy sau một thời gian phát triển theo đường lối xã hội chủ nghĩa.
Để tránh tình trạng bị toàn thế giới bao vây, Trần Tí phải tìm cách ngấm ngầm làm suy yếu đế quốc Mỹ.
Châu âu sớm muộn gì cũng rơi vào thế chiến, chỉ có nước Mỹ là đủ lực hiệu triệu toàn cầu chống xã hội chủ nghĩa.
Và cách mà Trần Tí chọn là truyền bá tư tưởng nữ quyền độc hại và lợi dụng “quyền chi tiêu”.