Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 233: Trận Nam Ninh (6)



Chương 233: Trận Nam Ninh (6)

Tên giặc đi đầu vượt qua xác của đồng đội, nhanh chóng tiến sát về phía người lính Đại Việt.

Anh bộ đội có thể trông thấy cọng rau còn dính trên răng của đối phương cùng với ánh đao sáng loáng giơ cao dưới ánh mặt trời.

Với tư cách là binh lính chuyên nhiệp, anh nhận ra đối phương không hề biết võ thuật mà chỉ chém bừa theo bản năng, đường đao lỏng lẻo, yếu ớt vô cùng.

Chớp thời cơ, nhân lúc đối phương không kịp tới gần, anh lính Đại Việt không lùi mà tiến tới, dùng lưỡi lê đâm trúng vào trái tim của đối phương.

Biến cố bất ngờ khiến tên lính Mãn Thanh bị hớ, bàn tay cầm Đao không kịp chém xuống.

Đầu gã rũ xuống yếu ớt, bị anh bộ đội đạp một cái ngã oặt lăn quay, c·hết không nhắm mắt.

Bốn n·gười c·hết thảm chỉ trong chớp mắt, lập tức khiến sĩ khí của gã sau cùng tụt xuống bằng không.

Hắn run rẩy nhìn ba mũi lưỡi lê bao vây cùng vỏ đạn lách cách rơi xuống đất sau khi kéo chốt, vội vàng vứt đao quỳ xuống đầu hàng:

- Đừng g·iết tôi!

- Đừng g·iết tôi!

- Tôi đầu hàng!

Dưới áp lực của t·ử v·ong kề sát bên người, tên này chỉ biết khóc lóc cầu xin, hoàn toàn không có suy nghĩ liều c·hết chống cự ban đầu.

Tình cảnh tương tự diễn ra khắp nơi trên đất nam Ninh.

Có kẻ cố thủ trong nhà, bị bộ đội Đại Việt đạp cửa xông vào sau nhiều lần gõ cửa mà không trả lời.

Bọn chúng nghĩ trốn sẽ không sao là nhầm to,

Cũng tồn lại loại đáng ghét, dùng phụ nữ, trẻ em làm con tin chặn trước người hơi khó giải quyết và phải nhờ tới lính bắn tỉa.

Con tin sau khi được giải cứu liền quỳ lạy cảm ơn, cực kỳ hối hận vì tin lời dụ dỗ của những kẻ khốn nạn, không chịu rời đi.



Đối với họ, bộ đội Đại Việt giao cho hậu phương phía sau kiểm tra, tập trung xử lý, đảm bảo an toàn cho thường dân vô tội.

Đặc thù nhất là các pháo đài kiên cố do quý tộc, địa chủ dẫn đầu, ảo tưởng dựa vào thế lực nhỏ bé của bản thân đòi đánh tay đôi với Đại Việt.

Không hiểu chúng lấy đâu ra tự tin để nghĩ rằng Đại Việt sẽ sợ thân phận quý tộc của chúng mà tránh né, chịu thua.

Kết quả là bị đạn pháo san bằng thành bình địa.

Trên thực tế, Đại Việt là q·uân đ·ội nhân dân, không tùy tiện pháo kích bậy bạ vào khu vực dân sự để tránh tổn thương dân thường vô tội chứ nếu áp dụng chiến lược d·iệt c·hủng, chuyên nhằm vào phụ nữ, trẻ em mà g·iết giống các nước “siêu tự do” “siêu dân chủ” nào đó thì đã khác.

Nhưng điểm chung lại vẫn là áp đảo hoàn toàn cho phía Đại Việt nhờ khả năng tác chiến, huấn luyện kỹ lưỡng.

Thực ra, người hiểu quân sự thì biết c·hiến t·ranh thành phố là ác mộng đối với tân binh.

Môi trường nhà cửa san sát, nhiều vị trí che khuất tầm nhìn yêu cầu lực lượng q·uân đ·ội tinh nhuệ được huấn luyện kỹ càng mới có thể chiến đấu hiệu quả.

Trong khi đó, Mãn Thanh rệu rã lâu ngày, phần lớn binh lực chưa qua huấn luyện và trưng binh trực tiếp từ ruộng nên càng phế hơn trong c·hiến t·ranh đô thị.

Người Mãn Thanh suy nghĩ đơn giản rằng Đại Việt có lợi thế hỏa khí, chỉ cần ép chiến đấu trong khu vực chật hẹp trong nhà là hoàn toàn sai lầm.

Ngược lại, càng nấp trong nhà càng dễ bị hỏa lực bao vây chặn cửa, không còn cơ hội trốn thoát.

Mọi sự ngoan cố chống cự đều phải trả giá bằng mạng sống.

Tất nhiên, cũng không thiếu trường hợp cả đám ôm nhau đầu hàng, chờ được áp giải về tuyến sau cải tạo tư tưởng.

Đoàn tù binh lũ lượt ủ rũ dời gót về phương nam, chúng từng ảo tưởng sẽ trở thành anh hùng trong tiểu thuyết nhưng thực tế chỉ là gã đần phim hài.

Trên đường đi, họ nhìn thấy những đội lính Thiên Long Nhân cắt bím tóc, tự xưng mình lực lượng khởi nghĩa tiến vào Nam Ninh.

Đội lính khởi nghĩa tinh thần phấn chấn, mặt mày sáng sủa, tự tin ngẩng cao đầu, hoàn toàn khác với vẻ nô tài, chó săn của đám người từ Nam Ninh đi ra.

Trên thân họ mặc quần áo cách tân của văn hóa truyền thống, khác hẳn với trang phục người mãn gần đây.



Nhận thấy đoàn tù binh thảm hại, họ xúm lại chỉ chỏ:

- Thấy không, đó đều là lũ Long gian bán nước, quỳ liếm dưới chân người Mãn và tây dương.

- Nhìn hèn thật, đi đường cũng phải còng lưng xuống, giống như sợ bị “bát kỳ lão gia” nhìn thấy vậy.

- Nhục, nhục quá!

- Mẹ kiếp, chính là vì long gian nhiều thế này nên Long Quốc chúng ta mới bị ngoại bang nô dịch.

- Đúng vậy, may mắn nhờ có các chú bộ đội Đại Việt tới giải cứu thì chúng ta mới có thể giành lại tài sản của mình.

Khi nhắc đến bộ đội Đại Việt, không thiếu người lộ ra ánh sáng sùng bái, thần tượng trong mắt.

Hiển nhiên, không thiếu Long Nhân cảm thấy cảm ơn Đại Việt và quyết định dấn thân vào sự nghiệp phản Thanh.

Long Nhân không giống với dân Dưa Lạc, tối thiểu nhất đủ thông minh để biết ai tốt với mình.

Một vài người Thanh nghe bọn chúng chỉ chỏ nói chuyện, tức giận mắng:

- Chúng mày đều là đồ ăn cây táo rào cây sung, không biết trung quân ái quốc gì cả.

- Rõ ràng là con dân Đại Thanh lại phản đối triều đình, bệ hạ, tội đang muôn c·hết.

- Lại còn Long Quốc, Long Nhân gì chứ, làm gì tồn tại.

- Chủng tộc hạ đẳng như chúng ta chỉ xứng đáng làm nô tài cho tây dương và bát kỳ lão gia.

Đây là một nô tài tử trung với Mãn Thanh.

Bởi vì nhà Thanh cổ xúy tư tưởng quỳ liếm dưới chân ngoại bang là vinh hạnh nên không thiếu người bị tẩy não, mong mỏi trở thành nô lệ, thuộc địa giống như một con chó trung thành của kẻ khác.

Những lời này tất nhiên chọc giận các Long Nhân đã giác ngộ “mặt trời chân lý chói qua tim”.



- Câm miệng!

- Loại bán nước cầu vinh, nhận giặc làm cha, rước voi giày mả tổ!

- Bọn tao thấy nhục nhã khi bị xem chung giống loài với lũ hạ tiện chúng mày.

- Hừ, bọn tao bây giờ là Long Nhân của Long Quốc, đã ở địa vị khác rồi, không giống tụi mày.

Những Thiên Long Nhân giác ngộ cách mạng vì để ngăn cách bản thân thân với đám long gian thần phục tây dương và Mãn Thanh đã tự bỏ chữ “Thiên” trở thành Long Quốc và Long Quốc Nhân.

Đồng thời cũng ngụ ý rằng Long Quốc Nhân phải khiêm tốn, chân thành đối xử với các nước khác, không còn tự cho bản thân là thiên triều thượng quốc nữa.

Đây là ý tưởng của Trương Ái Lan, cô ta nói rằng: “Chúng ta đã suy yếu tới mức phải dựa vào những người bạn Đại Việt cứu giúp, lấy cái gì để tự nhận mình là “thiên” không biết nhục sao?”

Hai bên có lý tưởng khác nhau rõ ràng, xảy ra xung đột, cãi vã với nhau.

Nhưng phía Long Nhân rõ ràng uy thế mạnh hơn, hùng hổ xông tới vung nắm đấm, dọa cho đám nô tài Mãn Thanh sợ són ra quần.

Phải chờ tới binh lính Đại Việt điều giải thì mới tạm tách ra.

- Hừ, không nể mặt bộ đội Địa Việt thì tao xé xác tụi mày ra!

Một Long Nhân hùng hổ trừng mắt nhìn đám long gian thảm hại, sau đó nói nhỏ bên tai Đại ca:

- Trần đại ca!

- Chúng ta vào làm thịt hết đám Long Gian này đi, nhìn ngứa cả mắt.

- Suốt ngày tự nhận nô tài, nô tài, làm chó cho người Mãn và tây dương lâu quá nên lú rồi.

Trên thực tế, người thù hằn quý tộc Mãn Thanh nhất không phải bộ đội Đại Việt mà là tiện dân bị triều đình Đại Thanh áp bức, bóc lột, sống không bằng c·hết.

Đại Việt chỉ đơn thuần muốn giải phóng dân chúng vô tội, đưa thành phần bất hảo đi cải tạo nhưng riêng Long Quốc Nhân thì chưa chắc hiền lành như vậy.

Phải biết, triều đình nhà Thanh duy trì chế độ phân chia giai cấp cực kỳ hà khắc, coi Long Quốc Nhân không khác gì súc vật, nuôi nhốt trong chuồng.

Long Quốc Nhân không thù mới là lạ.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.