Người Đại Ca im lặng một hồi, ông ta tên là Trần Cận Bắc, từng làm thành viên phản thanh tích cực trong Thiên Địa Hội.
[Thiên địa hội: tổ chức phản thanh, sau này bị hủ hóa thay đổi tư tưởng ban đầu.]
Bởi vì một lòng chỉ muốn chống lại Mãn Thanh nên Trần Cận Bắc có mâu thuẫn với Trịnh Thành Công, một kẻ mãng phu có xuất thân hải tặc với tư tưởng đầu hàng Mãn Thanh.
Trong một lần ra ngoài làm việc, Trận Cận Bắc bị Trịnh Thành Công bán đứng, rơi vào vòng vây của giặc thù.
Long gian cùng binh lính Mãn Thanh bố trí thiên la địa võng, bao vây gắt gao, khiến cho phe Trần Cận Bắc tổn thật cực lớn.
Cuối cùng, Trận Cận Bắc liều mạng trốn tới Quảng Tây, vô tình được binh lính Đại Việt cứu giúp.
Kể từ đó, Trần Cận Bắc được giác ngộ, bắt đầu có được giấc mơ phục hưng Long Quốc với sự giúp đỡ của Đại Việt.
Trước đó, Trần Cận Bắc vốn lòng mang suy nghĩ ôn hòa nhưng sau khi bị long gian bán đứng suýt c·hết thì ông đã nhìn ra bản chất của vấn đề.
“Quý tộc Mãn Thanh đều là đám lòng lang dạ sói, c·hết chưa hết tội nhưng long gian mới trở thành lực lượng cốt lõi biến Long nhân thành heo chó, nô lệ.”
Tuy vậy, Trần Cận Bắc không vội t·ruy s·át Long gian mà suy nghĩ kín kẽ hơn:
- Từ từ, chúng ta còn phải xem tướng quân Nguyễn Chí Thanh nghĩ thế nào nữa.
- Đừng vội làm loạn, có thể phá hỏng đại kế kháng Thanh lâu dài.
Trần Cận Bắc từng làm tổng đà chủ nên suy nghĩ sâu rộng hơn nhiều.
Chiến trường thực tế không giống trong tiểu thuyết, mỗi một mạng sống đều có giá trị, ích lợi riêng.
Đừng thấy nhân vật chính g·iết người như ngóe, cảm giác sướng mà tưởng nhầm, chỉ cần bạn đổi góc nhìn sang người vô tội bị hại là sẽ thấy có rất nhiều bất cập.
- Đại ca, đúng là suy nghĩ chu đáo, em không thể so được.
- Bớt nịnh đi, giờ đi gặp Nguyễn tướng quân xem ông ấy nói thế nào.
Trần Cận Bắc dặn dò đội ngũ chờ ở rìa ngoài rồi đi tới chỗ Nguyễn chí Thanh hỏi chuyện.
- Dừng lại, khu vực đặc thù, người không có nhiệm vụ miễn lại gần.
Một binh lính Đại Việt đeo súng trên vai, giơ một tay ngăn lại.
Phía sau anh ta là thanh chắn cùng đội lính bảo vệ, trang bị cả súng máy và pháo cỡ nhỏ trong bốt.
Trần Cận Bắc không ngạc nhiên chút nào, bình tĩnh lấy từ trong người ra một bức thư giới thiệu có đóng dấu đàng hoàng.
- Chào anh, chúng tôi có nhiệm vụ cần gặp tướng quân.
Đây là giấy mà bộ chỉ huy quân sự Đại Việt cấp cho một số nhân vật đặc thù mang theo nhiệm vụ.
Trần Cận Bắc là chỉ huy của lực lượng tám ngàn Long Quốc Nhân hỗ trợ Đại Việt nên mới có được tờ giấy này.
Thực tế không giống trên phim, tướng quân thời chiến cực kỳ quan trọng, phải có giấy tờ đàng hoàng chứ không phải muốn gặp là gặp.
Anh lính Đại Việt kiểm tra kỹ lưỡng rồi mới cho qua.
Nhưng đây chưa phải là hết, trên đường đi, Trần Cận Bắc nhìn thấy một chốt kiểm tra nữa, lính đi tuần dày đặc tầng tầng lớp lớp.
Vượt qua tất cả vẫn chưa được phép gặp tướng quân ngay mà phải vào phòng chờ.
Mặc dù khá phiền phức nhưng Trần Cận Bắc không bất mãn chút nào.
Nên nhớ đây là chiến trường, bên ngoài kia biết bao nhiêu người lăm le á·m s·át tướng lĩnh chỉ huy của Đại Việt, cẩn thận như thế này mới đúng.
Nếu lơ là, một khi có vấn đề xảy ra thì hậu quả không thể đo đếm được.
Ngồi chờ hơi nhàm chán, Trần Cận Bắc liếc xuống dưới đồi, nhìn cảnh đầu bếp dùng nồi lớn chuẩn bị đồ ăn cho bộ đội.
Ông ta cũng thấy được cảnh một số tân binh được huấn luyện tập bắn súng.
Nhưng thứ mà Trần Cận Bắc chú ý nhất là dàn pháo hạng nặng đang đứng phơi nắng.
Cục sắt ù lỳ ấy lại là thứ làm ông ta thèm nhỏ dãi, nằm mơ cũng muốn ôm vào lòng.
Là người đích thân ra chiến trường nhìn thấy cảnh chiến hào Nam Ninh bị phá hủy, Trần Cận Bắc hiểu rất rõ ràng những khối sắt lạnh lẽo kia mạnh mẽ đầy mê hoặc thế nào.
Nòng phá, to dài, oai vệ giống như mời gọi những bậc nam nhi chân chính sờ soạng.
Trận Cận Bắc rất thèm nhưng không dám sờ mó vào.
Bởi vì nhìn bằng mắt thường cũng biết đây là v·ũ k·hí trọng yếu của Đại Việt.
Giống như người tây dương, bán cho loại súng cùi bắp nhất, rỉ sét bán đồng nát nhưng cũng phải bỏ này, giấu kia để ngăn cản người khác chế tạo.
[Trong lịch sử, người tây dương từng đặt ra yêu cầu bắt Mãn Thanh phải mua v·ũ k·hí để trang bị cho lính tây dương với chỉ huy người tây.
Nghĩa là q·uân đ·ội là của nước ngoài, theo chỉ huy của người ngước ngoài nhưng v·ũ k·hí và tiền lương thì do Đại Thanh trả.
Nghe có vẻ rất củ chuối, tiểu thuyết cũng không dám viết não tàn như vậy nhưng đây là sự kiện thực tế đã diễn ra trong lịch sử, thậm chí ngay cả thời hiện đại vẫn có nhiều nước phải chi khoản tiền lớn để trả lương, mua v·ũ k·hí cho q·uân đ·ội nước khác đóng quân ngay trên lãnh thổ quốc gia mình. (cụ thể là ai thì tự tìm hiểu nhé, tránh bàn chính trị).]
“Thứ v·ũ k·hí khủng kh·iếp thế này, làm sao mà có thể cho người ngoài tiếp cận được.”
Trần Cận Bắc thầm nghĩ trong lòng, thậm chí đến ngay cả hỏi mua cũng không dám.
Ông ta cho rằng Đại Việt dù dễ chịu tới mức nào cũng sẽ không dễ dàng bán đi đại pháo tân tiến như vậy.
Nhưng đột nhiên một giọng nói trầm ấm vang lên sau lưng:
- Trần tổng đà chủ có vẻ thích pháo!
- Muốn không, chúng tôi bán cho mấy khẩu?
Cả đám người giật mình quay ngoắt lại, không biết Nguyễn Chí Thanh đã có mặt ở sau lưng từ lúc nào.
- Thế nào?
- Bỏ lỡ cơ hội, lần sau không có nha.
Nhìn thấy nụ cười trên môi Nguyễn chí Thanh, Trần Cận bắc vẫn không dám tin đó là sự thật, hơi run giọng hỏi:
- Chúng tôi thật sự được phép mua sao?
- Được chứ!
- Sao lại không?
- Chúng ta đang là đồng minh giúp đỡ lẫn nhau mà!
Trần Cận Bắc thể hiện thái độ rất dễ chịu, khiến đoàn người Long Quốc Nhân cảm giác cứ như có búa với liềm chói lóa đằng sạu.
Trên thực tế, Đại Việt không phải kiểu đế quốc tư bản hét giá cho cao kiếm lời cắt cổ nên sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Đặc thù của xã hội chủ nghĩa là công nghiệp quân sự phục vụ quốc gia và không lợi dụng c·hiến t·ranh để bán v·ũ k·hí.
Giống như Liên Xô cũ, từng thật lòng giúp nhiều quốc gia trong khối trở thành siêu cường quân sự với công nghệ, v·ũ k·hí hàng đầu, hỗ trợ về cả kỹ thuật, dây chuyền, nhà xưởng để các nước yếu hơn tự mình phát triển, chế tạo chứ không hạn chế, bắt phải nhập khẩu v·ũ k·hí để làm giàu cho bản thân.
[Ví dụ một nước:
Sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia U nào đó đã kế thừa v·ũ k·hí trang bị tiên tiến và vật tư dự trữ chiến lược của Liên Xô cũ, trong đó bao gồm 6.500 xe tăng, 7.150 xe bọc thép, 1.500 máy bay, 350 t·àu c·hiến, 1.272 đầu đạn h·ạt n·hân sử dụng cho t·ên l·ửa xuyên lục địa, 2.500 v·ũ k·hí h·ạt nhân chiến thuật, bao gồm cả khoa học kỹ thuật, nhà xưởng, công nghệ chế tạo của những v·ũ k·hí nói trên cũng được để lại.
Để mọi người dễ hình dung, thì có thể so sánh như sau: Trải qua ba mươi năm phấn đấu, tổng số tất cả v·ũ k·hí h·ạt nhân của những nước khác ngoài Nga, Mỹ (bao gồm Anh, Pháp, Trung, Ấn, Pakistan, Triều Tiên, Israel… cộng lại gần bằng một nửa số v·ũ k·hí h·ạt nhân mà anh U ấy có ở 30 năm trước.) Một mình cân cả đống siêu cường quốc dù chấp ba mươi năm, mạnh vãi linh hồn~.
Bởi vì sau này ăn bánh vẽ nhiều quá, lại còn để chúa hề lên tấu hài quá nên mọi người thường hay nhầm tưởng U yếu mà không biết U đã từng là siêu cường quân sự dưới sự giúp đỡ của Liên Xô.]
Vậy nên, việc Trần Tí giúp đỡ Trần Cận Bắc xây dựng q·uân đ·ội là chuyện hoàn toàn bình thường, nhằm mục đích đôi bên cùng có lợi, đôi lúc ki bo, kẹt xỉ quá sẽ tự hại chính mình.
Tất nhiên, Trần Tí cũng giới hạn lại trong phạm vi nhất định vì đã có ví dụ “sự nuông chiều tạo ra kẻ vô ơn” ngay bên trên.