Ở thế giới này, vị trí của nó nằm sát với Xiêm và thiên về phía nam, cách xa Đại Thanh. (tương tự như thủ đô Lào).
Hiển nhiên, Đại Nam không thể kịp cầu cứu Đại Thanh khi mà Đại Việt đã phong tỏa con đường bắc tiến.
Chỉ trong vòng hai ngày, với việc chia ra nhiều mũi nhọn t·ấn c·ông, hầu hết Trấn Ninh đều đã thu hồi về trong tay Đại Việt, hình thành thế bao vây gọng kìm.
Đại quân tiên phong tiến gần tới kinh đô Phú Xuân, mảnh đất cuối cùng còn lại của khu vực Trấn Ninh còn nằm trong tay Đại Nam.
Bóng ma c·hiến t·ranh bao phủ trên kinh đô Phú Xuân khiến triều thần bàng hoàng, lo lắng.
Kẻ tìm cách chạy trốn sang Xiêm.
Kẻ từ quan lên núi.
Kẻ tìm cách đầu hàng Đại Việt.
Cũng có người yên chí rung đùi thảnh thơi chờ “Đại Việt” đến giải phóng.
Nhưng dù lựa chọn cách nào đi nữa cũng không thể thay đổi được sự thật rằng sư đoàn số 6 do Tạ Tấn chỉ huy đã đến trước cửa ngõ.
- Nã pháo!
- Hỏa tượng xung phong!
- Bộ binh tiến công.
Lại là một chiến thuật đơn giản nhưng hiệu quả của q·uân đ·ội nhân dân Đại Việt.
Một vạn vệ binh cung đình của Đại Nam tuy chống cự kịch liệt vì đều có xuất thân quý tộc nhưng cũng chỉ cản trở được hai canh giờ trước khi thất thủ hoàn toàn.
Bên phía Đại Việt tổn thất ba trăm người trong khi một vạn vệ binh b·ị đ·ánh tan, hai ngàn n·gười c·hết, ba ngàn người b·ị t·hương, số còn lại đầu hàng hoặc chạy trốn.
Buổi chiều, bộ đội Đại Việt chính thức hành quân vào thành từ cửa Bắc.
Dân chúng vẫy chào nô nức hai bên đường, lá cờ đỏ sao vàng tung bay cứ như thể nơi này mới là kinh đô của Đại Việt.
Tạ Tấn bước trên con đường giăng đầy hoa tươi và những nụ cười rạng rỡ, trong lòng cảm thấy ấm áp hơn bao giờ hết.
- Đại Việt muôn năm!
- Người việt thống nhất!
- Thống nhất đất nước!
- Một quốc gia, một dân tộc!
Thậm chí có tiếng quốc ca vang vọng trên bầu trời Phú Xuân.
“Đoàn quân Đại Việt đi, chùng đường cứu nước…”
Tất cả chỉ vì đối với người dân bình thường thì Đại Việt đang giải phóng người dân.
- Đại Việt sẽ mang đến vinh quang và hạnh phúc.
- Ở Đại Việt, chúng ta sẽ không phải chịu đói khổ, bóc lột!
- Đại Việt sẽ không c·ướp gạo của chúng ta!
- Ai cũng được sống, người người bình đẳng.
-…
Vô số những lời tuyên truyền mà trước đó Mật Viện rải rác khắp Phú Xuân đã có tác dụng.
Cũng phải cảm ơn Nguyễn Vương vì đã thu thuế cực kỳ hà khắc, bóc lột đến tận xương tủy nên người dân dễ dàng tiếp nhận một chính phủ mới của người Việt yêu thương dân chúng hơn.
Và để cảm ơn điều đó, Tạ Tấn đi thẳng vào trong hoàng cung để tận mặt tỏ lòng cảm kích… bằng họng súng.
Trên đường đi, Tạ Tấn bắt gặp quan viên triều đình nhà Nguyễn chào đón hai bên đường, ông xùy cười khinh miệt lũ hèn nhát này nhưng không nói gì.
Đứng trước ngai vàng, ông thẳng lưng chất vấn:
- Ngụy vương, ông còn chưa đầu hàng sao? (Nhà Trần xưng hô nhà Nguyễn là ngụy quân, ngụy quyền, ngụy vương)
Ở phía đối diện, một bóng người ẩn hiện sau tấm rèm giữ yên lặng, không nói một lời.
Trên thực tế, Nguyễn Vương đã sớm bỏ chạy đi tìm giặc Pháp cầu cứu rồi, người ở lại chỉ là một người có ngoại hình gần giống để đánh lạc hướng.
Nhưng cả kinh đô Phú Xuân không mấy người biết sự thật này.
Đúng vậy, Nguyễn Vương lén bỏ trốn ngay trong đêm, giấu giếm tất cả vợ con, thân tín, triều thần chỉ để tham sống, giữ mạng.
Có thể nói đây giống như sở trường bẩm sinh vì không phải ai cũng đủ quyết đoán từ bỏ mọi thứ một cách máu lạnh.
Để đảm bảo tính bí mật, Nguyễn Vương thậm chí còn cố ý ra lệnh cho tử sĩ thái giám trung thành tuyệt đối ở lại đứng ra đối phó trường hợp bất thường:
- Tạ tướng quân, dù sao chủ nhân của ta cũng là hoàng đế, có thất thế cũng không nên bị đối xử vô lễ như vậy?
Tạ Tấn lắc đầu:
- Hoàng đế?
- Có hoàng đế cõng rắn cắn gà nhà, bán nước buôn dân sao?
- Có hoàng đế quỳ xiêm, quỳ tây, quỳ tàu sao?
- Có hoàng đế đẩy con dân vào chỗ c·hết sao?
- Ngụy vương đểu cáng thì đừng dát vàng lên mặt!
Ông nói xong, trực tiếp đi thẳng lên chỗ ngai vàng.
Thái giám rú lên điên cuồng muốn ngăn cản nhưng không ai quan tâm cả.
Xoạt một tiếng, chỉ thấy ở sau tấm rèm là một người mặc long bào sợ sệt, mặt mũi tái mét, run rẩy ôm chân ghế.
Bên dưới đũng quần có nước chảy tong tong khiến triều thần nhà Nguyễn nhục ngã cúi đầu.
- Ngụy…
Tạ Tấn đang định nói chuyện nhưng khi nhìn kỹ thì phát hiện đối phương không giống Nguyễn Vương lắm.
Tuy rằng mặt mũi hao hao nhưng vẫn có điểm khác biệt.
Nổi lòng nghi ngờ, ông quát lên:
- Láo toét, đứa nào dám giả dạng lừa tao?
- Lôi ra bắn!
Vốn dĩ Tạ Tấn chỉ thử thôi nhưng không ngờ “Nguyễn Vương” tưởng thật, phun hết:
- Đừng, đừng!
- Tôi chỉ là hàng giả, thế thân của Nguyễn Vương!
- Đừng g·iết tôi!
Lúc này mọi người mới ngớ ra, nhìn kỹ và phát hiện đúng như sự thật.
Tạ Tấn quay sang thái giám tra hỏi, ông biết chắc chắn đối phương biết điều gì đó.
Nhưng đối phương quả nhiên là tử sĩ, cắn lưỡi t·ự v·ẫn:
- Bệ hạ, thần đã tận lực!
Chẳng qua chuyện gì cũng có dấu vết để lại, chân tướng cuối cùng cũng phơi bày.
Nguyễn Vương đã lén bỏ trốn từ hai ngày trước nhưng sợ bị Đại Việt phát hiện nên sử dụng một “hình thân thế mạng” để che giấu, lợi dụng toàn bộ triều đình, vợ con để đánh lạc hướng.
Trong lúc triều thần nhà Nguyễn cùng binh lính Đại Việt còn đang bao vây Phú Xuân thì Nguyễn Vương đã cải trang trốn sang Xiêm và chạy tới nơi khác.
- Bệ hạ, chúng thần chưa hàng, cớ sao người lại chạy!
- Sai rồi, chúng ta sai hết rồi, Nguyễn Vương không đáng làm vua.
Các triều thần nhà Nguyễn biết được sự thật, tức giận mắng chửi.
Họ không giận vì vua bỏ chạy mà giận vì sao chạy lại không rủ mình.
Đại thần còn như thế, miễn bàn tới hàng đống phi tần, mỹ nữ, vợ con bị vứt lại trong cung, khóc lóc thảm thương, oán trời trách đất.
Tạ Tấn thực sự rất bất đắc dĩ, không thể ngờ được Nguyễn Vương lại đủ máu lạnh như thế, đành phải để lính liên lạc truyền tin cho Trần Tí.
Trần Tí vốn đã biết từ trước nhờ mật thám ẩn giấu tại phía tây Đại Nam do Pháp kiểm soát nên không bất ngờ.
- Quả đúng như tình báo đưa về, đã xác nhận chắc chắn Nguyễn Vương đã tới vịnh Bengal, quỳ xin giặc Pháp mở rộng xâm lược đất Việt.
Trần Tí lắc đầu, giao lại thông tin cho phía đặc vụ xử lý.
Trên thực tế, các tin tức điệp báo không phải giống như trong phim, một điệp viên, mật vụ truyền về cái là xác nhận liền mà phải tổ hợp, kiểm tra và đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn.
Bởi vì thông tin có rất nhiều rủi ro sai lệch như tin tức nhầm lẫn, điệp vụ phản bội, quân địch dùng kế phản gián, tung hỏa mù, kế hoạch thay đổi,…
Nếu chỉ đơn thuần sử dụng nguồn thông tin từ mật vụ mà không kiểm chứng thì đã sớm tan nát.
Sau khi xác nhận chắc chắn Nguyễn Vương đã tới Pháp, Trần Tí buộc phải thay đổi sách lược:
- Trấn Ninh đã thu hồi nhưng Nguyễn Vương đã chạy tới Pháp.
- Đại Thanh, tây dương sẽ sớm điều hòa để chèn ép Đại Việt.
- Sẽ có đại chiến diễn ra giữa chúng ta và Pháp với hậu thuẫn từ Anh, Mỹ.
- Truyền lệnh.
- Sư đoàn số 6 tiếp tục ổn định Trấn Ninh và xây dựng phòng tuyến đề phòng Xiêm.
- Sư đoàn số 8 thu hồi Trấn Biên, Trấn Định, Trấn Tĩnh và toàn bộ lãnh thổ còn lại phía Đông.
- Sư đoàn số 9 tiến tới Luông Pha Bang, dùng tốc độ nhanh nhất chiếm lấy địa bàn để sử dụng nơi đây làm tiền tuyến chống Pháp.
Không thể giải quyết nhanh, Trần Tí chuyển sang hướng đánh lâu dài, dùng một nửa phía đông làm cơ sở chuẩn bị trường kỳ kháng chiến với liên quân Anh – Mỹ - Pháp.
Cùng lúc đó, thành Quảng Châu, chiến sự giữa Đại Thanh và liên quân Anh – Pháp – Tây Ban Nha cũng dần bước vào hồi kết.