Lời nói của Trần Hưng Bang khiến tất cả mọi người giật mình kinh ngạc, bởi lẽ hiển nhiên trong mắt họ thì điều tới Sài Gòn chẳng khác nào “lưu đày”.
Ngay cả Thái Úy Trần Đức Độ đang ngủ mê cũng choàng tỉnh mở mắt.
- Tốt!
- Trần Hưng Bang, Trần Chân nghe lệnh!
- Trần Chân được phong chức đặc thù tư lệnh quân lực Nam Bộ, thống nhất tiết chế cả bộ binh, thủy binh của Sài Gòn và vệ tinh lân cận, nhằm bảo đảm chiến lược lâu dài, phát triển đất nước.
- Trần Hưng Bang làm thống lĩnh q·uân đ·ội Sài Gòn, phụ trách an ninh của trung tâm mậu dịch.
- Đây chính là địa điểm trọng yếu trong chiến lược quốc gia, trẫm đặt rất nhiều niềm tin vào các khanh.
Trần Tí không hỏi ý Trần Chân, trực tiếp tuyên chỉ.
Nếu hỏi, chưa chắc Trần Chân đã đồng ý đi, mặc dù sau đó vẫn có thể cưỡng ép ra lệnh nhưng rõ ràng là gây ảnh hưởng đến tâm lý.
Như hiện tại, Trần Tí trực tiếp ra lệnh thông qua Trần Hưng Bang thì mọi người sẽ chỉ tập trung chất vấn Trần Hưng Bang hoặc cho rằng đây là nước đi nào đó của Trần Đức Độ.
Không ai ngờ được con trai ruột của Trần Đức Độ lại tự ý cãi lời cha mình vì tình yêu.
Chưa dừng lại ở đó, Trần tí tiếp tục hạ lệnh:
- Phong Trần Mạnh Kiên làm điện tiền chỉ huy sứ cấm vệ quân, thay thế vị trí ủa Trần chân, đồng thời ban hôn cho Mạnh Kiên và Võ Hương Mi, ban tước Liệt Hầu.
- Trần Mạnh Kiên lập tức dẫn hai ngàn cấm vệ quân và bốn vạn Thần Vệ Quân đi tiếp viện thành Bắc Ninh, ngày trở về sẽ được thành hôn.
- Hà Anh Huy tuổi còn nhỏ, được đưa vào Quốc Tử Giám học tập.
- ….
Trần Tí nhân cơ hội thực hiện luôn kế hoạch phân hóa quý tộc.
Trước đó, anh đã ngầm thu phục Hà Anh Huy, nhân cơ hội nhét vào học trong Quốc Tử Giám để tương lai có cớ vào triều làm quan.
Trần Mạnh Kiên như dự đoán, bị Trịnh Uyên hút hồn nhưng Hà Anh Huy theo lệnh Trần Tí bí mật bơm vào chia rẽ họ.
Nguyên nhân vì Trịnh Uyên là “con nuôi” được bồi dưỡng bởi châu quan địa phương nhằm mục đích kiếm chỗ dựa trong triều.
Một khi để quan lại tạo thành liên kết trong ngoài triều thì sẽ cực kỳ phức tạp nên Trần tí không cho phép.
Hơn nữa, Trần Mạnh Kiên rúc vào trong hang nhện của Trịnh Uyên kiểu gì cũng sống trong ngục tù gian khổ nên có thể xem Trần Tí vừa cứu mạng của một nam đồng bào, công đức vô lượng.
Cuối cùng, Trần Mạnh Kiên, gia thế quyền quý nhà võ được ghép đôi với Võ Hương Mi, gia thế tầm trung thuộc phía quan văn, phá vỡ mạch độc quyền của quý tộc trong một lĩnh vực.
Bất kể nhà gia đình Trần Mạnh Kiên tác động vào phía quan văn hay gia đình Võ Hương Mi bò theo nghiệp võ đều sẽ khiến cho thế cân bằng giữa các quý tộc b·ị đ·ánh vỡ.
Tư xưa văn võ vốn không ưa nhau, mỗi người tạo thành một nhóm lợi ích riêng, nay lại v·a c·hạm vào nhau, kiểu gì cũng tóe ra lửa.
“Hồ Mị Ly quả là cao thủ chính trị!”
“Cứ áp dụng chiêu này sẽ dần phá vỡ thế liên hợp độc tài của các nhóm quý tộc.”
Trần Tí lại nhớ về Hồ Mị Ly, tuy rằng ông ta làm nhiều điều sai trái nhưng quả thật trình độ chính trị là không cần bàn cãi.
Vấn đề khiến anh e ngại nhất là sự phản công của quý tộc, quyền quý dễ dàng bị tan rã trong thầm lặng chỉ với một mưu kế nho nhỏ.
Nhưng Trần Tí cũng biết mưu kế này không che giấu được ánh mắt của những kẻ đứng đầu.
Thái úy Trần Đức Độ liếc nhìn sang Trần Mạnh Kiên.
Tuy không phải con trai ông ta nhưng cũng là tôn thất dòng chính nhà Trần nên tạm chấp nhận được.
Trần Đức Độ nhắm mắt lại, tiếp tục đi ngủ.
Vương Ân và Trần Ngỗi nhìn nhau, đều thấy được sự lo lắng trong đáy mắt nhưng lại không thể can thiệp được.
Dù sao đây cũng là việc riêng của gia đình Trần Mạnh Kiên và gia tộc họ Võ.
Cha mẹ Trần Mạnh Kiên chắc chắn là sẽ tiếp nhận hôn lễ này vì tước vị Liệt Hầu cao quý cùng chức điện tiền chỉ huy sứ Cấm Vệ Quân.
Bỗng, một người thuộc hàng quan văn đứng ra:
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ bây giờ đã trưởng thành, lại lâu chưa có hoàng tử, thần đề nghị tổ chức tuyển phi.
- Hơn nữa bệ hạ cưới hoàng hậu lâu như vậy, đến nay vẫn chưa động tĩnh gì!
- Đại Việt ta từ xưa đến nay lấy hiếu làm đầu, hậu đại làm trọng, thần mong rằng bệ hạ xuy xét lại vị trí hoàng hậu.
Toàn bộ triều hội lặng ngắt không một tiếng động sau bản tấu này.
Rất rõ ràng, bản tấu đụng chạm vào nội dung tương đối cấm kỵ.
Trần Tí híp mắt lại, nhìn thật kỹ đối phương.
Anh biết chắc chắn rằng đây cũng chỉ là một cái loa khác thôi.
Còn việc cái loa này thuộc về phe quan văn hay quý tộc còn cần xem xét lại sau.
Nhưng bất kể là cái loa của ai, dám đụng tới “vợ yêu” thì chắc chắn Trần Tí không để yên.
- Ngươi nói gì?
Trần Tí hỏi lại, ánh mắt sắc bén, giọng nói lạnh lùng khiến nhiệt độ trong cung điện giảm xuống đến mức âm.
- Bẩm bệ hạ, thần chỉ một lòng vì nước vì dân, mong bệ hạ tha tội.
Đối phương cũng không ngu tới mức tiếp tục kiếm chuyện với một ông vua đang tức giận, quỳ xuống xin tha.
Nếu là ngày thường, Trần Tí cũng không muốn truy cứu thêm làm gì nhưng hiện tại Trần Tí có ý nghĩ khác.
Nguyên nhân nằm ở việc thái độ khác thường của Trần Ngỗi, Vương Ân.
Làm thế quái nào tập đoàn quan văn và quý tộc lại bình chân như vại khi nghe tin thành Bắc Ninh bị vây đánh, lại còn có thời gian đâm thọc Huyền An hoàng hậu.
Mặc dù họ không đại diện cho quan võ nhưng giặc tới nhà đàn bà cũng đánh, làm gì có chuyện thoải mái như thế.
Chỉ có một đáp án duy nhất là trong tiềm thức, đối phương không hề lo lắng cho an nguy của thành Bắc Ninh.
Chúng không hề biết rằng Trần Tí đã thông qua mật viện, khống chế chặn mọi tin tức thông thường từ thành Bắc Ninh về và chỉ có nội gián Thiên Long Quốc mới nằm ngoài hệ thống.
Ngoài ra, việc để Trần Mạnh Kiên thống lĩnh tới bốn vạn Thần Vệ Quân lại không ai phản đối.
Đây là chuyện cực kỳ bất thường.
Trần Đức Độ vì ưu ái tôn thất nhà Trần là chuyện dễ hiểu nhưng Vương Ân cùng Trần Ngỗi im lặng lại cực kỳ vô lý.
Nên biết Trần Mạnh Kiên là một viên tướng trẻ, lông còn chưa mọc đủ, cầm bốn vạn đại quân trên tay là một chuyện cực kỳ khó chấp nhận đối với tập đoàn quan văn, quý tộc.
“Vậy nên, chỉ có một lý do là đối phương đã biết bốn vạn đại quân bị điều đi từ trước, Trần Mạnh Kiên không hề nắm trong tay nhiều lính đến vậy.”
Ánh mắt Trần Tí lộ ra vẻ sát khí, giả ngây giả dại bao lâu cuối cùng cũng phát hiện dấu vết để lại, anh cố ý nổi giận đập bàn.
- Hỗn láo!
- Ngươi là ai mà dám ra lệnh cho ta!
- Ta là chân mệnh thiên tử!
- Quân bay đâu, lôi ra ngoài đánh ba mươi trượng!
Bách quan thấy thế vội vàng quỳ xuống:
- Bệ hạ bớt giận!
- Ngậm miệng!
- Ai xin tha thì bước ra chịu đòn chung!
- Bãi triều!
Trần tí hất tay, không thèm để ý đến những người khác, bỏ đi về sâu bên trong nội cung.
Bên ngoài cung điện, vang lên tiếng kêu rên thảm thiết của viên quan lúc trước.
Trượng hình thời phong kiến không phải chuyện đùa, đánh xong một trận không khác bị t·ai n·ạn giao thông nghiêm trọng bao nhiêu.
Đấy còn chưa kể đến cảm giác nhục nhã nữa nên có thể hiểu việc xử phạt này nặng đến thế nào.
- Bệ hạ chỉ vì một câu nói mà ra tay nặng đến như vậy!
- Xem ra bệ hạ đã lệch khỏi khuôn mẫu hiền quân mà chuyển sang bạo quân rồi!