Cùng lúc đó, một nhóm lính nhà Trần cũng thành công vượt qua dãy núi Đại Lãnh để tiến vào bên trong khu vực Khánh Hòa.
Bọn họ tổng cộng khoảng hai chục người, đều cải trang thành dân thường đi săn, mặc áo vải thô.
Người dân địa phương dẫn đường nói:
- Các vị tướng quân, nơi đây đã là phía sau thành Đại Lãnh, đi về phía nam hơn 10 dặm đường sẽ tới đèo Cổ Mã.
- Đi về hướng đông nam một chút, nơi có khói bốc xa xa sẽ gặp được làng Đại Lãnh, là cư dân bản địa ở đây.
- Từ làng Đại Lãnh đi tới thành Đại Lãnh chỉ cách khoảng bốn đến năm dặm đường.
(1 dặm bằng 0,444km)
- Cảm ơn, nhờ có cậu mà chúng tôi có thể thuận lợi đến được đây.
Đội trưởng nhóm lính là Trần Toản cười nói.
- Không có chi, chỉ cần giúp đỡ được triều đình thì chúng tôi rất sẵn lòng.
- Vẫn phải cảm ơn cậu, nói thật, đường rừng khó đi, nếu để chúng tôi tự mò thì bị lạc là chắc.
- Mà cậu mau trở về đi, cẩn thận bị giặc Hồ bắt lại.
Bởi vì quân lính và người dân đa phần xuất thân bình dân nên cách xưng hô, nói chuyện chân chất, gần gũi chứ không như kiểu quý tộc giống Thiên Long Quốc.
Người dẫn đường vẫy tay chào rồi định đi nhưng sau đó khựng lại một chút.
Trần Toản thấy thế liền hỏi:
- Có chuyện gì vậy?
- Xin nhờ tướng quân, nếu gặp mẹ của tôi tên là Chế Lan ở trong làng Đại Lãnh thì xin hãy chuyển lời, “con trai bất hiếu Chế Linh vẫn đang còn sống, mong rằng mẹ hãy giữ gìn sức khỏe, chờ ngày con trở lại báo hiếu.”
Nói xong, chàng trai tên Chế Linh vội vàng quay lại vào núi.
Anh ta làm như vậy là để che giấu đi những giọt nước mắt lăn dài trên má.
- Hồ tặc khốn nạn, hại gia đình ruột thịt phải chia cách, ly biệt.
Trần Toản chỉ có thể tức giận mắng Hồ Mị Ly, sau đó dẫn thuộc hạ giả làm thợ săn, vác theo một con lợn rừng vào làng.
Bởi vì khoảng cách khá gần nên dễ dàng thấy được làng ở đâu.
Trên đường đi, bọn họ nhìn thấy ruộng lúa hai bên đường tiêu điều xơ xác, cỏ dại mọc lổm chổm, vừa nhìn đã biết ít được chăm sóc, không thu được bao nhiêu gạo.
- Đội trưởng, người dân ở đây trồng trọt kiểu gì vậy, như này lấy gì mà ăn, còn không đủ đóng thuế cho triều đình.
Nhà Trần là quốc gia nông nghiệp, binh lính phần lớn xuất thân từ nông dân nên lập tức nhận ra vấn đề kỳ quặc trên ruộng.
Thuế ruộng là đánh theo mẫu, bất kể thu hoạch được bao nhiêu thì đều phải đóng theo một mức đã định sẵn.
Và thường thì chiếm từ hai đến năm phần sản lượng của lúc được mùa, chỉ cần mất mùa là sẽ bị âm vào thuế chứ đừng nói có ăn.
- Sắp tới khu vực có người rồi, đừng nói nhảm.
Trần Toản gắt giọng ngắt câu chuyện vì đã thấy có một người phụ nữ xuất hiện từ đằng xa.
Cô ấy mặc áo vải thô, tay cầm mẹt đựng đầy các loại cây cỏ, rau dại, cơ thể hơi gầy gò có phần xanh xao nhưng không che giấu được nét đẹp duyên dáng với hàm răng đen tuyền.
- Chào cô em, tụi anh là thợ săn từ núi mới xuống, có thể cho anh hỏi chuyện một chút được không?
Trần Toản tiến lại gần hỏi thăm, tự nhận là dùng một nụ cười thân thiện, không có chút sơ hở nào nhưng đối phương lại có ánh mắt rất kì quái.
- Các anh là thợ săn ở trên núi?
- Đúng vậy, tụi anh mới săn được con lợn rừng, muốn đem xuống thành lớn bán lấy tiền mua một chút đồ dùng.
Cô gái đó giữ im lặng, đôi mắt liến thoắng một chút nhưng cũng không nói gì, chỉ về hướng đông:
- Bên đó là thành Đại Lãnh, có rất đông quân coi giữ, súng ống đại pháo đầy đủ hết, kiểm tra rất gắt gao.
- Xuôi theo phía nam tới đèo Cổ Mã có một chốt chặn ở trên đường nhưng kiểm tra lỏng lẻo, chỉ cần bỏ chút tiền là qua được, nhưng nhất định phải dùng tiền thật, họ không thu tiền giấy.
- Ngoài ra còn có một đường luồn nhỏ ít người biết nằm ngay trước đèo Cổ Mã một đoạn.
- Từ đó vòng qua đèo Cổ Mã có thể đi vào bến cảng, nói trú đóng thủy quân.
Nói xong, cô gái liền rời đi.
Mặc dù mọi chuyện vô cùng thuận lợi nhưng Trần Toản cảm giác có gì đó là lạ.
Sự lạ lẫm này càng dâng cao hơn khi bước vào bên trong ngôi làng, ai ai cũng nhìn họ chằm chằm cứ như vật thể ngoài hành tinh vậy.
Điều này khiến Trần Toản thậm chí không dám hỏi thăm về mẹ của Chế Linh.
- Tổ trưởng, sao toàn là phụ nữ và trẻ em thế này, lại còn nhìn chúng ta chằm chằm nữa?
- Có khi nào thấy đội trưởng đẹp trai nên muốn bắt về làm chồng không?
Trần Toản nghe vậy lén đấm cho một cái:
- Bớt nói xằng nói bậy, kiểm tra kỹ xem có để lộ gì không, chắc thấy chúng ta lạ mặt nên để ý thôi.
- Chuẩn bị một chút rồi chúng ta đi tới bên ngoài thành Đại Lãnh để quan sát xung quanh.
Đang lúc bọn họ chuẩn bị rời khỏi làng thì một ông lão lớn tuổi từ ngoài trở về.
Ông ấy già cả, tóc bạc phơ, khuôn mặt tràn đầy nếp nhăn, đang khổ sở suy tư với cảm xúc buồn bã.
- Thôn trưởng, ông trở về rồi!
- Thôn trưởng, mọi chuyện thế nào, họ chấp nhận cho phép người dân nộp thuế bằng tiền giấy chứ?
Thông qua một số dân làng chào hỏi, Trần Toản biết ông ấy là thôn trưởng.
- Các quan không chịu nhận tiền giấy, bắt chúng ta phải dùng tiền đồng hoặc thóc để nộp thuế.
- Nhưng cả làng có còn hạt gạo nào nữa đâu ngoài đống giấy lộn này.
Thôn trưởng buồn khổ móc từ trong túi ra một xấp tiền giấy do Hồ Mị Ly phát hành.
- Sao có thể như thế được, bọn họ tịch thu hết tiền đồng và lương thực của chúng ta rồi để lại tiền giấy.
- Triều đình cũng nói có thể dùng tiền giấy để đóng thuế và cấm tư tàng tiền đồng.
- Bây giờ chúng ta dùng tiền giấy sao lại không được?
Một người phụ nữ làm nông có làn da ngăm đen và bàn tay chai sạn đỏ mặt lên vì tức giận.
- Không được, để con đi ra lý luận với chúng.
Thôn trưởng thấy thế vội vàng hô lên:
- Đừng có đi, c·ướp đêm là giặc c·ướp ngày là quan.
- Đã quên con Dậu c·hết như thế nào rồi sao?
Thôn trưởng cố gắng giữ người kia lại vì ông ta biết đi nói lý với quan chỉ có một con đường c·hết.
Nhưng khi ông ta nói tới “con Dậu” người phụ nữ kia lại càng muốn phát điên hơn.
- Vậy ở lại đây cũng sẽ sống sao?
- Ông cũng biết rồi, luật thuế hà khắc, nếu nộp chậm sẽ b·ị b·ắt giam làm nô, nữ thành g·ái đ·iếm, nam thành nô lệ.
- Con Dậu tuy c·hết nhưng là đập đầu c·hết ngay trong nhà quan huyện, ít ra cũng giúp bà con sống thêm được một tháng và giữ được trinh tiết, giờ không ai đi thì cả làng c·hết hết.
Trần Toản đứng ở bên cạnh nghe thấy hết.
Mặc dù không rõ “con Dậu” kia là ai nhưng rõ ràng đã hi sinh vì dân làng và có liên quan mật thiết đến quan huyện.
Người phụ nữ kia la hét một hồi rồi ngồi phịch xuống đất, quần áo dơ hết cả, nước mắt chảy dài trên má, khóc nấc nghẹn ngào:
- Ông trời ơi, con chỉ muốn sống thôi mà.
- Chồng con b·ị b·ắt đi, chưa biết sống c·hết thế nào, đàn con nheo nhóc gào khóc đòi ăn đ·ã c·hết một nửa.
- Bây giờ còn bắt nộp thóc, thóc đâu ra mà nộp, chỉ còn cái mạng này thôi, ai muốn tới lấy thì lấy.
Lời nói của người phụ nữ giống như nút bật công tắc, kéo theo là tiếng khóc vỡ òa giống như l·ũ l·ụt tràn đê vang vọng khắp thôn xóm.
Không những là những người phụ nữ, cả đám trẻ con cũng chạy ra khóc theo, cảnh tượng thê thảm đến mức mà những người lính nhà Trần dù không quen biết gì cũng chẳng kìm lòng được.