Sau đợt thanh trừng vừa rồi, rất nhiều quan viên cũ bị cách chức, b·ị b·ắt, bị xử trảm.
Trần Tí thông qua Mật Viện lựa chọn một số nhân vật được lòng dân đưa lên thành lập chính phủ lâm thời.
Từ xưa tới nay, chưa bao giờ thiếu người muốn làm quan nên hiển nhiên họ đều hưởng ứng nhiệt tình.
Mặc dù sĩ phu, quan văn lộng quyền nhưng vẫn còn một ít người chuyên tâm tu học nho gia chính thống.
Và Vũ Kha là một trong số đó.
- Vũ đại nhân, chi tiết nội dung thì còn cần thương thảo, bổ sung thêm.
- Chủ yếu xác định phương hướng bộ máy chính quyền theo hướng tam quyền phân lập, Đảng lãnh đạo.
- Trong đó Đảng sẽ do đích thân trẫm làm lãnh tụ tối cao, tụ tập những đảng viên ưu tú nhất trên toàn quốc, phấn đấu vì một Đại Việt hùng mạnh.
- Cụ thể luận cương, luận điểm, đường lối trẫm đã phác thảo sơ bộ, chờ dịp phù hợp sẽ phổ biến.
Việc thành lập một bộ máy chính quyền mới có rất nhiều vấn đề rắc rối cần xử lý, thậm chí chỉnh sửa để phù hợp thời đại.
Ví dụ như đảng, mặc dù Trần Tí ngầm quyết định theo con đường xã hội chủ nghĩa nhưng sẽ không công bố đầy đủ hết ngay vì có nói cũng chẳng ai hiểu.
Hiện tại, đảng chỉ có một khái niệm mơ hồ cần Trần Tí bổ sung hoàn thiện thêm sau.
Hoàng cung trở bên bận rộn, nhộn nhịp, đèn sáng thâu đêm không thấy điểm dừng.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, nhoáng cái trải qua một tháng.
Theo công sức bỏ ra bộ máy trung ương của Đại Việt đã bước đầu thành hình, chính phủ, quốc hội đều vào vị trí.
Triều Đình cũng tụ tập thực hiện cuộc họp đại biểu Quốc Hội lần đầu tiên tại thủ đô Định Long.
Cuộc họp được tổ chức trong tòa nhà quốc hội cải tại từ trang viên của Hộ Quốc Công.
-Lãnh tụ!
- 100% đại biểu đồng ý với các nội dung trong kỳ họp lần này gồm: kế hoạch phát triển năm năm tiếp theo, quyết định thành lập bộ máy Ủy Ban hoàng gia các cấp, quyết đỉnh đổi đơn vị “châu” thành tỉnh, quyết định phục hưng văn hóa truyền thống đất Việt, vân vân.
Trần Tí gật đầu, ngồi ở vị trí tối cao, tiếp nhận báo cáo từ tay của Hà Anh Huy.
Sau đợt thanh trừng, Trần tí tìm một cơ hội đưa Hà Anh Huy vào Lễ Bộ, tiến tới trọng dụng về sau.
- Trẫm, với tư cách lãnh tụ tối cao, phê duyệt chương trình lần này.
Theo lời của Trần Tí, toàn bộ đại biểu quốc hội gồm những bô lão, sĩ phu, quý tộc, hào kiệt khắp nơi đứng dậy vỗ tay chúc mừng:
- Lãnh tụ vạn tuế!
- Đại Việt vạn tuế!
Dựa theo bộ máy ban đầu, Trần Tí là lãnh tụ tối cao, có quyền phê duyệt và phủ quyết cuối cùng đối với những quyết định của quốc hội và chính phủ.
Nắm giữ mọi quyền lực tối cao tương tự như quân chủ chuyên chế.
Thậm chí có thể giải tán quốc hội và chính phủ để tổ chức lại nếu muốn.
Nhìn bề ngoài, nó có vẻ giống với quân chủ lập hiến nhưng bản chất không có một chút liên quan nào cả.
Bởi vì “Lãnh Tụ Tối Cao” của Trần Tí không có tính chất cha truyền con nối giống chế độ quân chủ mà chỉ được sử dụng để tập trung quyền lực tuyệt đối, thực hiện cải cách.
Sau khi cải cách thành công thì “lãnh tụ tối cao” ấy cũng sẽ theo dòng lịch sử.
Bên cạnh đó, “Lãnh Tụ Tối Cao” không bị ràng buộc bởi hiến pháp giống quân chủ lập hiến.
Cộng thêm lực lượng quân sự trung thành thì Trần Tí có đủ sức lực để mạnh tay thực hiện cải cách và chuẩn bị đương đầu với những khó khăn đến từ bên ngoài.
Nhưng tất cả tính toán hầu hết tương lai mới thấy được.
Hiện tại, Trần Tí tiếp tục tổ chức họp chính phủ sau khi các thành viên chính phủ đã được quốc hội bổ nhiệm.
Trong đó, Vũ Xương giữ chức thủ tướng, Trần Lân, một tôn thất nhà Trần lớn tuổi làm chủ tịch nước.
- Chính phủ đã hoàn thiện, bây giờ chính thức phân chia nhiệm vụ như sau:
- Thủ tướng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành bộ máy triều đình từ trung ướng tới địa phương….
- Chủ tịch nước chịu trách nhiệm giá·m s·át các hoạt động của chính phủ, đề nghị bổ nghiệm, bãi miễn thủ tướng lên Quốc Hội,…
- Lễ Bộ: giữ việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, tăng lục, đạo lục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc, vân vân.
- Hộ Bộ: Hộ bộ giữ việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thu phát, bổng lộc, đồ cống nạp, thuế khoá, vân vân.
- Binh Bộ: giữ việc binh nhung, quân sĩ, nghi trượng, khí giới, bảo vệ biên cương, nhà trạm, phố xá, nơi hiểm yếu, việc khẩn cấp, tuyển dụng sĩ quan, vân vân.
- Hình Bộ: giữ việc thực thi luật pháp, phạt án, k·iện t·ụng, vân vân.
- Công Bộ: phụ trách việc xây dựng thành hào, cầu cống đường sá, việc thổ mộc, thợ thuyền, tu sửa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khai khoáng, vân vân.
- Lại Bộ: giữ việc quan tước, phong tước, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, điều phối nhân sự.
Dưới sự chỉ đạo của Trần Tí, cuộc họp chính phủ Đại Việt đầu tiên diễn ra đúng với mục đích ban đầu.
Quan viên cũng dần hiểu được bộ máy mới sơ bộ như thế nào, bản thân giữ vị trí ra sao phải làm gì.
Tất nhiên, để tới mức thực sự hoàn thiện thì cần phải trải qua một thời gian dài hoạt động nữa.
Cũng may là Đại Việt bây giờ hoàn toàn yên ổn chứ nếu không còn khuya mới có thời gian thực hiện cải cách.
Nhưng những nước láng giềng không may mắn như thế.
Một tháng trôi qua, tình hình xung quanh Đại Việt giống như một nồi lẩu hầm bà lằng lại còn bị vứt vào gói mắm tôm siêu đậm đặc.
Đầu tiên là phương bắc.
Mãn Thanh nhanh chóng chinh phục Triều Tiên, phần lớn Mông Cổ và khu vực phía bắc Thiên Long Quốc cho tới sông Trường Giang trong thời gian ngắn.
Lý Tự Thành, Phương Tịch hợp nhất, xưng đế ở Tứ Xuyên.
Triệu Cấu chạy tới Nam Kinh, sử dụng tàn binh Thiên Long Quốc ráng cấm cự kéo dài hơi tàn.
Không ai còn rửng mỡ quan tâm tới Đại Việt ở phía nam nữa.
Hướng tây, vương triều Trường Sơn nhanh chóng chìm vào trong chiến loạn do quyền thần tranh quyền đoạt lợi, đấu đá lẫn nhau.
Nguyễn Vương nhân cơ hội tuyên truyền tẩy não, hô vang khẩu hiểu phò tá nhà Lê, tiêu diệt Quang Trung độc tài nhưng lén lút chuẩn bị tự mình xưng đế.
Vương triều Trường Sơn đã bắt đầu có dấu hiệu suy sụp, thậm chí là diệt vong.
Ở đất nước Dưa Lạc, sau khi lực lượng Khô Máu Đỏ bị bón hành ngập mồm, cong đít bỏ chạy thì tân vương bắt đầu lặng lẽ bí mật liên hệ với Thiên Long Quốc, Nguyễn Vương.
Không rõ bọn chúng sử dụng chiến thuật tẩy não kinh khủng thế nào mà chính n·ạn n·hân của Khô Máu Đỏ đã quay sang tung hô tội ác d·iệt c·hủng của Khô Máu Đỏ là anh hùng, đòi đánh đuổi Đại Việt.
Liên tục có những cuộc b·iểu t·ình nổ ra ở những thành phố quan trọng của Dưa Lạc nhằm ủng hộ chính sách bài Việt.
Quốc vương Kharus “ra sức ngăn cản” bằng cách phát v·ũ k·hí cho người biểu bình và cấm q·uân đ·ội cản trở b·ạo đ·ộng, trong bóng tối ngầm cổ vũ thêm.
Các cộng đồng Tây Việt và người Việt bị truy bắt, phân biệt đối xử, thanh trừng, phải chạy trốn về khu vực gần biên giới Đại Việt.
Chưa dừng lại ở đó, có kẻ còn móc nối với tàn quân Khô Máu Đỏ để tập kích binh lính Đại Việt, uy h·iếp tính mạnh ân nhân của chính mình.
Triều thần Đại Việt tức giận mắng chửi Dưa Lạc là lũ vô ơn, ăn cháo đá bát, đòi xuất binh bình định Dưa Lạc.
Nhưng Trần Tí phủ quyết và lựa chọn rút toàn bộ q·uân đ·ội Đại Việt về nước.
Bởi vì anh biết rằng đế quốc thực dân phương tây đang bắt đầu xâm lược những nước yếu và Khô Máu Đỏ không phải loại lương thiện gì.
Chắc chắn người dân Dưa Lạc sẽ phải trả giá vì những gì mình làm, còn điều Đại Việt cần là tập trung lực lượng, chuẩn bị đối kháng với chủ nghĩa thực dân sắp tới.
Đế quốc Anh đã bắt đầu bóc lột Ấn Độ, chuẩn bị làm bàn đạp để chinh phục các thuộc địa mới.
Ấn Độ, một đất nước đông dân, giàu tài nguyên và sở hữu bề dày văn hóa cực kỳ sâu sắc.
Nếu như nói các thuộc địa là trân châu được gắn trên vương miện của nữ hoàng Anh thì Ấn Độ là viên ngọc quý giá, quan trọng nhất.
Nhưng viên ngọc này cần thiết được mài dũa bằng súng và đại bác trước khi được đặt lên vương miện.