Tuy Trần Chân là võ tướng thẳng tính nhưng cũng biết lúc này nên cúi đầu nhận sai.
Còn trong lòng có phục hay không thì khó mà nói.
Trần Tí biết mình còn nhỏ tuổi, nếu nói suông sẽ khó lòng thuyết phục người khác nên đứng dậy, chắp tay sau lưng tới bản đồ và nói:
- Ta đã để Trần tướng quân cử người đi điều tra ở hậu phương giặc Hồ.
- Dựa theo kết quả điều tra, chúng ta sẽ có cách xử lý khác nhau.
- Trường hợp thứ nhất, giặc Hồ chỉ tung hỏa mù, thực tế q·uân đ·ội yếu ớt và ít ỏi, vậy thì chúng ta sẽ tập trung tập đoàn quân lớn, t·ấn c·ông trực diện.
- Trường hợp thứ hai, nếu giặc Hồ đúng như châu phó Tạ Tấn dự đoán, đồn trú hơn một vạn binh lực ở thành Đại Lãnh.
- Như vậy, dựa theo nguyên tắc chủ thứ, pháo đài Diên Khánh sẽ tập trung khoảng ba vạn tinh binh.
- Toàn bộ châu Khánh Hòa có khoảng năm vạn binh lực.
- Và giặc Hồ không thể nào dồn hết mọi thứ ở đây được.
- Căn cứ chính ở Sài Gòn - Gia Định sẽ trấn giữ gấp đôi số lượng tiền tuyến, khoảng cỡ 10 vạn binh.
- Các khu vực bố phòng còn lại sẽ chiếm khoảng năm vạn binh lực.
- Tổng binh lực hai mươi vạn, cộng thêm phu phen, lao dịch, thợ thuyền phục vụ, các khanh cũng là trọng thần triều đình, chắc chắn hiểu nó mang ý nghĩa gì.
- Chỉ cần Hồ tặc dám phát điên như vậy, chúng ta chỉ cần thổi một ngọn lửa là khởi nghĩa nông dân sẽ bùng lên khắp nơi.
Trần Tí diễn giải xong, quay lại chứng kiến cảnh các vị tướng quân trợn mắt há hốc mồm.
Cảm giác giống như một đám học sinh lưu ban học bổ túc chứng kiến tuyển thủ thi ô lym pic quốc tế về giải đề cho vậy.
Trên thực tế, Trần Tí là dựa vào có trợ lý Hồng phân tích sẵn cùng Mật Viện cung cấp thông tin mới có thể suy luận ngược lại.
Đã có kết quả trước thì việc suy tính để hợp lý hóa hệ thống bố phòng của Hồ Mị Ly từ một chi tiết nhỏ như vậy dễ hơn rất nhiều.
Nhưng các tướng lĩnh nhà Trần không biết, họ chỉ có thể cúi rạp đầu thán phục:
- Bệ hạ quả thật là chân mệnh thiên tử, tài đức vô song, hạ thần chỉ có thể bó tay chịu thua.
Những người khác cũng cúi đầu theo:
- Bệ hạ đại tài!
Trần Tí cảm thấy mục đích khiến những người khác tin phục đã đạt tới liền xua tay:
- Các khanh quá lời, đây là chuyện rất đơn giản.
- Quay trở lại vấn đề.
- Ở trường hợp thứ hai, trẫm thấy vẫn nên dùng kế hoạch đường vòng ra đằng sau thành Đại Lãnh.
- Nhưng thay vì đường biển, chúng ta sẽ chia ra từng nhóm lính nhỏ, mang theo bánh tráng và thịt thưng đi xuyên qua dãy núi Đại Lãnh, sau đó tập kết lại, cắt đứt đường lui quân địch, thực hiện lối đánh du kích để chặn lương thực trong thành.
- Giặc Hồ phát điên phát rồ bóc lột dân chúng như vậy, chắc chắn sẽ bị người người oán hận, trợ giúp quân ta chống giặc.
- Hơn nữa, thành Đại Lãnh không lớn nhưng lại đồn trú nhiều q·uân đ·ội, chỉ cần chặn đứng lương thực, chặn nguồn nước, chưa đầy mười ngày sẽ phải nhịn đói quy hàng.
Mười ngày lương thực là do trợ lý Hồng tính toán dựa trên thông tin từ mật viện.
[Binh lực đồn trú thành Đại Lãnh:
Bộ binh hạng nặng: 10.000 lính, tổng điểm t·ấn c·ông ước tính: 450.000 điểm, tổng điểm phòng thủ ước tính, 550.000 điểm, tiêu hao lương thực 5 tấn/ ngày.
Cung binh: 1.500 lính, tổng điểm t·ấn c·ông ước tính: 45.000 điểm, tổng điểm phòng thủ ước tính, 60.000 điểm, tiêu hao lương thực 1 tấn/ ngày.
Lính bắn súng: 500 lính, tổng điểm t·ấn c·ông ước tính 25.000 điểm, tổng điểm phòng thủ ước tính: 25.000 điểm, tiêu hao hương thực 0,25 tấn/ ngày.
Súng thần công (pháo): 10 khẩu.
Tường thành: Cao, chắc, hào sâu, ước tính có thể tăng 50% sức điểm phòng ngự của quân phòng thủ.
Kho dự trữ lương thực: 70 tấn, yêu cầu vận chuyển lương thực liên tục, nếu không sẽ cạn sau mười ngày.]
Trần Tí thật sự không hiểu ý đồ tướng lãnh bên phía Hồ Mị Ly là gì khi tập trung một lượng lớn quân đồn trú trong tòa thành bé xíu.
Tấn công thì chưa đủ lực, phòng thủ lại thừa thải.
Nếu là anh, với địa hình thế này chỉ cần đồn trú khoảng một ngàn lính hoặc căng kèo hai ngàn đã đủ để đạt được yếu tố chiến lược rồi.
Lính đông chưa chắc đã có lợi, giống như lúc này, đoạn lương mười ngày là c·hết đói ráo.
Hoặc vụ c·ướp b·óc vào Tuy Hòa trước đó, đột nhiên xông vào c·ướp b·óc, đánh rắn động cỏ một cách khó hiểu rồi im lìm.
Nhưng ở vị trí đối thủ thì tất nhiên càng ngáo càng tốt.
Kế hoạch do Trần Tí đưa ra về mặt đại cương vẫn là tránh cường công thành Đại Lãnh mà vòng sau để cắt đứt lương thực tiếp ứng.
Nhưng khác ở chỗ học tập bộ đội cụ hồ thực hiện c·hiến t·ranh du kích dựa vào nhân dân, và thông qua rừng núi hiểm trở yểm hộ, tránh đụng độ trực diện với hải quân hùng mạnh phe địch.
Hoàn cảnh giống y hệt như thời hiện đại trong thời kháng chiến chống Mỹ khi kẻ địch áp đảo về hải quân, không quân.
Đây là một tư tưởng c·hiến t·ranh vượt thời đại, Trần Tí vì lo lắng những người khác không hiểu nên cố ý viết ra giấy thành giấy, phát cho mỗi người hai bộ:
[Chiến tranh du kích:
Du kích như cá, dân chúng như nước.
Cá không có nước thì cá c·hết, du kích không có dân chúng thì du kích c·hết.
Tránh đánh nơi "kiên cố" không đánh những trận gay gắt khó khăn, không rõ địch tình, không đánh; liên hiệp dân chúng để phong tỏa và đánh úp địch quân; tránh chỗ rắn, nắn chỗ mềm; chỉ phương đông, đánh phương tây…]
[Chiến tranh nhân dân:
Bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ đều phải trở thành chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, là trực tiếp quyết định.
Trong cuộc c·hiến t·ranh toàn diện, các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa... không bao giờ tách rời nhau mà luôn tác động, hỗ trợ lẫn nhau
…]
Mới đầu, các vị tướng lĩnh còn khinh thường, cảm thấy binh pháp gì mình chưa học qua.
Nhưng đến khi đọc sâu và thấu hiểu những tinh hoa trong đó thì chỉ có thể há to miệng kinh ngạc vì những tư tưởng vĩ đại, khó lường.
- Đây là binh pháp gì, vì sao tương tự như những chiến dịch của Đức Thánh Trần.
- Đúng vậy, rất giống và thậm chí còn phát triển nâng cao hơn nữa, bổ sung thêm nhiều yếu điểm.
- Thật tuyệt vời!
Những “bí kíp võ công” tuyệt thế này giống như mở mang một cánh cửa mới các tướng nhà Trần say mê trong đó, mất ăn mất ngủ, chỉ hận không thể gặp được sớm hơn.
Mỗi khi hỏi về tác giả của những chiến thuật này, Trần tí chỉ cười: “đây là bậc vĩ nhân mà nhân gian ít có, mỗi lần xuất hiện đều mang theo sứ mệnh lịch sử.”
Vua quan nhà Trần ngầm hiểu rằng đây chính là tiên thánh ở trên trời, mang trong mình trí tuệ ít ai sánh bằng.
Và họ được Trần Tí truyền dạy “tiên pháp” là để vâng theo mệnh trời, cứu khổ vạn dân, dẹp tan giặc cỏ, quét nạn ngoại xâm.
Kể từ đây, toàn bộ tướng lãnh đều tin phục theo Trần Tí, coi anh như một thống soái thực thụ và một lòng muốn phục vụ nhân dân, tuân theo ý trời.
Nhiều ngày sau đó, các binh sĩ thường xuyên nhìn thấy tướng lĩnh cứ hay đăm chiêu đọc một quyển sách, khi thì trầm tư suy nghĩ, khi thì bỗng vỗ đùi cười ha ha khoái chí, kỳ quặc vô cùng.
Thậm chí có một vài tin đồn bóng gió nói rằng các vị tướng quân đang thỉnh thần phụ thể, chuẩn bị đại chiến mấy một địch trăm.
Tin đồn thịnh hành đến mức có nhiều lính cũng lén theo muốn học “bí thuật” dẫn đến nhiều chuyện dở khóc dở cười sau này.