Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 238: Phục kích cầu Liễu Kình (3)



Chương 238: Phục kích cầu Liễu Kình (3)

Lê Thái Học, một binh sĩ bình thường giống bao nhiêu người khác trong q·uân đ·ội Đại Việt.

Anh xuất thân tá điền, quê ở Thái Bình, năm năm trước theo làn sóng cải cách ruộng đất, nhà nước cung cấp cho anh một mảnh ruộng để thích thú cấy cày.

Để ủng hộ triều đình Đại Việt nhân nghĩa, Lê Thái Học xung phong đầu quân, trải qua những ngày huấn luyện khắc khổ để trở thành chiến binh tinh nhuệ thuộc lực lượng tiên phong Đại Việt.

Trước khi Trần Tí nắm quyền, bản thân anh chỉ quanh quẩn với cái cuốc và và mặt đất cằn cỗi, không có vợ vì những cô gái trong làng kéo nhau làm vợ bé, tình nhân cho địa chủ, quý tộc.

Nhờ chính sách loại bỏ, hạn chế giai cấp của Trần Tí mà Lê Thái Học mới có được, vợ đẹp, con xinh, gia tài tích trữ truyền lại đời sau.

Mặc dù không nói ngoài miệng nhưng trong lòng anh luôn luôn thấy biết ơn tổ quốc, biết ơn triều đình, biết ơn đảng, biết ơn lãnh tụ, sẵn sàng xung phong nhận nhiệm vụ hiểm nguy vì độc lập, tự do, vinh quang của đất nước.

Lạch cạch!

Bàn tay thô ráp của anh kéo chốt lên đạn cho súng sau khi hạ gục được một tên địch.

Viên đạn mới đã được đẩy vào vị trí sẵn sàng khai hỏa chỉ với một thao tác tay đơn giản.

Nhưng anh không vội bắn tiếp mà đưa một tay xuống hông, đặt tay lên lựu đạn uốn thẳng chốt an toàn.

Lúc này, đồng đội xung quanh của anh cũng ăn ý làm điều tương tự, chuẩn bị sẵn sàng cho pha t·ấn c·ông b·ằng lựu đạn.

- Anh em ơi!

- Xung phong!

Đột nhiên, chỉ huy Trần Mạnh Kiên bật dậy ở phía trước, vươn tay ra hiệu rồi lao lên đầu tiên, một tay cầm súng với sợi dây treo trên vai để cố định.

Trái tim Lê Thái Học đập thình thịch, anh biết chuyến này cực kỳ nguy hiểm, nhưng lòng trung thành với tổ quốc và nhân dân thúc đẩy anh cất bước tiến lên.

- Xung phong!

Giống như để hỗ trợ lòng can đảm của bản thân, Lê Thái học hét lên trong nhịp bước chạy nước rút.

Xung quanh anh cũng không thiếu đồng đội làm điều tương tự, tất cả nhắm đến đoàn pháo của giặc thù ở phía trước.

Lê Thái Học không cần để ý nhiều, anh nhìn chằm chằm về phía một khẩu pháo gần nhất.

Đó chính là mục tiêu của cả tiểu đội.

Chiến tranh không giống giang hồ chạy loạn, có phân chia mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng.



Bằng chíu!

Bỗng một tên lính Thụy Điển vươn súng ra ngoài, bắn một viên đạn chí mạng hướng về phía anh.

Chỉ thấy một ánh chớp lóe lên, ngay sau đó là cảm giác đau rát tại gò má và lỗ tai.

Viên đạn đi sượt qua đầu anh, để lại hai hết máu hằn sâu trên khuôn mặt.

Bằng!

Bằng!

Bằng!

Liên tiếp là những phát súng bắn trả kịch liệt của phía lính đánh thuê Thụy Điển.

Bộ đội Đại Việt nổ súng áp chế nhưng hiệu quả kém xa lúc ở trên đồi, t·hương v·ong bắt đầu tăng cao.

Bằng!

- Hự!

Một binh sĩ đằng trước trúng đạn gục xuống.

Lê Thái Học lướt lên, muốn cúi xuống xem thế nào thì bị một giọng quát chói tai:

- Cút đi!

- Đừng để ý đến tao!

- Cầm lựu đạn lên, chơi c·hết *** chúng nó!

Những từ ngữ thô tục nghe như đấm vào tai nhưng Lê Thái Học lại biết bên trong ẩn chứa cảm xúc mạnh liệt, nhiệt tình thế nào.

Bộ đội Đại Việt luôn theo chuẩn tắc lấy trợ giúp đồng đội, vì tập thể là ưu tiên hàng đầu.

Nhưng trong tình thế này, rõ ràng tiếp tục tiến lên t·ấn c·ông mới là lựa chọn chính xác.

“Anh Lâm biết nếu không chửi mình thì mình sẽ dừng lại nên rống đuổi đi!”

Suy nghĩ đó lướt qua trong đầu Lê Thái Học trong giây lát, anh nhanh chóng chạy tiếp.



Sau lưng còn vang vọng tiếng nói của anh Lâm:

- Cố lên thằng nhóc!

- Đừng để mất mặt tiểu đội chúng ta!

Những lời gửi gắm như tiếp thêm động lực, Lê Thái Học bật nhanh bứt tốc chạy ra khỏi gốc cây, anh đã có thể nhìn thấy nòng súng nổ đùng đoàng của lính đánh thuê Thụy Điển.

Tình huống giao tranh cực kỳ ác liệt, liên tiếp có chiến sĩ Đại Việt ngã xuống dưới họng súng của đối phương.

Máu đã đổ.

Nhưng không ai bỏ chạy.

Không sợ hãi, không chần chừ!

Lê Thái Học làm theo vô số đồng đội khác, tiến vào tầm bắn của đối phương, tự đặt mình vào nguy hiểm.

Anh dùng tay trái xách súng ngang thắt lưng, mũi súng chếch lên trên.

Chân trái bước lên một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng ném, người hơi cúi về trước, gối trái khuỵu, chân phải thẳng.

Kết hợp lực giữ, kéo của hai tay rút chốt an toàn đã được uốn thẳng từ trước, người và tay phải hơi ngã về phía sau, đồng thời lấy mũi chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải, gối phải hơi chùng.

Những động tác này giúp tối đa hóa lực ném, vận sức toàn thân để đưa lựu đạn đi xa.

Cùng với tiếng gầm của Lê Thái Học, anh sử dụng sức rướn toàn thân, sức bật từ chân, sức vung từ lựu đạn, đem hết tất cả mọi thứ gửi gắm vào trái lựu đạn.

Lựu đạn quay vòng vòng trên không trung xé gió, vẽ ra một cầu vồng toàn thắng xuyên thủng làn mưa đạn ồn ào phía trước.

Giống như kết tinh mọi thứ tinh hoa của một chiến binh dũng cảm, p·hát n·ổ dữ dội thổi bay quân giặc thù lên không trung để sánh vai với bầu trời. (cụ thể là lên thiên đường)

Lê Thái Học không nhìn thấy điều đó.

Anh xoay người theo phía đối diện với v·ụ n·ổ, để lại bóng lưng rắn chắn cho kẻ địch kinh hoảng và sợ hãi.

Trên thực tế, cảnh tượng chiến binh quay lưng với nổ mạnh phía sau thường thấy trong phim ảnh không hoàn toàn là bốc phét.

Đối với chiến binh ném lựu đạn thì đây là động tác tiêu chuẩn sách giáo khoa.

Bởi vì ngay sau đó, việc đầu tiên anh ta phải làm là… chạy!



[Ném lựu đạn xong mà không chạy thì chắc chắn là có kèo nhậu với Diêm Vương, muốn xuống sớm cho kịp giờ hẹn.]

Ầm!

Ầm!

Ầm!

Ầm!

Một loạt t·iếng n·ổ rung trời hủy diệt hoàn toàn số pháo còn lại của Mãn Thanh.

Lính đánh thuê Thụy Điển dù ương ngạnh cỡ nào cũng phải cúi đầu bỏ chạy rút khỏi hiện trường, trơ mắt nhìn dàn pháo đắt giá hàng trăm ngàn lượng bạc biến thành biển lửa, che khuất tầm nhìn.

Cùng lúc này, đội kỵ binh từ thành Nam Ninh cũng chạy tới với cung tên trên tay, hô hào đuổi g·iết.

- Rút lui!

- Rút về rừng!

Lê Thái Học nghe được tiếng hô hoán của Trần Mạnh Kiên, chạy thục mạng về lại đồi.

Trên đường đi, mọi người gặp được đồng đội b·ị t·hương sẽ dìu dắt nhau lẩn trốn.

Cho dù điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chính bản thân họ nhưng tinh thần đồng đội của binh lính Đại Việt là cao hơn tất cả.

Một vài người cắn răn, bỏ lại một câu “giúp tôi gửi di thư” rồi cầm súng bắn trả áp chế, quyết hi sinh tạo cơ hội cho đồng đội rút đi.

Cõng anh Lâm trên vai, Lê Thái Học cắm đầu chạy về phía đường rút lui đã định trước để cứu mạng đồng đội.

Đến khi qua hết ngọn đồi, anh nghe được một loạt t·iếng n·ổ sau lưng, liền biết rằng những chiến hữu quyết tử ở lại cản đường đã cho nổ trận địa mìn để phá hủy súng cối và chặn đường quân địch.

Chiến trường thực tế không giống như trong tiểu thuyết, hi sinh và đổ máu là khó tránh khỏi.

Lê Thái Học không có thời gian chờ lâu, anh liếc nhìn người tiền bối tên Lâm mà cắn răng chạy tiếp.

Anh thầm thề trong lòng:

“Mình sẽ gửi di thư và chăm sóc cho người nhà những đồng đội đã hi sinh.”

Đoàn lính Đại Việt theo sau Trần Mạnh Kiên, trốn chạy với sự truy đuổi gắt gao của giặc Mãn Thanh ở phía sau.

- Chiến tranh không phải trò đùa, chẳng có ai có thể trường sinh bất tử cả.

Trần Tí ngồi tại phòng làm việc, tâm sự trùng trùng đối diện với chồng di thư và danh sách liệt sĩ hi sinh trong chiến dịch giải phóng Quảng Tây.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.