Sau cuộc chiến thống nhất đất nước với “Trần Đại Đế” Trần Toản được điều tới làm tướng lĩnh, sĩ quan q·uân đ·ội tại khu vực miền trung, rời xa trung tâm đất nước ở Định Long.
Nguyên nhân thì rất dễ hiểu, Trần Tí không muốn tôn thất nhà Trần nắm giữ tập quyền về quân sự nhưng lại cần nhân tài bảo vệ tổ quốc.
Hiện tại, Đại Việt vẫn chưa hoàn thiện toàn bộ hệ thống giáo dục các cấp như hiện đại mà chỉ có những học viện quân sự, học viện khoa học, lớp xóa nạn mù chữ... nên vẫn còn phải dựa vào nhân tài ưu tú của quý tộc.
Bởi vậy nên Trần Tí điều chuyển, phân tán các tướng lĩnh tài năng ra nhiều nơi trên tổ quốc, trọng dụng những người cùng kề vai chiến đấu bên mình nhằm bảo đảm ổn định chính quyền.
Nghe thì có vẻ hao hao qua cầu rút ván nhưng thực tế không phải vậy, Trần Toản thực sự rất hài lòng với cơ chế điều chuyển này.
Bởi vì anh đã phải lòng Lê Thị Riêng, cô thôn nữ ngày nào ở làng Đại Lãnh.
Nếu ở Định Long, hai người còn khuya mới đến được với nhau vì không thể môn đăng hộ đối.
Vậy Nên ở trong thâm tâm, Trần Toản không có bất mãn gì, thậm chí còn cố gắng nghiên cứu huấn luyện, trở thành một người đàn ông thực thụ, bản lĩnh chứ không đơn thuần nhiệt huyết, hổ báo như xưa.
Nhờ vào sự trưởng thành, chín chắn trong suy nghĩ, Trần Toản giờ đây mới có thể bình tĩnh, thống lĩnh hàng ngàn người và đưa ra quyết định đúng đắn.
Một tướng lĩnh trẻ thiếu kinh nghiệm sẽ không đủ khả năng tỉnh táo để nhịn nhục, bị pháo phe địch t·ấn c·ông rồi mới quyết đoán bắn trả lật kèo một đợt duy nhất.
Theo lệnh của anh, hàng trăm khẩu pháo hướng về phía bộ binh Pháo đang ngoan cố chống cự trên chiến trường.
Ầm!
Ầm!
Ầm!
Ầm!
Lần đầu tiên.
Bộ binh Pháp được đối mặt trực tiếp với hỏa lực của Đại Việt.
Hàng trăm đạn pháo rải đều trên các vị trí đang có lính Pháp chống cự!
Cảm giác trời sụp, đất nứt, bom đạn gào thét bên tai khiến lũ giặc c·ướp cảm giác như tai bị chọc điếc.
Một số kẻ xui xẻo trúng phải mảnh đạn vỡ ra từ đạn pháo hoặc thậm chí trúng tâm đạn nổ banh xác là chuyện thường xảy ra.
Xác tàn, chân tay rải rác khắp nơi trên mặt đất cùng mùi khét của thịt được nướng trong nhiệt độ cao.
Bầu trời vẫn còn nắng chiều nhưng trận địa đã được bao phủ bởi không gian u ám màu sương xám.
Trò tàn từ cây cối tạo thành một màu bạc xám xịt không hi vọng cho những kẻ xâm lược.
- Cứu, cứu!
- Tay của tôi, á a!
- Lạy chúa cứu con, xin hãy tha tội cho con!
- Thật đáng c·hết, đáng lẽ chúng ta không nên làm kẻ xâm lược.
Nhiều lính Anh sợ hãi chảy nước mắt, trên tay cầm thánh giá cầu nguyện thượng đế tha thứ cho tội lỗi của quân xâm lược.
Nhưng đây chưa phải là điều tồi tệ nhất.
Nhân lúc lính tây dương đang rơi vào hỗn loạn sau trận pháo kích, phía Đại Việt khởi xướng một trận xung phong phản công.
- Gắn lưỡi lê!
- Kiểm tra đạn!
- Lên chiến hào!
- Tấn công!
Binh sĩ Đại Việt nghe theo hiệu lệnh, đồng loạt răm rắp thực hiện từng bước.
Đầu tiên là gắn lưỡi lê lên súng.
Sau đó đứng thẳng kiểm tra xem còn đạn hay không, đã hết thì nhét thêm đạn vào!
Cuối cùng, đạp lên bao cát và vai đồng đội nhảy lên chiến hào, thực hiện đồng loạt xung phong, chỉnh tề như một.
Đúng vậy, chiến hào không phải chỉ dùng cho phòng thủ, nó còn là bàn đạp để tiến công một cách đồng bộ và mạnh mẽ.
Hàng trăm lính Đại Việt rời khỏi chiến hào, cầm súng truy đuổi kẻ địch, vừa đi vừa bắn.
Bằng!
Bằng!
Bằng!
Bằng!
Quân giặc còn chưa hoàn hồn sau loạt đạn pháo đã bị bộ đội Đại Việt xung phong bắn cho tan nát đội hình.
Mặc dù lũ giặc c·ướp có kinh nghiệm chiến đấu dày dạn nhưng không phải không biết sợ hãi, đau đớn, mệt mỏi.
Trước áp lực mưa bom bão đạn và sự hi sinh của vô số đồng đội, chúng bắt đầu bỏ chạy tan tác trước thế công vũ bão từ bộ đội Đại Việt.
Một số kẻ còn ngoan cố chống cự bắn trả nhưng không thể thay đổi cục diện trên chiến trường.
Mất đi sự trợ giúp của pháo binh, người tây dương thất thế hoàn toàn,
Từng toán giặc c·ướp bỏ chạy, lùi về phía sau, dần dần hình thành đợt tháo chạy trên toàn tuyến cho tới khi tới sát trận địa người Pháp thì bộ đội Đại Việt mới dừng lại việc truy quét theo mệnh lệnh.
Không phải không thể t·ấn c·ông vào được nhưng Trần Toản cảm thấy chẳng cần thiết hi sinh vô nghĩa.
Chỉ cần tiếp tục vây hãm, chờ chủ lực tiếp viện trong nay mai thì giặc tây dương sẽ bị quét sạch dễ dàng.
Ở phía đối diện, nhìn thấy những binh sĩ mặt lấm lem v·ết m·áu, khói than, Achille không mở miệng trách mắng vì quả thật đây là sai lầm của ông ta.
Pháo binh bị tổn thất nghiêm trọng, người tây dương đã không còn thế chủ động tiến công trên chiến trường nữa.
Cùng lúc đó, lính liên lạc cũng báo với gã:
- Đô đốc, hạm đội báo về phát hiện có chiến hạm Đại Việt xuất hiện bên ngoài vùng biển.
- Họ buộc phải bảo vệ cảng, không còn dư lực lượng để hỗ trợ chúng ta.
- Cái gì!
Achille giật nảy mình, vội vàng chạy tới bên máy điện tín đọc từng chữ.
Cầm trên tay tin báo, gã ta loạng choạng muốn ngã xuống đất, bởi vì đây là một tin động trời đối với hắn.
Người tây dương là lực lượng viễn chinh xâm lược bằng đường biển.
Bất kể trên bộ có thất bại như thế nào cũng có thể lên tàu rút đi, miễn hải quân còn chiếm ưu thế.
Nhưng một khi cả hải quân cũng thất bại thì trận chiến này sẽ được đổi tên thành “mồ chôn giặc tây”.
Liếc nhìn lại trên bản đồ, mồ hôi lạnh trên đầu gã chảy ra như suối, bởi vì gã đột nhiên phát hiện địa thế đặc thù khu vực này khiến lính Tây Dương giống như bị nhốt trong cái hồ nhỏ tên là Vịnh Chân Mây.
Đường ra bên ngoài đã bị hải quân Đại Việt chặn, hai bên đều có đất liền cản trở.
Nếu thống soái phe địch ác hơn, có thể bố trí pháo ở hai bên bờ yểm trợ, toàn diệt tất cả hạm đội tây dương một cách nhanh gọn.
Achille nghĩ đến cảnh tượng pháo binh Đại Việt ở trận hải chiến Sơn Trà, cảm giác văng vẳng đâu đó câu nói “thôi cụ ra đi chân lạnh toát”.
- Gửi tin báo về Hải Quân, không cần bọn họ yểm trợ nữa, phải cố gắng đánh đuổi hải quân Đại Việt, mở đường máu.
- Tối hôm nay, chúng ta sẽ rút về cảng và lên tàu về nước.
Mặc dù trong đầu ngập tràn tư tưởng da trắng thượng đẳng nhưng đứng trước nguy cơ sinh tử, Achille không thể không cúi đầu chấp nhận thất bại.
Còn lý do vì sao không rút chạy ngay bây giờ thì bởi Achille không có bị mắc bệnh não tàn như Nguyễn vương.
Hiện hai bên đang ở thế giằng co, một khi Achille để lộ việc rút quân thì chỉ vài phút sau sẽ phải đối mặt với hàng ngàn lính Đại Việt xung phong truy kích.
Và trên đường tháo chạy mà bị truy kích thì đến có Napoleon cũng phải quỳ xuống đầu hàng trong bất lực giống trận Waterloo, trận sông Berezina.
Chỉ có thể chờ đến trời tối, dựa mào màn đêm che lấp, cẩn thận bố trí lực lượng yểm trợ rồi rút lui nhanh nhất mưới đảm bảo an toàn.
Và đó cũng phải dựa vào việc Đại Việt không phát hiện từ sớm để truy đuổi.
Nhưng Charl·es đáp lại một tin tức cực xấu:
- Không đánh lại được!
- Đại Việt đã điều thêm chiến hạm phong tỏa đường ra biển từ lực lượng của Trịnh Hoàng.
- Dọc đường bờ biển cũng thấy bóng dáng của pháo binh đang hoạt động.
- Hơn nữa, một số giáo sĩ truyền về, Đại Việt đang huy động thêm Pháo tới chiến trường.
- Xin lỗi, nhưng tất cả chúng ta đều đang bị vây hãm mất rồi, không thể phản kháng được.