Bất kỳ một người bình thường nào ở thời hiện đại đều hiểu rằng một khi để bị bao vây bằng súng trong một khu vực trống trải như quảng trường thì đồng nghĩa với “đầu hàng hoặc c·hết”.
Nhưng có vẻ như võ lâm cao thủ và tư binh quý tộc đều không có bao nhiêu kiến thức về c·hiến t·ranh v·ũ k·hí nóng nên phải chờ đến tổn thất một phần tư lực lượng mới đầu hàng.
Tám ngàn người bị nhốt bên trong giờ chỉ còn lại có sáu ngàn bé cừu ngoan ngoãn quỳ gối giơ hai tay run cầm cập.
Đám lính bên ngoài thì càng thảm hơn, bị viện quân cần vương do thái úy Trần Đức Độ dẫn đầu tới đồ sát, đến ngay cả cơ hội đầu hàng cũng chẳng có.
Riêng Hộ Quốc Công được “ưu tiên” quỳ mọp dưới đất chờ người dẫn đi gặp Trần Tí.
Vừa thấy mặt, Trần Tí đã hạ lệnh:
- Từ từ, lấy rượu rửa bớt máu me trên mặt đi, đừng để hoàng hậu của trẫm kinh hãi.
- Dạ vâng!
Thái giám hầu cận không nói một lời, cầm vò rượu đổ thẳng lên người Hộ Quốc Công, khiến vị quý tộc sống trong nhung lụa này tru tréo thảm thiết như heo bị cắt viết rượu ngấm vào v·ết t·hương.
- Đau!
- Đau!
Thấy Hộ Quốc Công quá ồn, Thạch Sanh giơ kiếm đặt sát cổ.
Ngay lập tức, Hộ Quốc Công ngậm miệng, khuôn mặt vặn vẹo vì đau đơn nhưng không nói một tiếng.
- Hộ Quốc Công Trần Hữu Lượng.
- Triều đình đối xử với ngươi không bạc, ngươi lại âm mưu cấu kết với Thiên Long Quốc, thật khiến trẫm thất vọng.
- Bệ hạ, thần bị vong nhập, thần không biết gì cả, xin hoàng thượng tha mạng!
Trần Hữu Lượng liên tục dập đầu, mong muốn xin tha một mạng, thậm chí đến cả lý do vạn nặng “bị vong nhập” cũng bị dùng đến nhưng Trần tí lắc đầu:
- Ngươi c·hết chắc rồi!
- Vấn đề đáng để nghiên cứu là người nhà của ngươi sống hay c·hết!
- Nếu ngươi khai hết chủ mưu sau màn thì trẫm sẽ nương tay với người nhà của ngươi, chí ít giữ lại hương hỏa.
- Còn ngoan cố cứng đầu…
Đối với thời kỳ phong kiến, việc giữ gìn hương hỏa là cực kỳ quan trọng, còn hơn cả mạng sống.
Hộ Quốc Công cũng không phải kẻ lòng gan dạ sắt gì, nhanh chóng khai nhận.
Hóa ra, lão ta vốn không có ý muốn tạo phản nhưng trong một lần đi dạo thanh lâu, gặp được gián điệp của Thiên Long Quốc giả làm kỹ nữ.
Bản thân Trần Hữu Lượng nhanh chóng bị gián điệp mê hoặc, đem đối phương về nhà, vô tình trở thành một đầu mối cung cấp tình báo chủ yếu cho Thiên Long Quốc.
Vốn dĩ điều này cũng không tới nỗi quá nghiêm trọng, dù sao Hộ Quốc Công cũng chẳng phải tướng lĩnh chủ chốt gì cho cam.
Nhưng chưa dừng lại ở đó, ả ta còn quyến rũ con trai duy nhất của Trần Hữu Lượng là Trần Khắc, tạo thành một bữa buffet máu chó luân lý thường thấy trong tiểu thuyết nữ tần.
Trần Hữu Lượng phát hiện, tức muốn hộc máu nhưng lại không như kẻ đần bị ả gián điệp xoay vòng vòng.
Đoạn thời gian trước, Trần Khắc nghe theo ả gián điệp, đem toàn bộ tài sản phủ Quốc Công đi tích trữ lương thực nhưng bị Trần Tí cầu mưa làm lỗ nặng, suýt phá sản.
Bí quá hóa liều, Trần Khắc lén trộm v·ũ k·hí, vật tư, tình báo của triều đình bán cho Thiên Long Quốc, giặc c·ướp, phạm vào tội c·hết.
Lúc Trần Hữu Lượng biết được thì đã quá muộn, hai cha chon đều bị buộc phải g·iết quan diệt khẩu, bưng bít, che giấu giúp gián điệp, dần dần bị Thiên Long Quốc dẫn dụ vào còn đường tạo phản.
- Bệ hạ, thần tự biết bản thân không có năng lực, chỉ muốn sống yên ổn qua ngày.
- Nhưng thời thế bắt buộc, thần cũng không có cách nào.
Trần Hữu Lượng khóc lóc sụt sùi nhưng không hề nhận được Trần Tí cảm thông chút nào.
Bản thân ông ta khi cầm quyền đã tàn hại biết bao nhiêu trung lương, khiến vô số gia đình cửa nát nhà tan.
Đầu cơ lương thực, buôn bán v·ũ k·hí, b·uôn l·ậu muối, tất cả đều là tội ác ở thế giới này.
Người hiện đại có thể không hiểu nhưng thực tế ở thời phong kiến, muối là vật tư quan trọng cần điều tiết tương tự như xăng dầu, người dân thiếu muối sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật nghiêm trọng, cơ thể không có sức lực.
Đối với dân nghèo, không có sức làm việc đồng nghĩa với bị vứt bỏ, thậm chí là c·hết.
Chỉ riêng b·uôn l·ậu muối đã cho thấy Trần Hữu Lượng gián tiếp hại c·hết hàng ngàn dân nghèo.
Buôn bán v·ũ k·hí cũng vậy.
Dân thường ai mua đao, kiếm làm gì, chỉ có giặc c·ướp, sơn tặc mới cần v·ũ k·hí để c·ướp b·óc, g·iết chóc dân thường.
Thời phong kiến, ngay cả con dao cũng bị triều đình kiểm soát nghiêm khắc, nếu không có Trần Hữu Lượng hỗ trợ thì giặc c·ướp đã không thể chế tạo vô số oan hồi trên những con đường hoang vắng.
Có thể nói, bàn tay của Hộ Quốc Công dính đầy máu tươi của người dân vô tội, chỉ là không phải trực tiếp đâm mà thôi.
Trần Tí lắc đầu, đối tượng này cho dù có không làm phản thì sau đó cũng sẽ bị làm sạch trong đợt thanh trừng mới.
- Truyền lệnh của trẫm!
- Hộ quốc công âm mưu tạo phản, theo lẽ tru di toàn tộc.
- Niệm tình tổ tiên có công với tổ quốc, chỉ tru diệt đầu đảng, người trưởng thành.
- Trẻ em nam và nữ tập trung giam giữ tại Tế Thế Sơn Trang.
- Binh lính, người dân bị mê hoặc phạt ba năm lao dịch.
- Riêng những kẻ mở miệng chửi bớt hoàng hậu thì cắt lưỡi, lăng trì.
- Đồng thời giao cho Thạch Sanh quyền khâm sai, tập trung truy tra chủ mưu, đồng đảng tham gia vào tạo phản.
Vốn dĩ Trần Tí không muốn g·iết đám phản tặc làm gì nhưng ai nhủ chúng dám nói lời ô uế với hoàng hậu, phạm phải tội lỗi không thể tha thứ trong mắt anh.
Sau đó, nghĩ tới Trần Đức Độ, Trần Tí đắn đo một chút rồi ra lệnh:
- Truyền ý chỉ, thái úy Trần Đức Độ hộ giá có công, nhưng tình thế cấp bách, tập trung phối hợp với Thạch Sanh xử lý ngay trong đêm.
- Chờ mọi việc bình ổn sẽ luận công ban thưởng.
Trần Tí biết lý do Trần Đức Độ dẫn quân vào thành.
Không phải vì trung thành với Trần Tí mà bởi phát hiện kế hoạch của Vương Ân cùng Trần Ngỗi thất bại.
Nếu Hộ Quốc Công Trần Hữu Lượng thành công bắt được Trần Tí thì Trần Đức Độ sẽ giả vờ như không biết gì cả, chấp nhận phân chia lại quyền lợi, tuy hơi thiệt thòi nhưng không có nguy hiểm đến bản thân và nhà Trần.
Nhưng vì Trần Hữu Lượng đã b·ị b·ắt bài, Trần Đức Độ liền quyết đoán trợ giúp Trần Tí dẹp gọn phản loạn, vừa bảo vệ ổn định Đại Việt, vừa tỏ lòng trung thành với vua.
Hiển nhiên, Trần Đức Độ chỉ trung thành với vương triều nhà Trần.
Trần Tí cũng không cần Trần Đức Độ trung thành với mình, anh chỉ cần ông ta giúp ổn định lại Định Long và Đại Việt.
Thạch Sanh dù sao cũng xuất thân bình dân, không hiểu về chính trị để cân đối nhưng Trần Đức Độ thì khác, ông ta sẽ biết cần g·iết những ai để Định Long ổn định.
Thạch Sanh không nghĩ quá nhiều, cúi đầu vâng lời, tiếp nhận thánh chỉ và một tờ danh sách được soạn trước và dẫn quân lính đi ra ngoài.
Phản tặc cũng bị áp giải vào ngục, Định Long dần trở lại yên bình… mới là lạ!
Trên thực tế, lúc phản loạn bị trấn áp thì Định Long mới chính thức khởi động cuộc thanh trừng đẫm máu..
Trần Đức Độ dùng hai tay tiếp nhận thánh chỉ, khi nhìn thấy hoàng đế muốn bản thân làm phó hỗ trợ cho Thạch Sanh thì liền biết thánh ý là muốn nhân cơ hội giải quyết bớt những hòn đá ngáng đường, bất kể có chứng cứ hay không.
Nhưng cho dù có chuẩn bị tinh thần trước thì ông vẫn không thể tưởng tượng nổi Vương Ân và Trần Ngỗi đồng loạt có mặt trong danh sách bắt giam.
Xét nhà, diệt tộc bắt đầu từ hai quyền thần lớn nhất triều đình, đây không còn là chuyện đơn giản như quét dọn mà giống như dùng máy xúc phá biệt thự vậy.
- Trần tướng quân, ngài thật sự muốn làm như vậy sao?
Trần Đức Độ nhỏ giọng hỏi thăm, bởi vì Thạch Sanh đã đổi tên sang họ Trần nên Trần Đức Độ xưng hô là “Trần tướng quân”.
- Thái úy!
- Đây là danh sách đối tượng mà bệ hạ yêu cầu điều tra!
Thạch Sanh đơn giản nói rõ lý do, Trần Đức Độ liền hiểu đây là ý đồ của Trần Tí, không dám nói thêm.