2 vạn lính thủy bao gồm: 18.000 lính thủy binh thuần, hai nghìn lính thủy đánh bộ
20 t·àu c·hiến hạng nặng, 150 t·àu c·hiến loại nhỏ cùng 300 thuyền vận lương, hỗ trợ các loại.
*Lương quân: khoảng 10 vạn quân nhưng trên cơ bản là không có sức chiến đấu, chỉ làm dáng qua loa, tệ hơn nông dân cầm v·ũ k·hí]
Trần Tí đã có phần choáng ngợp trước số liệu xa hoa của q·uân đ·ội Hồ Mị Ly.
Chỉ tính riêng quân triều đình đã có tổng cộng 20 vạn, quy mô hơn gấp hàng chục lần so với cấm quân triều Trần.
Toàn bộ quan viên nhà Trần cùng bản thân Trần Tí đã đánh giá thấp sự điên cuồng của Hồ Mị Ly.
- Chuyện gì thế này?
- Vì sao Hồ tặc lại có nhiều q·uân đ·ội đến vậy?
Trợ lý Hồng hiện lên giải thích:
- Dựa theo thông tin mà Mật Viện điều tra được, Hồ Mị Ly thực hiện trưng binh cực kì hà khắc, huy động toàn bộ thanh niên trai tráng để phục vụ cho quân sự.
- Người khỏe mạnh đều kéo đi làm lính.
- Hơi yếu một chút bắt đi đào hào, xây thành, đồn điền, khai mỏ.
- Chế độ lao động, phu phen cực kỳ hà khắc và hiếu chiến.
Tổng dân số của nhà Trần rơi vào khoảng sáu triệu người, nhưng bởi vì chính sách từ xưa của Đức Thánh Trần “khoan thư sức dân, làm rễ gốc lâu bền” nên nhà Trần duy trì q·uân đ·ội thường trực rất ít, chủ yếu vẫn là tập trung sức lao động ở dân gian bằng biện pháp “ngụ binh ư nông”.
Nhưng Hồ Mị Ly thì khác, tổng dân số chỉ bằng hai phần ba, khoảng bốn triệu người nhưng trưng binh vô độ, đạt tổng quân số thường trực gấp hai mươi lần nhà Trần và chiếm từ năm tới mười phần trăm dân số.
Phải biết dân số bao gồm cả người già, trẻ em, phụ nữ nên chế độ kiểu này không khác nào trưng thu toàn bộ trai tráng, vắt kiệt quệ sức dân.
Nếu lấy ví dụ Hồ Mị Ly ở thời hiện đại thì bạn có thể tưởng tượng lão ta đang xây dựng tập đoàn quân mười triệu người cho Việt Nam, còn phát điên phát rồ hơn cả hitler.
- Hồ Mị Ly điên rồi, hắn ta làm như vậy không sợ người dân tạo phản sao?
- Bắt hết thanh niên trai tráng rồi công việc đồng áng, sản xuất kinh tế do ai làm?
Thời cổ đại, thanh niên trai tráng là nguồn lao động chính yếu không thể thiếu.
Máy móc chưa xuất hiện khiến phụ nữ và trung niên không thể làm được những công việc nặng nhọc.
Trợ lý Hồng thở dài nhắc nhở:
- Cậu chủ xem điều tra về tình hình kinh tế, xã hội đi là hiểu.
Trần Tí nghe nói liền lật qua thông tin về kinh tế - xã hội.
Ở đây mới thấy những con số rợn người.
[Tổng dân số do Hồ Mị Ly kiểm soát: 3.800.000 người.
Giảm 200.000 người so với trước vì xây thành, đào hào, n·ạn đ·ói, bệnh dịch, vân vân.
Trong đó có một trăm ngàn người bị g·iết để trấn áp khởi nghĩa nông dân.
Nông nghiệp:
Tổng diện tích đất ruộng, 4 triệu mẫu, trong đó đang sử dụng trồng trọt chưa tới 2 triệu mẫu ruộng, còn lại bỏ hoang vì thiếu thanh niên trai tráng.
(vì Pháp chưa xâm lược nên đơn vị đo vẫn là 1 mẫu = 0,36 ha).
Tổng sản lượng lúa gạo 1 triệu tấn lương thực/ năm, năng suất thấp vì thiếu nhân lực, cày bừa không tốt.
Tổng nhu cầu lương thực tối thiểu, 1,5 triệu tấn lương thực/năm.
Mậu dịch:
Tiền đồng bị cưỡng chế tịch thu để đúc v·ũ k·hí.
Tiền giấy không có giá trị, dễ làm giả, được in vô tội vạ gây lạm phát nghiêm trọng.
Hệ thống giao thương bị kẹt cứng hoàn toàn.]
- Thiếu nửa triệu tấn lương thực, có đùa không, Hồ tặc kiểm soát cả đồng bằng sông cửu long màu mỡ cơ mà?
Trần Tí hốt hoảng la lên.
Đây quả thực như một chuyện cười vì khu vực của Hồ tặc kiểm soát vốn màu mỡ, trù phú bậc nhất đất Việt.
Ở thời hiện đại, riêng khu vực đồng bằng sông cửu long là đủ nuôi cả trăm triệu dân ăn không hết.
Ấy vậy mà Hồ tặc chỉ có bốn triệu dân lại để cho n·ạn đ·ói xảy ra, thiếu lương thực, ruộng đất hoang tàn không người cày bừa, đủ hiểu chính sách bóc lột của Hồ tặc hà khắc đến cỡ nào.
Về tiền tệ thậm chí còn nát hơn, nhiều người hiện đại có thể không hiểu, tưởng rằng đây là chính sách “đi trước thời đại” nhưng Trần Tí sống tại đây nên hiểu rất rõ nó mang ý nghĩa “c·ướp tiền trắng trợn”.
Tiền giấy thời đại này đã có từ trước bởi Mông Cổ, Thiên Long quốc.
Nhưng bởi nó không có hệ thống kiểm soát, chống làm giả, hạn chế in ấn như thời hiện đại, cũng thiếu niềm tin nên các nước khác không thể in lung tung như kiểu Hồ Mị Ly mà chỉ sử dụng số lượng nhỏ đồng thời với tiền đồng, bạc một cách tự nguyện.
Thậm chí đến cận đại, các nước phương tây lúc đầu phát hành tiền giấy vẫn phải dùng chính sách “bản vị vàng” tức là người cầm tiền giấy có thể ra ngân hàng đổi lại vàng hoặc tiền đồng bất kỳ lúc nào nếu muốn.
Sau này khi mọi người đã tin tưởng tiền giấy rồi, người do thái kết hợp với mỹ mới bắt đầu bỏ chế độ “bản vị vàng” sử dụng hệ thống petro - dollar, tự do tin tiền thoải mái.
Nhưng nhà Hồ không có làm việc đó, họ chỉ muốn vơ vét tiền bạc của dân về chế tạo v·ũ k·hí chứ không chịu trách nhiệm cho giá trị tiền giấy.
Đây chỉ là trò l·ừa đ·ảo, c·ướp giật chứ không phải phát minh hay tiến bộ gì cả.
Ngay cả chính sách hạn điền (giảm bớt ruộng đất của địa chủ, hào cường) hạn nô (giảm bớt gia nô của quý tộc) cũng kiểu dở dở ương nương, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
Trần Tí xem xong chỉ có thể cảm thán:
- Hồ Mị Ly đúng là chỉ biết mưu hèn kế bẩn của tiểu nhân, không hề nắm rõ đạo trị quốc an bang.
- Vốn dĩ nhìn thấy lực lượng q·uân đ·ội Hồ tặc hùng mạnh như thế còn có một chút sợ hãi.
- Nhưng khi biết rõ đối phương chỉ là một kẻ vô năng, tàn bạo đã mất dân tâm thì chẳng có gì đáng ngại.
Trần Tí tuy là người xuất thân hiện đại nhưng cũng đã sống ở thời đại này cả chục năm, biết rõ việc Hồ Mị Ly đang làm vớ vẩn thế nào.
Vậy nên anh có thể tự tin chiến thắng dù quân lực đối phương lớn hơn mình hàng chục lần.
Mặc dù tiểu thuyết cũng không dám chém gió như thế nhưng thực tế c·hiến t·ranh phụ thuộc rất nhiều vào lòng dân.
Tất nhiên, tự tin chứ không tự đại, Trần tí vẫn biết đối phương mạnh ở chỗ nào để tránh đụng độ.
Anh quay sang nói với chị Đào:
- Tại sao Mật Viện lại thu được số liệu chi tiết về Hồ tặc như thế này nhỉ?
- Thậm chí một số chỗ còn rõ ràng hơn nhà Trần.
Đây là một điều khác khiến Trần Tí có phần lo lắng.
Bởi vì Mật Viện điều tra quá rõ ràng, chi tiết tới mức toàn bộ nhà Hồ đều nắm trong lòng bàn tay nên anh có hơi lo về việc số liệu này là giả do Hồ tặc cố ý tung ra để tung hỏa mù.
- Số liệu không giống làm giả, chi tiết cụ thể, đối chiếu đơn giản, quy mô khổng lồ.
- Rất khó để bịa ra sổ sách chi tiết giống thật như vậy.
- Hơn nữa, trong tài liệu cũng có nhắc đến rất nhiều quý tộc, lý trưởng, cường hào muốn quy thuận nhà Trần nên cung cấp tình báo.
- Lòng dân không theo Hồ Mị Ly, hệ thống tình báo của Mật Viện rất dễ dàng để khai thác thông tin của Hồ tặc, thậm chí có ghi chép lại một danh sách những người đang làm quan cho Hồ tặc nhưng hỗ trợ quân ta.
Trần Tí nghe tới đây liền hiểu được nguyên nhân gốc rễ và cảm nhận rõ hơn khi một kẻ thống trị mà mất đi dân tâm sẽ phải đối mặt với điều gì.
Hồ Mị Ly quá vội vàng, chưa nắm quyền lực tuyệt đối đã muốn ra tay dọn dẹp địa chủ, hào cường, một sai lầm sẽ phải trả giá bằng máu và nước mắt.
Trần Tí cũng sẽ tới lúc quay lại áp chế địa chủ, quý tộc nhưng đó là khi đã đủ lông đủ cánh chứ không thể vội vàng hấp tấp như Hồ Mị Ly.
Tối hôm đó, Trần Tí thức trắng đêm để nghiên cứu.
Ánh trăng treo cao sáng rực rỡ như báo hiệu cho tương lai tốt đẹp đang chờ đón người dân nơi đây.