Phú Yên là một mảnh đất được mẹ tự nhiên ưu đãi vô cùng.
Có núi, có biển, có sông.
Ruộng lúa tuy không quá dồi dào như đồng bằng sông cửu long hay đồng bằng sông hồng nhưng cũng tự cung tự cấp dễ dàng.
Đã vậy còn là nơi nuôi ngựa nổi tiếng, rất thích hợp để tổ chức kỵ binh.
Gần như tất cả mọi thứ cần thiết để xây dựng q·uân đ·ội hùng mạnh thời cổ đại thì Phú Yên đều có đủ.
Ấy vậy mà châu phó phụ trách mảng quân sự của Phú Yên là Tạ Tấn đang phải lo nghĩ đến bạc tóc.
Ở thế giới này, không biết vì lý do gì mà hành chính của triều Trần khác với thông thường, chia làm một châu trưởng và hai châu phó.
Trong đó một châu phó phụ trách mảng quân sự, một châu phó phụ trách mảng kinh tế còn châu trưởng là thống lĩnh chung.
Bộ máy như vậy gần giống với hiện đại hơn là phong kiến, phân chia trách nhiệm khá rõ ràng nhưng lại tiết chế lẫn nhau.
Vì vậy, Tạ Tấn là một quan võ có kinh nghiệm chứ không phải kiểu quan văn cưỡi ngựa xem hoa.
Vợ của ông nhìn thấy Tạ Tấn lo nghĩ như vậy bèn bưng tới một bát thuốc bổ và đấm vai:
- Phu quân, chàng đã trắng đêm không ngủ rồi, hãy nghỉ ngơi một tí đi.
Tạ Tấn thở dài, nắm tay của vợ và nói:
- Phu nhân, việc nước gian khổ, quân giặc lăm le chằm chằm bên ngoài, làm sao ta có thể an giấc được.
- Nhưng chàng cũng phải giữ gìn sức khỏe, coi như nghĩ cho quốc gia thì cũng phải nghỉ ngơi để chủ trì đại cục chứ.
- Rồi rồi, ta nghe nàng!
Có vẻ truyền thống càm ràm của các bà vợ được lưu truyền từ ngàn xưa tới nay nên châu phó Tạ Tấn cũng chỉ đành đầu hàng chịu thua.
Sau đó cất sách đi và nói:
- Dựa theo lịch trình, hôm nay bệ hạ sẽ tới Phú Yên, ta phải chuẩn bị để tới trình tấu bệ hạ về tình hình quân giặc.
- Nghe nói bệ hạ ở thành Đồ Bàn từng nói rằng sẽ cầm đầu Hồ Mị Ly quay về tế bái trước bia của thái tử Trần Duệ.
- Nhưng giặc Hồ hung mãnh lại đông đảo, ta cần phải khuyên ngăn bệ hạ, tránh vết xe đổ của thái tử diễn ra.
Trước đó, Trần Tí có đi qua thành Đồ Bàn, nơi thái tử Trần Duệ bị Hồ Mị Ly liên hợp với đế quốc Dưa Lạc hại c·hết.
Trần Tí đã nói rằng mong thái tử phù hộ, nếu thắng trận sẽ cầm đầu Hồ Mị Ly về để an ủi anh linh ở trên trời.
Tạ Tấn vốn thường xuyên giao chiến với quân Hồ, biết rõ đối phương có v·ũ k·hí đầy đủ, số lượng đông đảo, mặc dù ý chí chiến đấu không cao nhưng cũng chẳng dễ dàng đánh bại.
Nay nghe thấy Trần Tí nói lời “khinh địch” như vậy, sợ vua giẫm vào vết xe đổ giống như thái tử nên muốn can gián.
Nhưng vợ của Tạ Tấn nghe vậy liền hốt hoảng:
- Chồng định làm gì vậy?
- Việc của vua mà ông cũng dám khuyên can, không sợ mất đầu sao?
Vợ của Tạ Tấn cuống cuồng đến nỗi dùng ngôn ngữ xưng hô của bình dân.
- Đồ đàn bà biết cái gì?
Tạ Tấn nghe vậy liền quát lên rồi đi vội ra ngoài, ông ta không muốn ở lại để bị thủng màng nhĩ.
Vợ của ông ấy chỉ có thể chắp tay lên trời:
- Cầu xin ông trời, để bệ hạ là bậc thánh minh, rõ lòng người, không trách phạt chồng con về tội ăn nói lỗ mãng.
Bà vốn có xuất thân bình dân, bởi vì gả vào nhà quan lại nên phải cố tập tành xưng hô, cư xử cho giống quý sờ tộc.
Tuy nhiên, khi cầu xin thì vẫn giữ thói quen nói năng giống như hồi trước.
Âu cũng là tấm lòng của một người phụ nữ thương chồng, sợ vì vạ miệng mà rước họa vào thân.
Bà ấy quá hiểu chồng mình, tuy có tài nhưng không biết đạo lý đối nhân xử, luồn cúi nịnh bợ, dễ bị người ta ghét.
Gặp người quân tử còn dễ sống chứ bị tiểu nhân ghi thù thì lại mang họa.
Cùng lúc đó, Trần Tí đã có mặt ở châu phủ của Phú Yên từ sớm.
Anh vừa tới cổng thành là đã có châu phó Phạm Đình Cứ dẫn dắt quan viên và lính hầu ra đón từ sớm.
- Bệ hạ, thần đã chuẩn bị một trang viên ở khu vực nội thành để làm cung điện tạm thời, nếu muốn, thần có thể dẫn bệ hạ tới ngay ạ.
Trần Tí giơ tay ra hiệu dừng:
- Chuyện đó tính sau.
- Trẫm cần biết cụ thể tình hình bố trí quân sự cùng lương thực dự trữ của châu Phú Yên.
- Sau đó là tình hình kinh tế, xã hội, dân sinh.
Phạm Đình Cứ nghe nói thế liền biết Trần Tí là kiểu vua quan tâm đến chính sự nên bắt đầu đổi kiểu:
- Bẩm bệ hạ, thần đã chuẩn bị sẵn tài liệu từ trước về phần kinh tế, xã hội.
- Còn về quân sự, đó thuộc Tạ Tấn quản.
Mặc dù kinh tế quan trọng nhưng hiển nhiên đang thời c·hiến t·ranh thì phải để ý quốc phòng hơn, Trần Tí nhíu mày hỏi:
- Tạ Tấn ở đâu?
- Bẩm bệ hạ, Tạ đại nhân vẫn chưa tới ạ!
Một viên quan khác đứng ra tâu, bầu không khí bỗng trở nên khác thường.
Viên quan kia chính là người của Phạm Đình Cứ, nghe theo lệnh của ông ta cố ý vạch tội ngầm Tạ Tấn.
Nghĩ thử xem, ngay khi vua tới kiểm tra lại m·ất t·ích không thấy, đây rõ ràng là chuyện rất nghiêm trọng, có thể bị xử nặng.
Nhẹ thì mất chức, nặng thì mất đầu, tùy vào tâm trạng của vua.
Rõ ràng Phạm Đình Cứ muốn trừ khử đối lập, sử dụng mưu hèn kế bẩn.
Bỗng từ bên ngoài cửa có tiếng nói:
- Tạ đại nhân, bệ hạ đang tìm ngài!
- Ta biết rồi, tới ngay đây!
Trần Tí nhìn sang thì thấy một người đàn ông có tướng mạo bình thường, quần áo nhăn nhúm, chưa được chỉnh tề, đôi mắt có quầng thâm chứng tỏ thức đêm không ngủ.
- Thần Tạ Tấn tham kiến bệ hạ!
- Ái khanh đứng lên đi!
- Trẫm muốn biết tình hình chiến sự như thế nào, địch ta ra sao, khanh có thể giảng giải cho trẫm nghe hay không?
Tạ Tấn chắp tay:
- Tâu bệ hạ, tình hình chiến sự tạm thời ổn định, quân giặc từ sau lần t·ấn c·ông đó chưa có đợt x·âm p·hạm nào mới.
- Nhưng lính trinh sát đi tuần nhìn thấy quân địch nhiều lần dò xét quân ta.
- Các trạm tiền tiêu ở khu vực giáp ranh cũng được tăng binh với v·ũ k·hí đầy đủ và số lượng đông đảo, thậm chí có súng thần công.
- Hơn nữa, Hồ tặc còn vận chuyển rất nhiều vật tư, lương thực vào pháo đài Diên Khánh nằm sát bờ sông Phú Lộc.
- Phía ngoài biển cũng có lính canh nhìn thấy t·àu c·hiến giặc Hồ thường xuyên qua lại, số lượng lớn, tàu to có lắp súng thần công.
Súng thần công, tên gọi súng nhưng bản chất là pháo đúc bằng đồng, uy lực rất mạnh trong thời này, là v·ũ k·hí ở mức tối tân.
- Ngược lại quân Dưa Lạc ở hướng tây nhiều lần x·âm p·hạm biên giới, tuy đều b·ị đ·ánh lui nhưng q·uấy n·hiễu dân chúng.
- Thần đã cho huy động quân địa phương xây dựng phòng tuyến ngăn chặn kẻ địch, nhưng vì thời gian gấp rút nên không thực sự vững chắc.
- Đồng thời còn cử người tới động viên dân làng, tăng cường quân số và chuẩn bị thực hiện kế sách vườn không nhà trống bất kỳ lúc nào.
- Cho dù quân giặc có tiến quân vào Phú Yên cũng sẽ rơi vào tình trạng đói khát, thiếu thốn.
- Riêng vùng ven biển, hạ thần đề nghị di dời ngư dân vào khu vực an toàn, chỉ để lại trạm quan sát để theo dõi địch.
Mặc dù thân thể mỏi mệt vì lo lắng nhiều ngày nhưng đụng tới việc quân thì Tạ Tấn vẫn cực kì nhiệt tình, giảng rõ cụ thể.
Đây chính là sự khác biệt giữa người có tài và kẻ a dua nịnh bợ.