Thụy Điển ở thời hiện đại không phải là một cường quốc mạnh mẽ ở châu âu.
Giống với Thụy Sĩ, Thụy Điển thường được tự hào với sự trung lập chính trị trong các cuộc chiến và những thành tựu kinh tế xã hội, tạo cảm giác như xứ sở thiên đường, hòa bình.
Nhưng ít ai biết được một số mặt tối ví dụ như Thụy Điển nổi tiếng với với chênh lệch giàu nghèo lớn và tỷ lệ t·ội p·hạm, x·ả s·úng cao hàng đầu châu âu.
Tương tự, cũng rất ít người biết về quá khứ hiếu chiến của Thụy Điển.
Trong lịch sử, Thụy Điển từng là cường quốc hùng mạnh, nổi tiếng là ông kẹ xứ Bắc Âu, cuộc sống chỉ quanh quẩn với ăn và đi xâm lược những nước khác.
Thậm chí ở thời cực thịnh, đế quốc Thụy Điển đã chiếm phần lớn châu âu, xâm lược Hà Lan, Đức, Áo, Phần Lan, Nga, Ba Lan, Na Uy…
Nếu như không phải trong một lần máu liều nhiều hơn máu não, hoàng đế Adolf của Thụy Điển đem quân xâm lược sâu vào lãnh thổ Nga để rồi b·ị đ·ánh tan tác chim muông giống anh họa sĩ nào đó thì hiện tại Thụy Điển đã không phải chịu cảnh dân số chưa bằng một phần mười Việt Nam dù lãnh thổ rộng hơn nhiều.
Ở thế giới này, Thụy Điển vừa mới trải qua nhiều thất bại quân cự cay đắng, đứng trước nguy cơ bị những kẻ thù ngày xưa bao vây tiễu trừ, Thụy Điển buộc phải cải tổ lại bộ máy theo hướng hòa bình và trung lập.
Điều này dẫn tới một lượng lớn binh sĩ tinh nhuệ, thiện chiến bậc nhất của bộ máy chính quyền cũ buộc phải bị cắt giảm, trở thành lính đánh thuê lang thang.
Không phải chiến binh nào cũng có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường khi phần lớn cuộc đời gắn bó với chiến trường và khói lửa.
Có thể nói, Lâm Tắc Từ đã rất sáng suốt và may mắn khi thuê được sáu trăm lính tinh nhuệ Thụy Điển chiến đấu cho mình.
Bộp bộp bộp!
Bước chân đều nhịp mười người như một dưới trời nắng chang chang, giẫm lên những hạt sỏi, cục đá rải rác lung tung dưới lòng đường.
Binh sĩ Thụy Điển ngẩng cao đầu, thẳng lưng, tư thế hiên ngang, kiên định, súng ống trang nghiêm đầy đủ, diện mạo không thua gì bộ đội Đại Việt, vừa nhìn đã biết giỏi đánh nhau, toàn thân tỏa ra sát khí.
Chỉ có sáu trăm người nhưng thể hiện ra sự uy h·iếp còn lớn hơn cả vạn tạp binh Mãn Thanh.
Đây chính là đội lính đánh thuê tinh nhuệ nức tiếng trời âu.
Họ chia ra thành nhiều nhóm nhỏ xen lẫn với năm mươi khẩu pháo cần hộ tống.
Ở phía xa, một đội lính tân quân Lục Doanh nháo nhác theo sau giống như kẻ bám đuôi biến thái theo dõi cô nàng xinh đẹp.
Ở Quảng Đông, lúc đội lính Thụy Điển xuất phát, Viên Thế Khải nhạy bén phát hiện q·uân đ·ội Thụy Điển thiện chiến nên đã kiếm cớ cử bốn trăm lính tân quân Lục Doanh đi theo để học lóm chiến thuật.
Mặc dù nghe có vẻ bỉ ổi nhưng hiệu quả tương đối rõ ràng.
Rất nhiều kiến thức như bảo dưỡng súng, thủ thuật ngắm bắn, nạp đạn đều được ghi chép lại vào trong một quyển sổ nhỏ.
- Sếp, tụi nó lại học lóm tụi mình kìa.
Một binh lính Thụy Điển lại nói nhỏ với trưởng quan Thụy điển, tay chỉ về phía tân quân Lục Doanh.
Sĩ quan Thụy Điển ngoái nhìn về sau, quả nhiên bắt gặp một nho sinh cầm bút viết lách, vẽ vời gì đó.
Nếu là trước kia, có lẽ sĩ quan đã quát đuổi đi để đảm bảo bí mật quân sự.
Nhưng hiện tại, đế quốc Thụy Điển cũng đã diệt vong, trở thành con cừu non trong tay các cường quốc xung quanh, cố giữ bí mật gì nữa.
- Mặc kệ đi!
Sĩ quan người Thụy Điển thở dài:
- Cũng chỉ là một chút mẹo vặt thôi, không ảnh hưởng gì tới chúng ta.
- Lo xử lý tốt công việc của mình là được.
- Dù sao chúng cũng cho bạc!
Đúng vậy, Viên Thế Khải đút bạc cho sĩ quan Thụy Điển để đổi lại được phép cử bốn trăm lính “đi cùng” hộ tống.
Đối với lính Thụy Điển đã tới đường cùng đi đánh thuê thì không có lý do gì để từ chối tiền trên trời rơi xuống.
Phía tân quân Lục Doanh cũng tận dụng cơ hội theo sát mọi lúc mọi nơi, moi móc từng chi tiết một để không lãng phí số bạc bỏ ra.
Vậy nên trên đoạn đường hộ tống pháo tới Nam Ninh có hiện tượng rất buồn cười là lính Thụy Điển đi nhà cầu cũng không tự nhiên, cảm giác có ai đó rình mò.
- Cố lên!
- Phía trước đi qua cầu Liễu Kình là gần tới Nam Ninh rồi.
- Chiến trường đang chờ chúng ta.
Sĩ quan người Thụy Điển xác định vị trí của mình trên bản đồ, leo lên ngựa lớn tiếng hô hào gia tăng sĩ khí.
Quả nhiên, cả đám lính Thụy Điển vui mừng phấn khởi, nhịp bước tiến về phía trước.
Đối với lính của đế quốc Thụy Điển, tới chiến trường mới thật sự là về nhà.
Ánh mắt mơ màng về mùi thuốc súng thơm ngon cùng tiếng đạn pháo du dương ngày nào.
Họ không chú ý tới, ở trên núi, có vô số bụi cây biết nói ẩn nấp dưới cành lá xanh mướt mắt.
Ở thời hiện đại, khi nghe lính Mỹ kể về những bụi cây biết nói và quăng lựu đạn, hầu hết người Việt đều cảm giác buồn cười và nghĩ lính Mỹ thật ngốc, có mỗi nấp sau lá cây mà cũng không biết.
Nhưng thực tế ấy là hiểu nhầm nỗi khổ của lính Mĩ.
Khác với trong phim chỉ đặt vài cọng lá trên người cho có, thực tế thì bộ đội Đại Việt ngụy trang cực kỳ kỹ càng.
Trên đồi, năm trăm lính việt nằm tạp xuống mặt đất, trên người đặt nhiều tầng cành lá xen kẽ với những gốc cây rậm rạp.
Khoảng cách xa hàng trăm mét tính từ con đường.
Đội quân giữ im lặng không một tiếng động, dù kiến bò, muỗi đốt cũng phải cắn răng chịu đựng.
Đứng ở phía ngoài, cho dù có cầm kính soi thật kỹ cũng không thể nhìn thấy bất kỳ điều gì bất thường chứ đừng nói bằng mắt.
Trong tầm nhìn của binh sĩ Thụy Điển, ngọn đồi này thậm chí còn thơ mộng, xinh đẹp, rất hợp để leo núi nữa là đằng khác.
Trần Mạnh Kiên nằm sát ở phía trước nhất để quan sát.
Trên đầu, trên lưng, và chân của anh đều có cành cây ngụy trang.
Phía sau lưng không xa là trận địa pháo cối được chôn dưới mặt đất và phủ lá cây.
Binh lính đều đã cầm súng lên đạn sẵn sàng.
- Địch tới rồi!
Theo tiếng Mạnh Kiên lẩm bẩm, sĩ quan trưởng cưỡi ngựa của Thụy Điển xuất hiện trước tiên.
Ở đằng sau là một đội lính khoảng hai chục người đi bộ và khẩu pháo kéo bằng ngựa thồ.
Họ di chuyển khá thong dong bởi vì đã tới gần địa phận của Nam Ninh.
Chỉ cần khoảng mười, mười lăm phút nữa là sẽ gặp đội tiếp ứng của Lâm Tắc Từ.
Về mặt lý thuyết, phục kích là chuyện rất khó xảy ra vì đội biệt kích sẽ tự đặt mình vào thế cực kỳ nguy hiểm.
Họ không biết q·uân đ·ội nhân dân của Đại Việt chiến đấu vì tổ quốc, vì dân tộc, chưa bao giờ ngần ngại trước những nhiệm vụ khó khăn, gian khổ.
Thậm chí sĩ quan người Thụy Điển còn thảnh thơi rít điếu thuốc, trong đầu suy nghĩ bữa tiếp theo kiếm đâu ra miếng thịt bò cho ấm người.
Nếu nổ súng lúc này, Trần Mạnh Kiên chắc chắn sẽ tiêu diệt được sĩ quan người Thụy Điển.
Nhưng anh không làm vậy.
Quân đội chuyên nghiệp thời hiện đại có cơ chế tiếp quyền chỉ huy rất rõ ràng.
Ví dụ như đội trưởng c·hết thì sẽ có người sẵn sàng thay thế tiếp tục chiến đấu ngay.
- Mình cần phải chờ tới giữa đoàn, lúc mà đội hình của họ dễ bị cắt làm đôi, tiến thoái lưỡng nan.
- Bọn họ có đông lính và trang bị tốt, cần phải nắm chắc thời cơ.