Chương 218: Phản Việt Liên Minh phiên bản đông tây kết hợp (2)
Trên bản đồ bố phòng, Đại Việt có tổng cộng chín sư đoàn bộ binh đang tại ngũ.
Trong đó sư đoàn bộ binh số 1,2,3 đang tập trung xung quanh đầu não miền bắc.
Sư đoàn bộ binh 6,8,9 đang ở chiến trường Đại Nam, thu hồi lại lãnh thổ.
Sư đoàn số 4,5 đang phòng thủ ở miền Trung, Tây Nguyên.
Khu vực phía nam đóng giữ sư đoàn số 7.
Hiện tại Trần Tí vẫn chưa ban bố lệnh tổng động viên nên xét chung lại thì chiến trường Đại Nam có vẻ thiếu q·uân đ·ội vì kẻ địch đang hình thành một liên minh quân sự lớn.
- Dựa theo tình báo, liên quân Anh – Pháp sẽ điều lính thuộc địa từ Châu Phi, Ấn Độ, Miến Điện để đổ quân liên tục tới chiến trường Đại Nam, tổng quân số lên tới 3 vạn binh và mất khoảng nửa tháng bố trí.
- Mặc dù phần lớn là lính thuộc địa nhưng cũng không thể khinh thường.
- Xiêm cũng sẽ cùng với Dưa Lạc uy h·iếp bản thổ Đại Việt cùng khu vực Đông Đại Nam mà chúng ta đang kiểm soát, tuy rằng Xiêm chỉ là cây sậy, gió chiều nào, theo chiều ấy nhưng cũng phải đề phòng một chút.
- Mãn Thanh xua quân xuống từ Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, v·ũ k·hí lạc hậu nhưng lực lượng đông đảo lên tới năm vạn người.
Trần Tí nói sơ qua một loạt về các tin tình báo quân sự khu vực xung quanh.
Bị bao vây tứ phía, nguy cơ trùng trùng là hoàn cảnh mà Đại Việt phải đối mặt.
Và Đây là nhờ Trần Tí chớp thời cơ Đại Thanh cùng người tây dương bận đánh nhau để giải phóng trước một phần Đại Nam chứ nếu không còn kinh khủng hơn rất nhiều.
Địa Lý của Đại Việt tuy đẹp nhưng lại bị bao vây và uy h·iếp từ quá nhiều kẻ thù cũng bởi vì cái đẹp ấy.
Huyền An cho rằng bởi vì Đại Thanh cắt giảm chi tiêu quân sự, cố chấp tôn thờ v·ũ k·hí lạnh nên Trần Tí sẽ điều bớt binh lực phòng thủ miền Bắc đi sang chiến trường Đại Nam giao chiến với Anh – Pháp.
Rõ ràng, Anh – Pháp uy h·iếp lớn hơn Đại Thanh yếu đuối rất nhiều.
Nhưng Trần Tí lắc đầu.
- Điều thêm q·uân đ·ội sang chiến trường Đại Nam không có tác dụng.
Trần Tí mở bản đồ thế giới rộng ra, chỉ vào đường tiếp viện của Anh và Pháp tới Đại Nam.
- Các nước tây dương có lợi thế nắm giữ vận tải đường biển.
- Chúng có thể huy động một lượng lớn q·uân đ·ội từ bản thổ, thuộc địa châu phi, Ấn Độ, Miến Điện, Dưa Lạc tập trung tại Tây Đại Nam thông qua kênh đào Suez, vịnh Bengal.
- Đường tiếp viện này rất ngắn và đơn giản, khác hoàn toàn với trận Sơn Trà, Đà Nẵng phải đi vòng qua eo biển Malacca (nằm giữa Mã Lai, Indo) xa tít tắp.
Theo hướng chỉ của Trần Tí, có thể nhận thấy khu vực tây Đại Nam nằm gọn trong tầm kiểm soát của Anh – Pháp, cảm giác như người tây dương chỉ cần bước một chân là tới.
- Ngược lại, chúng ta chưa kịp xây dựng đường sắt tiếp viện trên lãnh thổ Đại Nam, cơ sở công nghiệp bằng không, tuyến hậu cần bị kéo dài, súng pháo sẽ không có đạn dược.
Đây là điều mà những người xem nhẹ hậu cần không chú ý.
Giao chiến trên lãnh thổ Đại Việt khác với kéo dài chiến tuyến tới tận vịnh Bengal, sân nhà của tây dương.
- Hơn nữa, lãnh thổ Đông Đại Nam đang bị tẩy não từ lâu bởi tư tưởng ngụy quân, ngụy quyền, rất nhiều thành phần p·hản đ·ộng xỏ lá ba que chống đối, cần thời gian cải tạo tư tưởng.
- Phía tây Đại Nam, Long Kiều đã sớm bắt tay với người Pháp để nô lệ hóa người Việt, Long Kiều chiếm tới 20% dân số và nắm giữ 95% kinh tế thuộc địa tại phía tây sẽ là lực lượng p·hản đ·ộng trung thành tuyệt đối với Pháp.
Trương Mỹ Lan, gia chủ nhà họ Trương, nhân vật vắng bóng lâu ngày đang ẩn náu tại phía Tây Đại Nam.
Nhờ hiệp ước cắt đất của Nguyễn Vương, Trương Mỹ Lan xây dựng một đế chế Long Kiều hùng mạnh, bắt dân Việt làm nô lệ cho Long Kiều ở tây Đại Nam.
Đặc biệt là khi giặc Pháp xâm lược, Trương Mỹ Lan ngay lập tức trở thành tay sai cho Pháp, thực hiện công việc tọng t·huốc p·hiện và rượu cồn vào họng dân Việt bản xứ.
Tổng hợp lại tạo nên một chế độ phân chia giai cấp cực nặng, người Pháp thượng đẳng, Long kiều hạng hai và dân Việt hạng bét tương đương gia súc.
- Vậy nên có điều thêm quân vào chiến trường Đại Nam cũng khó lòng giải phóng được triều đình bán nước Nguyễn Vương ở phía tây vì thế lực p·hản đ·ộng tay sai chống phá.
Trần Tí chỉ tay soạt soạt trên bản đồ hoa cả mắt, một người không hiểu quân sự, chính trị thậm chí còn chẳng thể nhìn rõ.
Cũng may Huyền An có trình độ cao, theo kịp tất cả, gật gù bổ sung:
- Phương án của anh có phải là xây dựng phòng ngự ở Luông Pha Bang, sử dụng ba sư đoàn bộ binh để có thời gian cải tạo, xây dựng đông Đại Nam phát triển đi lên?
- Sau đó, chuẩn bị cho việc giải phóng tây Đại Nam thông qua trường kỳ kháng chiến, chớp thời cơ khi người tây dương sơ hở.
Trần Tí gật đầu xác nhận:
- Đúng vậy, ở chiến tuyến phía Bắc, chúng ta có thể tận dụng thời cơ, t·ấn c·ông vào Quảng Châu và một phần Quảng Đông trước khi Mãn Thanh và người tây dương kịp phản ứng.
- Người Thiên Long Nhân nơi đây vốn cũng không ưa Mãn Thanh lẫn tây dương, chúng ta có thể giúp họ giành quyền độc lập tại những khu vực trọng yếu này, tạo thành vùng đệm an toàn..
- Đồng thời hỗ trợ Nhật Bản phát triển đi lên, tạo thành lá chắn ngăn cản ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong tương lai và đế quốc Anh bành trướng.
Trần Tí rất muốn hỗ trợ cho người dân Phổ và Mê Xi Cô đứng dậy chống lại đế quốc đàn áp, nhưng đáng tiếc, Đại Việt không đủ sức làm việc ấy.
Nhiều người quên mất một vấn đề quan trọng là tuyến đường biển từ Đại Việt tới Châu Mỹ và Châu Âu hoàn toàn nằm trong tay các nước đế quốc Anh – Pháp – Mỹ.
Trừ khi bật hack nắm công nghệ dịch chuyển tức thời thì viện trợ từ Đại Việt mới tới được Phổ và Mexico.
Vậy nên lựa chọn hỗ trợ chỉ có Nhật Bản, chứ nếu không Trần Tí chẳng ngại giải phóng ra một “chàng họa sĩ mộng mơ” cho người Đức từ sớm.
Và sẽ có người thắc mắc:
- Vì sao lại là Nhật Bản, Nhật ở viễn đông thì liên quan gì Anh, Mỹ?
Nghe Huyền An hỏi, Trần Tí rất vui mừng.
Anh không sợ cô hỏi để tìm hiểu thêm, anh chỉ sợ giống Đại Ngọc Nhi, không biết mà im im làm xằng làm bậy.
- Nhật là một đảo quốc, lại bị ảnh hưởng từ Mỹ, con đường phát triển sẽ theo hướng đế quốc tư bản bá quyền, bản thân cũng có tiềm lực tự cường, không giống xiêm chỉ mong cắt đất cầu hòa.
[Trong lịch sử, Thái Lan cắt nhường hàng trăm ngàn cây số vuông (tương đương lãnh thổ Việt Nam hiện đại) cho Anh, Pháp, đầu hàng làm đồng minh với Phát Xít Nhật rồi lại đầu hàng Mỹ khi Nhật thất thế và hiện đại thì quay xe tiếp khi có anh khác cao to, đẹp trai hơn.
Bản chất Xiêm là tư tưởng đầu hàng, ôm đùi nên không thể trông chờ vào Xiêm để chống phương tây được.]
- Mà một khi Nhật Bản muốn phát triển ra ngoài thì phải chiếm Triều Tiên, Mãn Thanh, Indo, Mã Lai làm thuộc địa.
- Hành động đó sẽ nảy sinh sự t·ranh c·hấp lợi ích giữa Nhật và Anh.
- Nhật Bản cũng là một mắt xích quan trọng trên tuyến đường hàng hải giữa Châu Mỹ và Châu Á, nước Mỹ muốn chiếm lấy lợi ích ở Châu Á thì buộc phải thông qua Nhật Bản.
- Chỉ cần Nhật Bản phát triển thì t·ranh c·hấp Mỹ - Nhật, Anh – Nhật là không tránh khỏi.
Trần Tí nhận ra vấn đề này thông qua tài liệu của trợ lý Hồng, ưu điểm và khuyết điểm của đế quốc tư bản gói gọn trong câu:
“Đế quốc là cá ở trong ao, gặp được thuộc địa ắt hóa rồng
Rồng bay lên ngâm kinh thiên biến, thuộc địa giải tán chảy về sông”.