Trên thực tế, người Việt vẫn luôn có bộ hệ thống chữ viết riêng và nhiều triều đình muốn tìm cách phổ biến chữ Nôm thay thế chữ Hán.
Nhưng mỗi khi người Việt dám phổ biến chữ nôm thì y như rằng sẽ phải chịu t·hảm h·ọa từ phương bắc tràn xuống hoặc có thế lực việt gian nổi dậy giống Nguyễn Vương thề c·hết trung thành bảo vệ chữ hán.
Hiện tại Trần Tí không nhân cơ hội thay đổi thì kiểu gì cũng phải tiếp nhận thêm vài đợt phản Việt liên minh khi Đại Thanh chính thức ổn định.
Lê Thị Hân không rõ nguyên nhân vì sao Trần Tí tốn công làm vậy, tuy rằng cô hiện tại đã tỉnh táo, thông minh hơn nhiều nhưng chưa đủ tầm nhìn tương lai để biết đến sự quan trọng của văn hóa dân tộc.
Cô gật đầu đáp lại, cùng Trần Tí tới hoàng cung bàn bạc.
Sau khi nói chuyện sơ bộ về dàn xếp chỗ ở, Trần Tí dò hỏi:
- Chị dự tính tương lai thế nào?
Lê Thị Hân thở dài, một người phụ nữ vong gia diệt quốc thì biết làm gì đâu?
- Chị mong rằng hai đứa bé sẽ được yên ổn lớn lên.
Lê Thị Hân vươn tay xoa đầu Nguyễn Thị Ngọc Bảo và Nguyễn Quang Đức, những đôi mắt tròn vo, hồn nhiên hiếu kỳ nhìn khắp hoàng cung Đại Việt, hoàn toàn không biết tình cảnh mình gặp phải lúc này.
Sau khi tỉnh ngộ, Lê Thị Hân nhận ra bộ mặt tiểu nhân đê tiện của Nguyễn Vương nên tin chắc một khi b·ị b·ắt lại thì không đứa con nào của cô có thể sống yên ổn.
Nhẹ thì giam lỏng cả đời, nặng ngũ mã phanh thây.
Đừng tưởng rằng Nguyễn Vương sẽ nương tay, nhân từ với trẻ nhỏ, càng là trẻ em, hắn lại càng thích n·gược đ·ãi một cách man rợ.
Còn nói về phục quốc, Lê Thị Hân không dám hi vọng xa vời tới thứ đó.
Trần Tí gật đầu:
- Chị dâu yên tâm, bàn tay của ngoại bang không thể vươn vào lãnh thổ Đại Việt được.
Nói đoạn, anh lại an ủi:
- Trường Sơn giống như quốc gia anh em của Đại Việt vậy.
- Mối thù diệt quốc cũng là mối thù của em.
- Khổ nỗi hiện tại Nguyễn Vương tung tin ly gián, nếu em đưa quân sang thì sẽ xem là xâm lược.
- Dù sao nhân dân Đại Việt và Trường sơn cũng là anh em, không nên hướng họng súng về phía nhau.
Nguyễn Vương có một bè lũ tay sai chuyên đi xuyên tạc sự thật.
Nhiều lần Trần Tí định gửi một ít q·uân đ·ội sang để giúp đỡ Trường Sơn bất chấp trong nước đang khó khăn nhưng dân chúng, quan lại Trường Sơn lại bị Nguyễn Vương tẩy não, nổi lên lòng nghi kỵ.
Mặc dù chưa đến mức căm thù người Việt nhưng họ lại tin tưởng rằng Quang Trung là kẻ độc tài dã man, bắt ép người dân phải đến trường đi học, còn Nguyễn Vương là chúa cứu thế, trao trả cho họ quyền tự do.
Đúng vậy, chính sách giáo dục bắt buộc, giảm thuế của Quang Trung bị xuyên tạc thành độc tài, tàn ác còn việc Nguyễn Vương g·iết hại trẻ em, dân thường thì được ca tụng là ban phát tự do.
Ngay cả thời hiện đại, mạng internet phát triển mà truyền thông còn có thể tùy ý xuyên tạc thì đừng nói tới cổ đại có thể nói dối dễ dàng.
Nếu ở giai đoạn bình thường, Trần Tí cũng không ngại trò xuyên tạc này, trực tiếp đánh sập đem đi cải tạo nhưng Đại Việt hiện tại đang gặp nhiều khó khăn bủa vây do c·hiến t·ranh liên miên, c·ấm v·ận lâu ngày và bận cải cách bộ máy.
Đứng từ ngoài nhìn chỉ thấy những trang sử hào hùng nhưng ẩn sâu bên trong là là biết bao nhiêu n·gười c·hết, n·ạn đ·ói manh nha, kinh tế kiệt quệ.
Bất đắc dĩ, Trần Tí chỉ có thể tạm thời nhịn, chờ khi Nguyễn Vương lộ bộ mặt thật và Đại Việt khôi phục sức mạnh mới chính thức suy tính đến việc tham chiến.
- Sớm hay muộn gì Nguyễn Vương cũng phải lộ bộ mặt thật.
Lê Thị Hân nói với giọng buồn bã, trầm thấp.
Cô không trách vì sao dân chúng ngu ngốc bị Nguyễn Vương lừa gạt, trước kia chính bản thân Lê Thị Hân cũng y như vậy.
Dù sao Nguyễn Vương quá giỏi ngụy biện, xuyên tạc, lưỡi không xương trăm đường lắt léo.
Ngay cả việc đồ sát trẻ em tay không tấc sắt cũng được gã bao biện bằng rải rác mấy chữ: “Đại trượng phu, không được lòng dạ đàn bà”.
Hai người nói chuyện thêm một chút nữa rồi để cho Huyền An Hoàng Hậu bố trí một nơi ở riêng biệt trong hoàng cung.
Riêng Trần Tí lại tiếp tục công cuộc đổi mới dất nước.
Cải cách ruộng đất.
Xóa nạn mù chữ.
Xây dựng nhà xưởng, phát triển toàn diện nền kinh tế.
Đẩy mạnh xây dựng, mở rộng nhà máy
Tuyển thêm Đảng viên với phương châm lựa chọn những người ưu tú góp công xây dựng đất nước.
Quân sự cũng không bị bỏ rơi, lên kế hoạch đổi mới toàn bộ súng trường thành nòng rãnh xoắn, kết hợp với bố trí phòng ngự đường bờ biển.
Chỉ trong năm năm ngắn ngủi, toàn bộ Đại Việt tăng trưởng thần tốc, thay đổi hoàn toàn và có được một diện mạo hoàn toàn mới.
- Lãnh tụ, kế hoạch năm năm thành công tốt đẹp!
- Cải cách ruộng đất đã hoàn thành, toàn bộ đất ruộng được phân chia cho nông dân lao động.
- Lãnh tụ, tổng khảo sát điều tra dân số năm nay đã hoàn tất, dân cư Đại Việt đạt mốc hai mươi lăm triệu người, tỷ suất sinh là 3,5 trẻ em / một người phụ nữ, ổn định tăng lên hàng năm, bổ sung nguồn lao động cần thiết.
- Lãnh tụ, tỷ lệ xóa mù chữ đã đạt tới 70% dân số, vượt mức hoàn thành kế hoạch.
- …
Trần Tí ngồi ở đại điện, bình tĩnh nghe Chính Phủ, các bộ trưởng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội báo cáo về kế hoạch năm năm.
Trong đó, kế hoạch cốt lõi là cải cách ruộng đất đã toàn bộ hoàn thành, quyền sở hữu đất đai về tay nông dân hoặc triều đình, ngăn chặn giai cấp địa chủ hình thành.
Ở miền bắc, quá trình cải cách ruộng đất ít đổ máu hơn miền nam nhiều vì khu vực này bị ảnh hưởng tương đối hạn chế từ Thiên Long Quốc và Trần Tí có thời gian từ từ điều chỉnh.
Tất nhiên, không có gì là hoàn hảo, nhiều địa chủ, quý tộc yêu nước hiền lành bị mất nguồn tài chính, rơi vào cảnh khó khăn.
Đối với việc này, Trần Tí cũng chỉ có thể ưu đãi bằng tiền bồi thường, các chương trình học bổng chứ chẳng thể làm gì hơn.
Dù họ không làm gì sai nhưng sự tồn tại của họ khiến đất nước trì trệ, chậm phát triển, bánh xe thời đại sẽ không dừng lại vì bản thân ai cả.
Bên cạnh đó là dân sinh, giáo dục, Trần Tí tuân theo tư tưởng giáo dục là quốc sách hàng đầu, không tiếc công bỏ tiền xây dựng trường học, giáo dục bắt buộc dù là đời sống còn khó khăn.
Số tiền hai mươi triệu lạng bạc có một nửa là dùng cho giáo dục và nhập khẩu lương thực để cứu đói.
Nghĩ tới đây, Trần Tí bình tĩnh yêu cầu bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn báo cáo:
- Bộ trưởng nông nghiệp, các ông báo cáo tình hình nông nghiệp xem nào, đã đảm bảo ổn định an ninh lương thực chưa?
- Báo cáo lãnh tụ, tuy rằng chỉ mới thành lập hai năm nhưng bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã chi một triệu lạng bạc hỗ trợ nông dân khâi khẩn đất hoang, ruộng bỏ không, áp dụng lúa bốn vụ với sản lượng cao.
- Kể từ năm nay, tổng sản lượng lương thực của nước ta đã đủ để tự cung tự cấp, thậm chí dư ra một phần cho xuất khẩu.
Bộ Nông Nghiệp là do chính phủ đề xuất, Trần Tí phê duyệt thành lập mới vì nhu cầu khôi phục nông nghiệp nhanh chóng, đảm bảo an ninh lương thực sau c·hiến t·ranh.
Trần Tí nở nụ cười hài lòng:
- Thế thì tốt, người Anh càng ngày càng quá quắt, bây giờ không cần phụ thuộc lương thực từ tay họ nữa, càng tốt.