Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 21: Hội nghị quân sự



Chương 21: Hội nghị quân sự

Chờ ông ấy đi rồi, Trần Hưng Bang mới lại gần hỏi:

- Bệ hạ, người không giận châu phó Tạ nói lời khó nghe và đến muộn, không ra chào đón bệ hạ sao?

- Không sao, Tạ Tấn cũng chỉ muốn lo cho trẫm.

- Người nhỏ mọn thì sao có thể làm được việc lớn.

- Với lại ta xem Tạ Tấn hiểu biết chiến sự như vậy, ắt hẳn là kiểu người chăm lo chính vụ, không phải kiểu bỏ bê công việc.

Trần Hưng Bang cúi đầu khâm phục:

- Bệ hạ quả là bậc thánh minh chân mệnh thiên tử.

Đây không phải là lời nói nịnh bợ, Trần hưng Bang đã từng chứng kiến nhiều người có một chút chức quyền, bắt đầu vênh váo, không coi người khác ra gì, chỉ cần có kẻ can gián sẽ giận dữ trừng phạt.

Chỉ mới là quan nhỏ đã thế, làm tới vua mà còn giữ được tấm lòng rộng lượng quả thực rất khó.

Trần Tí chỉ cười mỉm không đáp lời, cùng với Trần Hưng Bang trở về phòng tuyến Vũng Rô để họp bàn chiến sự.

Tối hôm đó, đèn đuốc sáng trưng.

Trần Tí cùng Trần Hưng Bang, Trần Chân, châu trưởng Phú Yên Dương Trung Quốc, thống lĩnh Vệ Nghĩa Quân Trần Khả Nhân và nhiều tướng lĩnh khác hội họp trong nhà chỉ huy.

Mặc dù Trần Tí trên danh nghĩa là thống soái tối cao nhưng bởi vì tuổi nhỏ và chưa có kinh nghiệm nên chỉ ngồi ở vị trí chủ vị để dự.

Trần Chân mới là người chủ trì.

- Bẩm bệ hạ, thần xin được phép bắt đầu.

- Ái khanh bắt đầu đi!

Trần Chân chắp tay rồi sau đó dùng cây gỗ dài chỉ vào bản đồ bằng giấy được treo ngang phía đối diện:



- Dựa theo phân bố trên bản đồ, lực lượng phòng tuyến Vũng Rô của chúng ta có tổng cộng sáu ngàn người, trở thành chốt chặn ngay trên Đèo Cả hiểm trở, giúp bảo vệ không cho quân địch tràn sang một cách ồ ạt.

- Tuy nhiên, quân địch nắm giữ lợi thế về chiến thuyền mạnh mẽ, có thể thông qua đường biển tập kích đằng sau.

- Tháng trước, Hồ tặc nhân cơ hội nước sông dâng lên, thủy quân của chúng ta lo cứu nạn nên lén vận chuyển một ngàn bộ binh tập kích bất ngờ vào bãi biển Tuy Hòa.

- Tuy chúng ta đã đánh đuổi dễ dàng nhưng đây là một vấn đề nghiêm trọng cần chú ý.

Trần chân lập tức khoanh một vùng nguy hiểm quanh eo biển.

Trần Tí gật gù, lợi thế về khống chế đường biển là một điều rất quan trọng, may Hồ Mị Ly dốt nát, không biết tận dụng.

- Tiếp đó là đến khu vực giáp giới với Gia Lai và Đắk Lắk

- Mặc dù Hồ Mị Ly chưa đem quân qua đánh đường này nhưng chúng ta cũng đã sắp xếp sẵn hai ngàn lính địa phương ở con đường chính qua Sông Hinh.

Sông Hinh tuy có chữ “sông” nhưng thực chất là tên một huyện ở Phú Yên, giáp giới với Đắk Lắk, bởi vì có sông Hinh đi qua nên đặt tên như vậy.

- Phía bên giáp giới với Gia Lai thuộc về Dưa Lạc, đường đèo hiểm trở, tuy chúng thường xuyên tổ chức vài nhóm nhỏ sang c·ướp b·óc nhưng không mấy nguy hiểm, b·ị đ·ánh bật lại dễ dàng.

- Chúng ta cũng cần bố trí tầm hai nghìn lính địa phương để phòng thủ tại Krông Năng và Buôn Thu.

Krông Năng và Buôn Thu là hai khu vực tọa lạc trên con đường tiến quân vào Phú Yên từ Gia Lai.

Trần Tí ngồi im một chỗ để nghe, dần dần nắm được sự khác biệt giữa điện ảnh và thực tế.

Ở thời hiện đại, các bộ phim hoặc tiểu thuyết thường chỉ lướt lướt qua những nội dung bố phòng chi tiết như thế này và chỉ tập trung miêu tả cảnh đâm chém với nhau.

Dù sao người xem cũng chỉ thích những cảnh c·hiến t·ranh quy mô lớn cho kích thích chứ không cần phải tìm hiểu chi tiết để ứng dụng vào thực tiễn như Trần Tí hiện tại.

“Tính ra những video phân tích lịch sử ở hiện đại tuy có tầm nhìn của tương lai nhưng cũng không phải vạn năng.”

“Chúng thiếu đi những chi tiết nhỏ trải dài suốt cuộc chiến quyết định thành bại và mình cần phải tự học hỏi, tìm hiểu.”

Trần tí tự nhủ như thế trong lòng, đúng lúc này, chủ tướng là Trần chân cũng đã phân tích xong và đang để những người khác lần lượt góp ý bàn bạc.



- Các vị tướng quân, mọi người đều là ăn lộc vua, cống hiến cho triều đình, nếu có cao kiến gì thì nói ra cho mọi người cùng biết.

Đầu tiên là thống lĩnh Vệ Nghĩa Quân Trần Khả Nhân phát biểu ý kiến:

- Thưa các vị tướng quân, tôi là người dẫn dắt binh lính chiến đấu trực tiếp với Hồ Tặc nhiều nhất, tôi xin đưa ra ý kiến như sau.

- Thứ nhất là thủy quân, không phải tôi muốn khen kẻ địch nhưng thật sự thủy quân của địch hùng mạnh, đại pháo sắc bén, khó lòng chống lại trực diện.

- Bảo vệ Phú Yên đã là khó khăn lắm rồi chứ chưa nói tới việc t·ấn c·ông ra ngoài.

- Thứ hai là thành Đại Lãnh kiên cố khó phá, đường tiến quân lại nhỏ hẹp, hiểm trở, không thể cường công được.

- Vậy nên chúng ta phải điều thuyền chiến từ nơi khác tới mới có thể chiếm cứ ưu thế, phản công bằng đường biển.

- Một khi đưa được q·uân đ·ội vòng ra đằng sau thành Đại Lãnh, chúng ta có thể chủ động hơn rất nhiều.

Đầu tiên, Trần Khả Nhân xưng tôi vì có chức quan thấp hơn một số tướng lĩnh, trường hợp này mà xưng ta sẽ b·ị đ·ánh giá là hỗn láo, vô lễ.

Còn xưng tiểu nhân như phim tàu thì có vẻ hèn hạ quá, thuộc hạ cũng hơi không đúng vì Trần Khả Nhân thống lĩnh cánh quân riêng chứ chẳng phải cấp dưới.

Chỉ đơn giản xưng hô thôi đã cực kì phức tạp mà nếu người không quen sẽ phạm lỗi ngay.

Tiếp đó, Trần Khả Nhân đưa ra cái nhìn là cần tăng cường thủy quân từ địa phương khác để phản công trên biển.

Gọi là thủy quân vì thời đại này vẫn chưa có quốc gia châu á nào chính thức xây dựng hải quân để viễn chinh nơi khác.

- Kế hoạch này có vẻ ổn.

- Đúng vậy, chỉ cần vòng ra được đằng sau tạo thành thế gọng kìm thì thành Đại Lãnh chỉ như ba ba trong rọ.

- Cả vùng Đại Lãnh bị bao vây bởi núi rừng hiểm trở như kiểu lòng chảo, một khi bị bọc hai đầu thì biết bay cũng khó thoát.



Các vị tướng khác đều gật gù đồng ý duy chỉ có Trần tí biết làm vậy là t·ự s·át.

Trần Tí nhớ rất rõ Hồ Mị Ly có tới hai vạn thủy binh cùng hàng trăm t·àu c·hiến kiên cố đặt pháo trên boong.

Trong khi đó, thủy quân nhà Trần tuy không yếu nhưng cũng chỉ có vài ngàn người và rất ít t·àu c·hiến hạng nặng.

Khổ cái các tướng nhà Trần không biết, Trần Tí đành phải lên tiếng:

- Khoan đã!

- Hồi chiều, trẫm có nghe nói qua về việc q·uân đ·ội nhà Hồ cực kỳ hiếu chiến, trưng binh và lao dịch một cách tàn bạo.

- Nếu điều đó là thực, rất có thể thủy quân nhà Hồ đông đúc và mạnh hơn nhiều so với chúng ta dự kiến.

- Thậm chí có thể lên đến hàng trăm t·àu c·hiến to lớn, vài vạn thủy binh.

- Chúng ta đều biết hạn chế lớn nhất của thủy quân là hao tài, tốn của mà Hồ Tặc rất có thể sẽ không quan tâm đến những điều này.

Lời này của Trần Tí nói ra khiến mọi người sững sờ.

- Thần thực sự không nghĩ là Hồ Tặc có thể sở hữu nhiều thủy quân đến vậy.

Đây là Trần Chân, tướng tài có năng lực nhưng bị hạn chế bởi tầm mắt và tư duy vẫn khó mà hiểu rõ sự việc.

- Nhưng nếu điều đó là thực sự thì sao?

Trần Tí đột nhiên thay đổi thái độ một cách cứng rắn.

- Nếu Hồ tặc thực sự bất chấp lòng dân oán thán, điên cuồng chế tạo ra một hạm đội khổng lồ giống như những gì Tạ Tấn nói thì sẽ có hậu quả gì khi chúng ta tập trung thủy quân t·ấn c·ông?

- Đó là thủy quân bị diệt sạch, giặc Hồ có thể thừa cơ tùy ý c·ướp b·óc, đánh chặn dọc đường ven biển, thậm chí đổ bộ chặn đường lui, diệt sạch chúng ta.

- Ái khanh, trả lời trẫm!

- Nếu chuyện đó xảy ra thì sao?

Mọi người đang họp đều nín thở không dám phát ra tiếng.

Ngay cả Trần Chân cũng bị kinh ngạc.

Đây là lần đầu tiên Trần Tí thể hiện thái độ nghiêm khắc, quyền uy đến vậy.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.