Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 240: Lý thuyết quyền chi tiêu và nữ quyền độc hại (1)



Chương 240: Lý thuyết quyền chi tiêu và nữ quyền độc hại (1)

(Những chương này rất nặng về kiến thức kinh tế nên những bạn không muốn nghĩ nhiều thì lướt thôi. T_T)

- Cái gì, anh muốn đưa Trịnh Uyên sang Hoa Kỳ du học?

Huyền An hoàng hậu kinh ngạc đến không nói nên lời trước tính toán của Trần Tí.

Bởi vì Trần Tí cố ý cho cô học hỏi những vấn đề về trị quốc nên sau khi tìm hiểu thì Huyền An cũng biết tư tưởng Trịnh Uyên có vấn đề thế nào.

- Trịnh Uyên có tư tưởng trả thù đối với đàn ông, thả cô ấy ra có ổn không?

- Một xã hội căm thù, lệch pha nghiêm trọng sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường.

- Với cả nếu muốn học thì ở Đại Việt thiếu gì người tài, tại sao phải sang Hoa Kỳ.

Mặc dù là nữ giới, Huyền An hoàn toàn không có một chút thương xót với Trịnh Uyên, kẻ mưu toan chia rẽ vô số gia đình chỉ vì tư thù cá nhân.

Trần Tí khẽ nắm tay Huyền An:

- Nàng yên tâm, ta cử Trịnh Uyên đi sang Hoa Kỳ là có nhiệm vụ đặc biệt.

- Cô ta sẽ chịu trách nhiệm đẩy mạnh nữ quyền độc hại, trả thù giới đàn ông, nhưng mà đàn ông ở Mỹ.

Đây là một câu nói mà người cổ đại như Huyền An hoàn toàn không hiểu ra sao.

Thậm chí dù là người hiện đại nhưng nếu chỉ sống quanh quẩn ở những nước yên bình như Lạc Việt cũng sẽ không biết.

Nhưng Trần Tí thì khác, anh có trí tuệ hiện đại của trợ lý Hồng và những nghiên cứu của “mẫu hậu” Ngô Thị Xuân Đào.

- Anh biết em có thể không hiểu.

- Nhưng đế quốc tư bản sẽ bị một thứ do Trịnh Uyên tạo ra gọi là nữ quyền độc hại làm suy yếu quốc gia.

- Trên thực tế, sớm hay muộn nó cũng sẽ tới, việc anh làm chỉ là đẩy nhanh tiến độ để nó xuất hiện và phá hủy kẻ thù của chúng ta mà thôi.

Nghe có vẻ độc ác khi p·há h·oại kẻ địch từ bên trong, nhưng nên nhớ nhân từ với kẻ địch là tàn nhẫn với chính mình.

Hơn nữa, sớm hay muộn nó cũng tới, Trần Tí chỉ đẩy nhanh quá trình hình thành của nó mà thôi.



Trần Tí không hứng thú đến phe phái ở thời hiện đại, anh chỉ quan tâm đến lợi ích quốc gia hiện tại và hoạch định chính sách phù hợp.

Huyền An rời đi.

Mặc dù cô không hiểu Trần Tí đang mưu tính thứ gì nhưng cô lựa chọn tin tưởng.

Còn bản thân Trần Tí, anh gọi trợ lý Hồng ra để xem xét cái gọi là “nữ quyền độc hại” kinh khủng thế nào.

Trên màn hình giả lập 3D, một chàng trai tên A đang kêu gào thảm thiết:

- Tôi bị oan!

- Tôi thật sự bị oan, cô ta đang nói dối, tôi không hề làm gì cả.

- Cô ta mới là người đánh tôi!

Nhưng không ai nghe lời anh ta nói, tất cả đều xúm lại ai ủi một cô gái tên B đang khóc lóc thảm thiết:

- Đúng là anh ta, anh ta đánh tôi, vũ phu, gia trưởng, trọng nam khinh nữ.

Tới đây, màn hình chuyển cảnh vào nhà giam.

Bởi vì cô gái B làm chứng, anh chàng A b·ị b·ắt giam và đ·ánh đ·ập d·ã m·an, tòa án phán anh ta đi tù mười năm vì tội h·ành h·ung dù không có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào.

Trong thời gian này, người nhà, bạn bè của anh ta tìm mọi cách rửa oan nhưng không ai chấp nhận, đơn giản vì toàn xã hội đang diễn ra phòng trào “thanh trừng đàn ông!” tất cả phụ nữ được quyền đưa đàn ông vào tù mà không cần tuân thủ quy trình tố tụng.

Ngược lại, cô gái B nhận được bồi thường kếch xù 5 triệu đô la, đăng đàn viết sách, tận dụng sự nổi tiếng để làm giàu, ăn sung mặc sướng.

Cuối cùng, phải thông qua một lần vô tình đi bay ở quán bar với trai lạ, cô nàng B trong lúc phê pha để lộ câu nói:

- Hành hung?

- Thằng A mà dám đánh tao à, tao mới là người đập nó như con chó!

- Nhưng tại vì nó ngu, còn dám chống lại cãi cùn, không biết nữ quyền cao hơn luật pháp sao.



Những câu nói này đều bị ghi âm lại và trở thành bằng chứng không thể chối cãi trước tòa.

Lúc này, A mới được thả ra sau 5 năm tù oan và B bị phạt “cực nặng” 100 đô la vì tội tố cáo gian dối.

Kết thúc, Anh chàng A bị đuổi học, thất nghiệp, không học vấn, cả đời chịu án oan trong hồ sơ, c·hết dưới gầm cầu còn cô gái B tiếp tục khóc lóc, than thở bị tòa án xử oan, bị ép buộc, bị thao túng, càng được nhiều tiền và giàu có hơn, sống sung sướng hạnh phúc tới già.

- WTF?

- Cái quái gì vậy?

Trần Tí dù đã chuẩn bị tinh thần với mọi tình huống diễn ra nhưng vẫn chấn kinh với hệ thống luật pháp độc lạ còn hơn Bình Dương này?

- Chuyện này có thể xảy ra sao?

- Làm sao mà trao quyền vu oan vô tội vạ không cần chịu trách nhiệm như thế?

Người nào hiểu về tư pháp đều biết có một nguyên tắc cơ bản là người tố cáo phải chuẩn bị chứng cứ, tố cáo sai phải bị phạt.

Điều này nhằm tránh trường hợp tùy tiện vu oan, tố cáo lung tung để trả thù ác ý.

Trợ lý Hồng rất bình tĩnh đáp lời:

- Cái này tôi không biết, tôi chỉ để cậu xem lại một vụ án điển hình thôi.

Trần Tí thở dài:

- Thật khó có thể tưởng tượng lại tồn tại một xã hội điên cuồng như vậy.

- Bất cứ thứ gì trên thế giới này xuất hiện đều có lý do của nó cả.

- Ví dụ như đất Việt, nhờ lực lượng công an giỏi hàng top thế giới nên không bao giờ xuát hiện tình trạng ngớ ngẩn thế này.

Trần Tí gật đầu:

- Đúng vậy, tôi xem rất nhiều video thời hiện đại ở đất Việt, chưa từng gặp tình trạng củ chuối như vậy.

Trợ Lý Hồng tiếp tục:

- Trên thực tế, nữ quyền độc hại xuất hiện từ những đế quốc tư bản truyền thống dựa trên cơ sở “quyền chi tiêu” và “đẩy mạnh tiêu dùng”.



- Cái gì cũng có lý do của nó cả, bình đẳng giới hay chế độ phụ hệ đều có nguyên nhân, và nữ quyền độc hại cũng vậy.

- Những nước đế quốc tư bản khi phát triển cần kích cầu tiêu dùng, tuy nhiên, trong xã hội thì phụ nữ mới là lực lượng nắm quyền chi tiêu của gia đình và có xu hướng chi tiêu theo cảm xúc.

Như đã nói, đặc thù của các nước tư bản đều sẽ tung gói kích cầu chi tiêu để đạt tăng trưởng kinh tế.

Ngay cả chỉ số GDP được xem là thứ quan trọng nhất cũng là từ chi tiêu mà ra.

[GDP tuy mang tiếng là tổng sản phẩm quốc nội nhưng thực tế là bằng tổng các chi tiêu. Có thể tra thấy công thức dễ dàng:

GDP = C + I + G + NX.

C :chi tiêu cá nhân

I :đầu tư

G :chi tiêu chính phủ

NX cán cân thương mại.]

Trần Tí suy nghĩ cẩn thận, cảm thấy rất có lý:

- Xã hội từ trước tới nay luôn để phụ nữ quản lý tiền trong gia đình và chi tiêu.

- Ngay cả đàn ông chưa lập gia đình cũng phải cung phụng phụ nữ bằng tiền bạc, tặng quà…

- Ví dụ như cùng đi xem phim, nam muốn xem phim Đào, Phở, Piano nhưng nếu nữ nhất quyết đòi xem phim Mai thì cũng buộc phải nhượng bộ.

Bản thân Trần Tí cũng là người có vợ nên anh thừa biết tuy tiền do đàn ông kiếm được nhưng hầu hết chi tiêu đều do phụ nữ quyết định.

Đây là cách xã hội vận hành từ trước tới nay.

- Một người đàn ông có thể sử dụng hai cái quần đùi, hai cái áo thun cùng đôi dép lê là đủ dù có rất nhiều tiền, họ chỉ mua những thứ bản thân sử dụng.

- Nhưng phụ nữ thì khác, cách họ chi tiêu bị tác động rất nhiều bởi truyền thông, cảm xúc nhất thời.

- Họ có thể bỏ rất nhiều tiền để mua một sản phẩm vô hình nào đó không thể sử dụng được.

- Tư bản có một câu nói, tiền của trẻ em và phụ nữ là dễ kiếm nhất, chính vì lý do này.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.