Thời hiện đại, phong kiến và trọng nam khinh nữ đã sớm biến mất khỏi đất Việt từ lâu nên hầu hết người thường đều không quan tâm bản chất của nó như thế nào, từ đâu mà ra.
Những người phụ nữ thời phong kiến không bị ngu, họ sẽ chẳng vô duyên vô cớ tiếp nhận việc bản thân chịu thiệt mà không lời oán trách.
Ví dụ như trường hợp Mai Anh và Tú Xương, bố mẹ ưu tiên dồn tài nguyên đầu tư cho Tú xương hơn là vì làm vậy mang lại hiệu quả cao, giúp bảo vệ cả gia đình, bảo gồm luôn bản thân Mai Anh.
Việc này giống như đầu tư cổ phiếu vậy, người ta sẽ mua cổ phiếu đầu tư tiềm năng chứ chẳng ai dại lại đi theo anh Quyết ở thời điểm này.
Cái gì cũng có lý do của nó chứ không phải do người xưa ngu xuẩn như những người kiêu ngạo, tự cho mình thông minh hơn ông cha hay nghĩ.
Một đứa con gái bình thường về thời cổ đại đòi sống tự do tự tại chỉ có trên phim thôi.
Riêng Trần Tí, vì bản thân sống ở Phong Kiến nên anh có cái nhìn tổng quát về vấn đề này hơn.
Đối với anh, bình đẳng giới chủ yếu nhằm phóng một lượng lớn sức lao động từ phái nữ với điều kiện tiên quyết là khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm phát triển đất nước.
Điều duy nhất Trần Tí quan tâm là biến Đại Việt thành quốc gia hùng mạnh, phát triển chứ không phải chính trị hóa nữ quyền thành nữ quyền độc hại để can thiệp chính trị như một số người nào đó.
- Ví dụ ở nền kinh tế nông nghiệp nguyên thủy, một người phụ nữ làm hết công suất cũng chi bằng 30% hiệu suất làm việc của đàn ông, vậy nên để tối ưu năng suất lao động, mô hình xã hội phụ hệ được phổ biến nhằm tận dụng tối đa năng suất của nam giới.
- Nhưng khi khoa học kỹ thuật phát triển, phụ nữ có thể đạt tới hiệu suất lao động cao gần bằng đàn ông.
- Lúc đó, để phụ nữ được đi làm thì những người đàn ông năng lực kém sẽ lùi lại phụ trách phần hỗ trợ, giảm năng suất lao động xuống còn khoảng 80% bù lại số phụ nữ được đi làm dự kiến tạo thành 50% hiệu suất lao động, gia tăng tổng hiệu suất lao động của xã hội thêm 30% so với xã hội phụ hệ phong kiến.
- Còn riêng chủ nghĩa nữ quyền thượng đẳng do các hội nữ quyền độc hại tạo ra thì không những không giải phóng lao động nữ mà còn cổ súy cho việc kìm hãm nam giới khiến tổng hiệu suất lao động còn thấp hơn xã hội phụ hệ phong kiến.
- Phải tìm cách để đề phòng trước chủ nghĩa nữ quyền độc hại.
[Lưu ý, nữ quyền bình đẳng giới khác với nữ quyền độc hại, không đánh đồng với nhau.]
Trần Tí lấy giấy ra ghi chép lại phương hướng trong tương lai.
Anh chắc chắn phải thực hiện bình đẳng giới để thúc đẩy nâng cao tổng hiệu suất lao động của toàn xã hội nhưng cần phải chú ý phù hợp với từng bước theo tình hình thực tế chứ không phải hô khẩu hiệu làm bừa như Mai Anh.
Ngoài ra cũng cần phải phòng ngừa ngăn chặn chủ nghĩa nữ quyền độc hại muốn loại bỏ đàn ông ra khỏi xã hội để phụ nữ nắm quyền thượng đẳng.
Tất nhiên, những điều đó là kế hoạch tương lai, hiện tại vẫn chỉ cất trong tủ chờ kế hoạch năm năm bước đầu phát triển khoa học, kỹ thuật thành công cái đã.
Việc hô hào suông khi mới tới thời phong kiến như trong tiểu thuyết, phim ảnh hay làm chỉ để giải trí chứ chẳng tác dụng gì cả.
Mà muốn lập ra kế hoạch năm năm phát triển khoa học kỹ thuật cần phải thiết lập lại trật tự và bộ máy chính trị trước.
- Thôi được rồi, chuyện này để sau.
- Hiện tại cứu bố mẹ Mai Anh ra được rồi, dù sao cũng chỉ là lỗi nhẹ, tịch thu tài sản là quá đủ.
- Mai Anh mang theo kiến thức hiện đại, ít nhiều cũng có chỗ sử dụng, cứu trước đã rồi tính sau.
Bố mẹ Mai Anh thực ra phạm lỗi nhẹ, loại mà ai kinh doanh cũng mắc phải, đáng lý không bị phạt nặng như thế.
Nhưng vì gia đình mất đi toàn bộ quan trên che chở nên mới bị người xúm vào đánh hội đồng, tịch thu tài sản.
Đối với Trần tí thì đây chỉ là một câu nói:
- Lý Trung Hiền, tìm lý do thả bố mẹ Mai Anh ra.
- Nói với cô ta, ta có việc cần hỗ trợ, giữ mạng lại đấy, ta sẽ bảo kê.
- Bên ngoài thì cứ bảo ta một nhân vật quyền quý nào đó được rồi.
- Vâng, thưa bệ hạ!
Lý Trung Hiền cúi đầu tuân lệnh, không thắc mắc một chữ nào, đây là nguyên tắc cần thiết của nô tài trung thành.
- Đúng rồi, Trần Mạnh Kiên và Võ Hương Mi thế nào thế nào?
- Đã trở về cu·ng t·hưa bệ hạ!
- Gia tộc họ Võ dựa vào Trần Mạnh Kiên đang ra chuẩn bị ra sức chiếm lấy nhiều vị trí quan trọng trong hệ thống quan văn.
- Nhưng tập đoàn quan văn cũng không phải gà công nghiệp, tuy Trần Ngỗi và bè cánh bị xử lý nhưng vẫn còn nhiều trụ cột khác đứng ra cản trở.
Mặc dù Trần Đức Độ đã thanh trừng sơ bộ nhưng triều đình vẫn cần quan viên làm việc nên vẫn giữ lại nhiều quan văn có ích.
- Ừ, kệ họ đi!
- Bây giờ quan trọng là phải tiến hành đổi mới chính quyền.
- Truyền ý chỉ của trẫm, mời các quan đại thần vào trong triều.
Trần Tí vừa nói vừa cầm ra tài liệu về việc đổi mới bộ máy chính trị.
Đây là việc quan trọng ảnh hưởng đến tương lai Đại Việt, tới mức mà Trần Tí từ bỏ việc can thiệp quân sự vào các nước lân cận để trục lợi.
Binh sĩ Đại Việt sau thời gian dài chiến đấu đã khá mệt mỏi, nhân dân cũng chịu nhiều khó khăn, cần thời gian để hồi phục.
Tiểu thuyết thường bỏ qua tâm lý của binh sĩ, để nhân vật chính bắt họ chiến đấu như những cái máy nhưng thực tế không làm như vậy được.
Theo đó, Đại Việt kể từ bây giờ sẽ chính thức loại bỏ các chức quan tể tướng, thái úy, Nguyên Lão và chuyển thành hai cơ quan là chính phủ và quốc hội.
Trong đó, chính phủ tạm thời thống nhất chế độ Lục Bộ, sau đó tùy vào tình tình mà thành lập hoặc chia tách thêm.
Quốc hội tạm thời kế thừa nhân sự Tam Tỉnh, đại biểu lấy từ nguyên lão, những người có danh vọng cao, quy tắc hoạt động tương tự như quốc hội thời hiện đại.
Thời đại này, dân chúng có trình độ dân trí rất thấp, tổng tuyển cử tự do sẽ chỉ là một nồi cám heo nếu vội vã tổ chức ngay.
Có một điểm khác biệt rất lớn với hiện đại là Trần Tí được mô tả bằng “lãnh tụ tối cao” suốt đời.
Người thời đại này sẽ chỉ nghĩ đơn thuần hoàng đế muốn xưng hô như vậy, về bản chất không thay đổi nhưng chỉ Trần Tí biết mình là hoàng đế đúng nghĩa cuối cùng của Đại Việt.
Đây là một bước ngầm Trần Tí đặt ra để tiến hành hủy bỏ phong kiến chuyên chế, sử dụng quyền lực tối thượng của hoàng đế để thúc đẩy cải cách.
Sau đó, khi Trần Tí về hưu thì hoàng thất thành biểu tượng quốc gia hay từ bỏ địa vị làm người bình thường đều là chuyện riêng của họ.
Trần tí sẽ không can thiệp nhưng chắc chắc quyền lực phải trả về cho nhân dân.
Chẳng qua lúc này vẫn chưa ai nghĩ tới kế hoạch của Trần Tí, thậm chí đến tưởng tượng cũng không dám.
Đế quốc Anh còn được trị vì bởi nữ hoàng.
Nhật Bản vẫn do Mạc Phủ quản lý.
Nước Pháp vừa có viên tướng tên Napoleon lên nắm quyền.
- Bệ hạ, Lục Bộ thần có thể hiểu, ở Thiên Long Quốc cũng có.
Lục bộ gồm có Hộ Bộ, Binh Bộ, Công Bộ, Hình Bộ, Lại Bộ, Lễ Bộ, một cơ chế phân quyền tương đối hoàn chỉnh đã được sử dụng tại Thiên Long Quốc, Mãn Thanh.
Mục đích của cơ thế này là để hạn chế quyền lực của tể tướng, nguyên lão, thái úy.
Trước đó, quyền lực triều đình tập trung vào tay Vương Ân, Trần Ngỗi, Trần Đức Độ nên Đại Việt mới chưa thể thực hiện đổi mới sang lục bộ nhưng hầu hết quan văn đều hiểu lục bộ là gì.
- Quốc hội, thủ tướng, chủ tịch nước là những chức vụ gì.
- Rồi còn Đảng đây đều là những khái niệm mới mà thần không thể hiểu được.
Một nhà đại nho tuổi tứ tuần tên Vũ Kha chắp tay dò hỏi với vẻ mặt khó hiểu, trên trán viết đầy dấu hỏi chấm.