- Các binh sĩ của chúng ta chưa chắc đã nguyện ý tham chiến.
- Sau khi chính mắt nhìn thấy hỏa lực khủng kh·iếp của Đại Việt, chưa chắc đã có người dám hướng nòng súng về phía người da vàng khác.
- Cần phải kiếm một vị trí để luyện tập g·iết người da vàng trước.
Parkes hiểu quá rõ nhân tính.
Binh lính tây dương gửi đi xâm lược đa phần là giặc c·ướp, chúng sẽ vung đao một cách tàn nhẫn với kẻ yếu nhưng khúm núm, sợ hãi trước kẻ mạnh.
Họ có thể vì một vài phút máu dồn lên não mà định liều mạng nhưng bảo bọn họ đi khiêu chiến kẻ địch mạnh hơn thì đừng hòng.
Nghĩ tới đây, hắn ta dùng ngón tay chỉ về phía một hòn đảo có tên Hồng Kông.
- Đây là nơi chúng ta luyện binh.
- Hãy dùng máu người Thanh để luyện can đảm cho binh sĩ.
Ba người nhìn nhau, nở nụ cười.
Giết dân thường đối với hải tặc là chuyện quá đỗi đơn giản.
Cùng lúc đó, trong khi quân giặc thay đổi mục tiêu sang anh bạn phương Bắc để gỡ gạc lại thì ở làng quê Đại Việt, một cô gái đang gân cổ tuyên truyền:
- Đầu tư cho bình đẳng giới là đầu tư cho tương lai.
- Bình đẳng giới là thước đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.
- Tăng quyền năng cho phụ nữ là để tăng vị thế của quốc gia.
- Nam, nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc.
- Chia sẻ việc nhà, gia đình hạnh phúc.
- Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ b·ạo l·ực.
- Hãy chấm dứt b·ạo l·ực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Hành động ngay hôm nay, bình đẳng giới trong tầm tay.
Đây là những câu tuyên truyền tương đối phổ biến và chính quy ở thời hiện đại, do đích thân nhà nước thiết kế.
Sau khi bị Trịnh Uyên vả mặt nhiều lần, Mai Anh đã trở nên khôn ngoan hơn rất nhiều, không còn bô bô tuyên truyền tư tưởng nữ quyền độc hại do truyền thông phương tây tẩy não nữa mà tin vào đảng, tin vào nhà nước.
Hiệu quả cũng rõ ràng, mặc dù rất nhiều người đàn ông cầm cuốc đi qua nhưng không mấy người làm khó cô nàng xì xà xì xồ mấy thứ linh tinh khó hiểu.
- Cô gái này nói gì vậy?
- Không biết, miễn đừng có nhảy ra cản trở chúng ta làm ruộng, tăng gia sản xuất là được.
Đây là quan điểm phổ biến ở làng quê này.
Cuộc sống của họ rất quy luật, ban ngày ra đồng, tối đi học bù xóa nạn mù chữ, rảnh rỗi chăm vợ chăm con, mặc dù đơn giản, nhạt nhẽo nhưng đối với nông dân đã là sự yên bình quý giá.
Kết quả, Mai Anh hét khan cổ vẫn chẳng có tác dụng gì, đến ngay cả những cô thôn nữ đi ngang qua cũng chỉ liếc mắt rồi rời đi.
Lâu lâu có một hai bé gái tới gặp Mai Anh cũng chỉ hỏi về việc cô nhận người ở đợ hay không.
Đối với người hiện đại, ở đợ có thể là cái gì đó rất xa xôi nhưng thời phong kiến thường xuyên gặp phải.
Những đứa trẻ được sinh ra nhưng không đủ điều kiện nuôi thường được cho đi ở đợ nhà giàu, làm người hầu đổi cơm ăn.
Theo kinh tế Đại Việt ngày càng phát triển, số người ở đợ càng ngày càng giảm nhưng vẫn còn tồn tại và cần thời gian cùng cơ hội để giải quyết dứt điểm.
[Có thể nhiều người bị truyền thông phương che giấu nên không biết nhưng Việt Nam trong thời VNCH vẫn có trẻ em phải đi ở đợ, sống kham khổ như thường, mấy vụ tuyên truyền “được mỹ nuôi” “giáo dục tiến bộ” chỉ là thế lực p·hản đ·ộng bốc phét cho sướng mồm.
Nếu hỏi ông, bà lớn tuổi, nhiều nhân chứng sống có thể kể lại thời VNCH, dân nghèo phải đi ở đợ cho nhà giàu như thế nào.]
Cuối cùng, Mai Anh chỉ có thể lẳng lặng rời đi một mình.
Trên đường về, cô gặp những người phụ nữ khác trong nhóm đi tuyên truyền giống mình, tất cả đều tay trắng, không thể kéo ra hàng ngũ b·iểu t·ình khổng lồ như các nước phương tây thời hiện đại.
Đám người ũ rũ, buồn bực, không rõ vì sao những người đó lại “cam chịu” như vậy, không ai muốn vùng dậy đòi quyền lợi.
- Tại sao lại thế, chẳng lẽ chúng ta đã sai?
- Không, không đúng, chúng ta không sai, sai là thế giới này.
- Kiên trì lên, bọn họ chỉ vì trúng độc quá nặng, cần nhiều thời gian chạy chữa.
Trên chuyến tàu hỏa, nhóm người nhỏ giọng bàn luận với nhau trong một góc.
Xung quanh qua lại tương đối nhộn nhịp nhưng chẳng ai để ý tới vài cô gái trong độ tuổi nổi loạn bí mật làm điều gì đó.
Một người phụ nữ quý phái mặc áo dài nhẹ lắc đầu:
- Còn trẻ thật là thích!
- Lớn rồi, không thể phá phách lung tung như trẻ con nữa.
Nói xong, cô mở tờ báo mới phát hành sáng nay để đọc.
Thứ vật dụng kỳ lạ gọi là tàu hỏa này đã vận hành được hai năm, tuy có thể đến mục đích nhanh nhưng hơi nhàm chán một chút nên đọc báo trên tàu là một lựa chọn hoàn hảo.
Đập vào mắt là trang nhất nóng hổi, vết mực còn tươi viết ra dòng chữ bắt mắt:
“Người tây dương tập kích bán đảo Sơn Trà, q·uân đ·ội anh dũng chống trả, lãnh tụ tức giận.”
- Cái gì?
- Đám quỷ tây dương này lấy đâu ra dũng khí t·ấn c·ông Đại Việt?
Người phụ nữ kinh ngạc vì dân Việt thời bấy giờ không có sùng bái tây dương đến mức mất não như một số người ở hiện đại.
Trong mắt họ, lãnh thổ của tổ quốc là bất khả x·âm p·hạm chứ không phải như một số người gào khóc, cầu xin được làm thuộc địa cho ngoại bang và chửi bới các anh hùng bằng giọng điệu đáng ghê tởm “chúng ta đã đánh đuổi một nền văn minh”.
“Trận Mỹ An, quân ta toàn thắng giòn giã, người tây dương cúi đầu ký hiệp ước bồi thường.”
- Hừ, phải thế chứ, dăm ba thằng quỷ tây dương!
“Trịnh Uyên, nữ doanh nhân số khổ tự lập vươn lên”.
Đột nhiên, một thông tin lạ lẫm đập vào mắt thu hút sự chú ý của người phụ nữ.
Trong câu chuyện của trên báo, Trịnh Uyên là một người mồ côi từ nhỏ, sinh tồn một cách gian khổ trong các khu nhà nghèo.
Nhưng cô không cam chịu mà cố gắng vươn lên, theo học biết chữ, mở tiệm kinh doanh.
Dù rằng gặp rất nhiều khó khăn vì không có quyền sở hữu tài sản nhưng cuối cùng cũng tích lũy mở được cửa hàng của riêng mình bằng cách thuê.
Bên dưới đó, báo chí trích dẫn một số vụ việc nổi cộm xảy ra như chị Hoàng XX bị chồng đuổi ra đường, trắng tay.
Chị Nguyễn Y Y sống trong cảnh b·ạo l·ực gia đình, nhiều lần nhập viện trong tình trạng bầm tím.
Hoặc Liễu Như Yên, dù có tài học nhưng bị mẹ bán cho nhà giàu, đổi lấy tiền sính lễ cho em học.
Những câu chuyện ấy nhanh chóng lấy được sự đồng cảm của người khác, bất kể giới tính, bất kể tầng lớp.
- Quân cầm thú!
- Không đáng mặt đàn ông!
- Hồng nhan bạc phận!
Không chỉ người phụ nữ, rất nhiều thành phần xã hội trên tàu đang đọc báo cũng tỏ rõ sự chán ghét đối với hành động đáng xấu hổ này.
Đây là sự khác biệt trong xã hội thực tế với tưởng tượng.
Ở thời hiện đại, vì bị truyền thông phương tây tẩy não, nhiều người nghĩ rằng đàn ông thời phong kiến sẽ bênh vực lẫn nhau giống nữ quyền độc hại.
Họ thấy rằng khi một người phụ nữ bị tố n·goại t·ình thì sẽ có nhiều người đứng ra bảo vệ kiểu “chắc chắn chồng cô ta làm gì đó nên cô ấy mới phải n·goại t·ình” “mang thai đã khổ lắm rồi, đừng hỏi bố đứa bé là ai được không” nên nghĩ mọi người đàn ông thời phong kiến cũng sẽ bảo vệ như thế.
Nhưng thực tế không phải vậy.
Trong suốt chiều dày lịch sử, bất kể luật pháp hay đạo đức đều nghiêm khắc phê phán những người đàn ông sử dụng b·ạo l·ực với phụ nữ, n·goại t·ình.
Thậm chí “đại hiệp” còn chuyên nhằm vào những người bắt nạt phụ nữ để “c·ướp phú tế bần”.
Vậy nên không khó hiểu khi toàn bộ xã hội Đại Việt, bất kể già trẻ, lớn bé, trai gái đều ghét cay ghét đắng những người chồng vũ phu, tệ bạc.
Đặc biệt là ở cuối bài viết, báo chí còn đưa tin:
“Lãnh tụ tuyên bố sẽ theo dõi sát sao các vụ việc đối xử tệ bạc với phụ nữ, nhiều nhà lập pháp đề nghị ban hành thêm một số luật bảo vệ quyền công dân cho nữ giới.”