Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 178: Tăng cường quốc phòng.



Chương 178: Tăng cường quốc phòng.

Sau thời gian dài c·hiến t·ranh, ruộng đất trên khắp Đại Việt bị bỏ hoang nghiêm trọng, nhất là khu vực Hồ Mị Ly quản lý, trên 80% đồng ruộng không có thu hoạch.

Dưới tình thế đó, dù là một quốc gia sở hữu vựa lúa khổng lồ tại miền nam, Trần Tí vẫn phải bỏ tiền nhập khẩu lương thực từ Ấn Độ.

Mà Ấn Độ hiện tại đang là thuộc địa độc quyền của đế quốc Anh nên chỉ có thể mua của thương nhân Anh quốc.

Và người Anh thì liên tục nâng giá, đã thế còn đưa ra nhiều yêu cầu quá quắt như đòi mở cửa cho họ bán t·huốc p·hiện nên Trần Tí cực kỳ khó chịu.

Nay thì không cần lệ thuộc vào lương thực từ Ấn Độ nữa, Trần Tí chẳng cần vì người dân Đại Việt mà chịu nhục trước đế quốc Anh, tự tin nói “không” với các yêu cầu bất bình đẳng.

Lúc này, bộ trưởng Binh Bộ đứng ra báo cáo:

- Lãnh tụ, gần đây có báo cáo từ hạm đội Hùng Vương rằng thường xuyên thấy tàu thuyền tây dương qua lại bất thường.

- Trong đó chủ yếu là thuyền của Anh, Pháp, Tây Ban Nha với số lượng khá lớn.

Lời này nói ra khiến nhiều quan viên xôn xao.

Cùng với hệ thống điện tín được phát minh và sử dụng, rất nhiều tin tức từ bên ngoài như việc người phương tây liên tục xâm lược các quốc gia lạc hậu, yếu kém hơn không còn là tin bí mật.

- Lãnh tụ, người tây dương không phải là hạng người lương thiện, tuy hiện đang giao thương bình thường nhưng phải đề phòng.

Quan viên vội vàng bẩm tấu, Trần Tí gật đầu:

- Đúng vậy, trong thời bình phải nghĩ đến thời chiến, giao cho Binh Bộ tích cực quan sát, đồng thời tăng cường bố phòng ở khu vực ven biển, đặc biệt là Sài gòn, Đà Nẵng.

- Năm nay phê duyệt gia tăng hạn mức quốc phòng thêm hai mươi phần trăm, đồng thời đổi mới loại súng trường liên thanh vừa mới phát minh ra.



- Hoàn thiện chế độ nghĩa vụ quân sự và áp dụng trên phạm vi toàn quốc, gia tăng tiềm lực c·hiến t·ranh đột phát.

- Lập kế hoạch hạ thủy mười chiến hạm mới trong năm nay, tiếp tục nghiên cứu theo hướng chiến hạm bọc thép.

- Tiếp tục dầu tư nghiên cứu xe tăng, xe bọc thép trên cơ sở động cơ chạy bằng xăng dầu.

Khác với trong các bộ tiểu thuyết làm tuần tự theo lịch sử, Trần Tí tiến hành đồng bộ nghiên cứu nhiều nội dung mà đã biết chắc sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tương lai.

Ví dụ như về động cơ, thay vì tập trung chế tạo động cơ hơi nước trước, Trần Tí đồng loạt cho cấp dưới nghiên cứu động cơ hơi nước, động cơ chạy bằng xăng dầu, động cơ chạy bằng điện.

Nhắc đến động cơ xăng dầu, bộ trưởng Công Bộ tiếp tục báo cáo:

- Ngành công nghiệp của Đại Việt đang vững bước phát triển.

- Các xưởng dệt đã đầu tư áp dụng động cơ chạy bằng sức nước, một số nơi thí điểm máy dệt bằng động cơ điện.

- Sản lượng gang thép vững bước tăng trưởng tới mức ba trăm ngàn tấn vào năm nay, đủ sức cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ở thời điểm này, sản lượng thép trên thế giới cực kỳ hạn chế, hai trăm ngàn tấn là một con số khổng lồ so với những quốc gia lạc hậu khác, không hề kém cạnh cường quốc châu âu đương thời.

Đây cũng là vì Trần Tí đi theo chủ nghĩa xã hội, xây dựng kế hoạch hợp lý chứ không mù quáng đẩy cao sản lượng thép để c·ướp b·óc nước khác nên sản lượng mới dừng lại ở đây, nếu muốn, Đại Việt thậm chí còn có sản lượng cao hơn nữa.

- Dựa trên sản lượng thép dồi dào, chúng ta đã tổ chức xây dựng các tuyến đường sắt huyết mạch nối liền các địa điểm trọng yếu trên đất nước, hướng tới hoàn thành đường sắt nối liền bắc nam trong năm năm tới.

- Đường phố ở Sài Gòn và Định Long cũng được trải đều bằng bê tông, mô hình này đang tiếp tục được mở rộng.

Trong giai đoạn đầu, việc phát triển hệ thống đường bê tông đơn giản và phù hợp hơn nhiều.



Đường nhựa yêu cầu nhiều kỹ thuật phức tạp, lại cần tài nguyên từ chế biến dầu thô, thứ mà ở Đại Việt chủ yếu phân bố ngoài biển.

Tổng hợp lại, kinh tế - xã hội của Đại Việt đang vững bước phát triển đi lên, Trần Tí bắt đầu chỉ đạo lập kế hoạch năm năm tiếp theo rồi tan họp.

Chờ mọi người đi hết, một số tướng lĩnh quan trọng và Mật Viện bí mật tập trung trong cung điện.

- Thế nào, tình hình tại Dưa Lạc, Đại Nam ra sao?

Nghe lời Trần Tí hỏi, tướng lĩnh Hoàng Trung Hải đứng ra thưa chuyện đầu tiên:

- Lãnh tụ, Dưa Lạc đang rơi vào ách nô lệ mà quân Xiêm mở đường cho Pháp vào xâm lược.

- Khô Máu Đỏ chống cự không lại, quyết đoán đầu hàng Pháp, bắt tay nhau nô dịch dân Dưa Lạc.

- Vua của Dưa Lạc là Kharus tìm đường bỏ chạy sang Đại Việt, hiện đang được bố trí tại một khu vực bí mật ở Quy Nhơn.

- Người dân Dưa Lạc bị t·hảm s·át, hốt hoảng bỏ chạy sang khu vực do Tây Việt kiểm soát.

Sau khi Khô Máu Đỏ đuổi được người Việt về nước, chúng ngay lập tức trở mặt thực thi chế độ độc tài quân sự và giam lỏng Kharus.

Tất nhiên Kharus không chịu bó tay, lén lút cấu kết Xiêm và Pháp cầu cứu, những mong lại có một thằng ngu giống Đại Việt tới giúp mình.

Nhưng lần này trò khôn vặt của Kharus đã thành khôn lỏ khi mà Pháp bắt tay cùng Khô Máu Đỏ lật đổ gã ta, thành lập chính quyền tay sai đàn áp và hút máu.

Xiêm thì nhìn Kharus như một thằng đần, lạnh lùng bán Dưa Lạc đổi lấy sự hài lòng của người Pháp.

Tới lúc này, Kharus mới chợt nhận ra người việt thân thiện và yêu chuộng hòa bình như thế nào, vội vã chạy sang cầu cứu nhưng không ai tiếp.



Dù sao các tướng lĩnh Đại Việt đều nhớ rõ vẻ mặt vô ơn, cao ngạo của đối phương khi tìm cách xua đuổi người Việt.

Trần Tí nghe vậy mỉm cười, không phải cười trên đau khổ của người khác mà anh biết Dưa Lạc đang tính toán điều gì.

Đơn giản là họ muốn mượn tay Đại Việt đánh bại người Pháp, sau đó nhảy ra hô hào, “anh hùng Pháp giải phóng nhân dân Dưa Lạc khỏi tay Đại Việt xâm lược” chứ chẳng có gì mới mẻ.

Bình cũ rượu mới, người Dưa Lạc vẫn cứ nghĩ đơn thuần là người Việt rất ngốc, dễ dàng lợi dụng như xưa.

- Trước kia, chúng ta vì không chịu nổi t·hảm k·ịch nhân gian phát sinh mới động lòng trắc ẩn.

- Nhưng thực tế đã nói rõ ràng, người hiền sẽ b·ị b·ắt nạt, Dưa Lạc sẽ căm thù kẻ cứu mình.

- Mặt khác, Pháp khác với Thiên Long Quốc, chúng không có nhu cầu kìm hãm, chống phá Đại Việt nếu chẳng có lợi.

- Bây giờ thì cứ kệ họ tự lo, gửi v·ũ k·hí hỗ trợ tới cho Tây Việt để ngăn chặn bước tiến của quân Pháp là được.

Đại Việt hiện tại đã hùng mạnh hơn nhiều so với năm năm trước, bất kể chính trị, kinh tế, quốc phòng đều không phải le que vài trăm lính Pháp có thể so sánh được.

Đúng vậy, bạn không nghe nhầm, Pháp dùng “quân đoàn khổng lồ” gồm tám trăm người để đánh bại Dưa Lạc.

Nhìn vậy đủ hiểu q·uân đ·ội Khô Máu Đỏ phế như thế nào.

Trên thực tế, Pháp không phải là một nước đông dân, mẫu quốc cách khu vực Đông Nam Á rất xa, lại còn phải trải đều khắp Châu Phi, Trung Đông nên lực lượng huy động được thực sự không nhiều.

Còn vì sao mà ở thế giới nào đó, quân Pháp dùng vài trăm, vài ngàn lính đánh đánh bại mấy triệu người Việt được thì phải hỏi các vị “hiền vương” mà ai cũng biết là ai đó đã phải gắng quỳ liếm, hỗ trợ cho Pháp kinh khủng tới mức nào.

Trần Tí không quá ngạc nhiên khi Khô Máu Đỏ đầu hàng Pháp, anh đã cho chuyển giao số hỏa khí đã lỗi thời cho lực lượng Tây Việt tiến hành kháng chiến trong khu vực của họ.

Lỗi thời là so với binh sĩ Đại Việt, trên thực chất nó đều là súng hỏa mai nòng trơn, pháo dã chiến cỡ nhỏ mà bao nhiêu người khác ao ước.

Ngay cả quân Pháp và Anh ở châu á xa xôi hầu hết cũng chỉ s·ử d·ụng s·úng hỏa mai nòng trơn.

Như vậy đủ hiểu lực lượng Tây Việt được viện trợ nhiều thế nào.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.