Quả nhiên, khi thấy phía Tây Việt sở hữu v·ũ k·hí hiện đại chống trả quyết liệt, người Pháp liền dừng bước và chấp nhận hòa đàm, cắt nhường một phần lãnh thổ cho những người Dưa Lạc thân Đại Việt.
Đối với người tây dương, lãnh thổ của thuộc địa giống như miếng bánh ga tô, thích thì cắt.
- Vậy còn Đại Nam của Nguyễn Vương.
- Nghe nói là Pháp cũng đánh chiếm Đại Nam vì Nguyễn Vương phản bội, không cắt đất cho Pháp đúng không?
[Ở thế giới này, Đại Nam của Nguyễn Vương thừa hưởng từ vương triều Trường Sơn nằm từ lãnh thổ của Lào, vắt ngang qua Miến Điện tới vịnh Bengal.]
Phần lãnh thổ Nguyễn Vương hứa cắt cho Pháp chính là khu vực có cảng thông ra vịnh Bengal, cực kỳ quan trọng với một đế quốc thực dân như Pháp.
Mặc dù với bản chất đế quốc thì sớm hay muộn, Pháp cũng sẽ tiếp tục xâm lược nhưng nếu Nguyễn Vương tuân thủ hiệp ước thì quá trình này sẽ muộn hơn một chút.
Ấy vậy mà Nguyễn Vương nghe theo lệnh của thái hậu Mãn Thanh, xé bỏ hiệp ước với Pháp nên hiển nhiên là Pháp không đồng ý.
Lúc này, người của Mật Viện bước ra, vẻ mặt khó xử:
- Thưa lãnh tụ, vụ việc lần này thực sự khá kỳ quặc.
- Có gì kỳ quặc?
- Kiểu như Nguyễn Vương cố ý muốn thua ấy.
- Chuyện thế nào, kể nghe xem.
Trần Tí lộ ra vẻ tò mò, không rõ Nguyễn Vương làm trò mèo gì mà bị nghi là cố ý bại trận.
- Bẩm bệ hạ, sau khi lật đổ vương triều Trường Sơn, Nguyễn Vương đã cho hủy hết kho hỏa khí hùng hậu của tiền triều, lấy tiền xây cung điện ăn chơi hưởng lạc, sưu cao thuế nặng.
- Đến khi hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liền đặt mua đao kiếm với giá cực cao để thay thế.
- Khi quân Pháp tràn sang, Nguyễn Vương lại cho binh sĩ dùng v·ũ k·hí lạnh xông ra làm bia ngắm cho giặc tập bắn.
- Nói thật, thuộc hạ không rõ có phải Nguyễn Vương hút cần nhiều quá bị bại não hay không mà tìm mọi cách để diệt quốc vong nô.
- Vậy cũng thôi đi, đến khi quân Pháp bị bệnh, đói, rét, nằm c·hết la liệt, buộc phải rút quân thì Nguyễn Vương vội vàng cho người mang theo thuốc men, lương thực, tiền bạc để cầu xin được cắt đất, quỳ liếm dưới chân người Pháp.
- Chính bản thân người Pháp lúc đó cũng không hiểu được vì sao có người bỏ tiền, bỏ lương thực cho người khác đến đánh c·ướp c·ủa mình.
Tất cả quan viên Đại Việt đều ngớ người.
Câu chuyện mà đặc sứ Mật Viện vừa kể còn khó tin hơn cả ngàn lẻ một đêm.
Nhưng Trần Tí không bất ngờ.
Dù sao theo tài liệu của trợ lý Hồng cũng không thiếu các vị “hiền vương” mà ai cũng biết là ai làm chuyện tương tự.
Những điều Nguyễn Vương làm chỉ là chuyện mà các “hiền vương” ai cũng thích làm.
Hủy bỏ kho hỏa khí chủ yếu là để đem đi cống nạp cho Đại Thanh, còn đặt mua v·ũ k·hí lạnh giá cắt cổ vì đơn đặt hàng này toàn bộ đến từ thương nhân nhà Thanh, tiền lại quay về Đại Thanh tiếp.
Nói dễ hiểu, Nguyễn Vương là một con sâu mọt đục khoét của dân Việt để cống nạp cho Đại Thanh, nhằm suy yếu người Việt và củng cố ách thống trị của Đại Thanh.
Thực tế đôi khi còn khó tin hơn cả tiểu thuyết, dùng hai chữ não tàn cho Nguyễn Vương có khi lại xúc phạm đến các nhân vật phụ trong tiểu thuyết.
- Nguyễn Vương tự mình ra lệnh này sao?
Trần Tí dò hỏi, nếu Nguyễn Vương tự mình ra thánh chỉ này thì ngay ngày mai, Đại Việt sẽ xuất binh chinh phục Đại Nam dễ dàng.
Người dân Đại Nam vốn từ vương triều Trường Sơn mà ra, có nguồn gốc giống người Việt, không bao giờ chấp nhận có một ông vua bán nước, đớn hèn như vậy.
Tất cả mọi chiến lược tuyên truyền xuyên tạc đều vô hiệu.
Đại Việt hiện tại có thể chinh phục Đại Nam trong vòng một tháng, nhưng khó là phải thuận lòng dân và ngăn cản sự can thiệp đến từ Đại Thanh cùng tây dương.
Nhưng hiển nhiên Nguyễn Vương không ngu như thế.
- Lãnh tụ, Nguyễn Vương không ra mặt mà dùng quyền lực và người nhà bức ép Phan Thanh Giảng đầu hàng.
- Gã tuyên truyền ra ngoài là Phan Thanh Giản tự ý cắt đất nhưng trên thực tế là ý của Nguyễn Vương.
- Sau khi xong chuyện, Phan Thanh Giản bị Nguyễn Vương sai người ép uống t·huốc p·hiện giấm thanh để g·iết c·hết, bịt đầu mối.
- Ngay cả việc thanh lý hỏa khí, mua v·ũ k·hí lạnh giá cao cũng kiếm cớ là vì “tiết kiệm chi tiêu, xây cung điện tạo việc làm cho dân nghèo”.
- Nhưng mà lo cho dân nghèo đâu không thấy, chỉ thấy xây cung điện tráng lệ rầm nằm trên xương cốt đồng bào.
Trần Tí nghe vậy chỉ biết thở dài:
- Mọi người chỉ thấy được những công trình xinh đẹp, hoa mỹ mà nào có biết dưới chân nó chôn biết bao nhiêu xác c·hết.
- Tên Nguyễn Vương này cái gì cũng ngu nhưng chỉ có nói láo, xuyên tạc là không ai sánh được.
- Vì giảm chi tiêu nên tự hủy súng đạn, xây dựng rầm rộ cung điện và lăng tẩm?
- Cái này nói ra đủ khiến cho lợn nái cũng phải c·hết cười.
Đây là tình tiết thường thấy trong tiểu thuyết mạng, kiểu kiếm cớ biện hộ cho Nguyễn Vương rằng xây cung điện, ăn chơi đàng điếm cứu giúp dân lành.
Trên thực tế, Nó chỉ đơn thuần là ngụy biện đánh tráo khái niệm, của một số điển cố trong lịch sử.
Thời phong kiến, có rất nhiều tài sản nằm tập trung trong tay quý tộc, triều đình lại yếu đuối, thiếu khả năng khống nên không thể cưỡng chế khiến họ bỏ tiền cứu tế nạn dân.
Một số quan viên dưới tình thế bất đắc dĩ đã phải tìm cách dẫn dụ địa chủ, quý tộc xây dựng trang viên rầm rộ, dùng tiền túi của quý tộc để cứu tế nạn dân.
Hiển nhiên, đây là một kế sách tốt “lấy của người giàu, chia cho người nghèo”.
Nhưng một số tiểu thuyết theo hướng tẩy trắng lịch sử, cố ý đánh tráo khái niệm, xem việc đó tương đương với trò bóc lột của Nguyễn Vương dùng tiền thuế của nhân dân để xây cung điện.
Nên biết, Nguyễn Vương là dùng tiền mồ hôi nước mắt, bán vợ đợ con của nhân dân để ăn chơi hưởng lạc, điển hình của “c·ướp c·ủa người nghèo, chia cho người giàu”.
Đáng tiếc, dân trí thời phong kiến rất thấp, trò hề xuyên tạc và đánh tráo khái niệm của Nguyễn Vương có quá ít người phát hiện.
Hoàng Trung Hải hít sâu một hơi, mạnh dạn đứng ra:
- Thưa lãnh tụ, xin ngài cho tôi một vạn quân, đảm bảo đánh bay Nguyễn Vương trong vòng ba ngày.
Những tướng lĩnh khác cũng nhất trí ủng hộ, đứng ra xin được đánh giặc.
Trong nội bộ Đại Việt, Nguyễn Vương là một con sâu mọt phải bị trừ diệt.
Nhưng Trần Tí lắc đầu:
- Chuyện không đơn giản như thế.
- Nguyễn Vương chỉ là con tốt thí.
- Quan trọng là Đại Thanh ở phương bắc sẽ nhân cơ hội xuyên tạc, nói chúng ta xâm lược, bắt tay với Pháp để chèn ép chúng ta.
Trần Tí đã từng chứng kiến nhiều trò xuyên như bộ phim hài của đất nước tự do nào đó ở hiện đại rồi nên không lạ về cách phản ứng của ngoại bang nếu Đại Việt giải phóng Đại Nam.
Sau năm năm, Đại Thanh đã bình định mọi thế lực phản kháng và bắt đầu mon men dòm ngó Đại Việt.
Đại Việt nằm trong tình thế bị kìm kẹp tứ phía, toàn là cường quốc sừng sỏ trên thế giới bao quanh lăm le bằng đôi mắt sói đói.
Tuy rằng Trần tí không sợ nhưng việc tốn công tốn sức cứu giúp người khác rồi còn bị nói xấu, vu oan giống như đợt Dưa Lạc sẽ gây ra nhiều tổn thất không đáng có.
- Hỗ trợ thêm v·ũ k·hí và đạn được để cho hậu nhân của Trường Sơn tập hợp lực lượng.
- Các quân khu sát khu vực biên giới chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tập kết sẵn vật tư, nhân sự cần thiết.